Xây dựng quy trình thử nghiệm tương thích vật liệu

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu khả năng tương thích của động cơ nổ thế hệ cũ sử dụng xăng sinh học có tỷ lệ etanol E100 lớn hơn 5% (Trang 61)

CÓ PHA TRÊN 5% ETANOL E

3.1.2.Xây dựng quy trình thử nghiệm tương thích vật liệu

Trên cơ sở các quy trình khuyến cáo của thế giới cũng như các nghiên cứu đã thực

hiện ở Việt Nam, đề tài đã xây dựng quy trình thử nghiệm phù hợp với yêu cầu thực tế như sau:

- Tiến hành ngâm mỗi bộ chi tiết vào một loại nhiên liệu: RON92, E10, E15, E20 trong 2000 giờ, nhiệt độ ngâm duy trì không đổi tại 450C±20C trong khoảng thời gian

thử nghiệm

- Các chi tiết được chọn lọc và cắt, được cho vào trong chai thủy tinh có nắp bằng

nhựa và gioăng làm kín chịu được nhiệt độ và hơi nhiên liệu

- Đối với chi tiết đàn hồi như cao su và nhựa, nhiên liệu ngâm được thay hàng ngày

trong ba ngày đầu, sau đó thay hàng tuần

- Đối với chi tiết bằng kim loại nhiên liệu được thay theo chu kỳ 1 tuần, 3 tuần, 6 tuần

và 12 tuần

Sau khi ngâm sẽ tiếp tục đánh giá tác động của từng loại nhiên liệu đến các chi tiết

ngâm theo phương pháp đối chứng dựa trên các thay đổi về:

#) Ngoại quan (phương pháp 1): Đánh giá sự thay đổi màu sắc, độ bóng bề mặt… của

các chi tiết trước và sau khi ngâm trong nhiên liệu. Sử dụng máy ảnh Canon 8.0 Megapixel để chụp ảnh chi tiết. Ngoài ra, chụp ảnh hiển vi điện tử cũng được áp dụng đốivới các bề mặt bị ảnh hưởng nhiều nhất

#) Khối lượng(phương pháp 2): đánh giá sự thay đổi khối lượng (%tăng, %giảm) bằng

cách cân các chi tiết trước và sau khi ngâm trong nhiên liệu. Khối lượng của các chi

tiết được đo bằng cân điện tử (với độ chính xác 0,1mg) của Viện Hóa học Công nghiệp

Việt Nam

#) Kích thước(phương pháp 3): đánh giá sự thay đổi kích thước (%tăng, giảm) đường

kính, chiều dài…bằng cách dùng thước cặp, panme…đo kích thước của chi tiết trước và sau khi ngâm. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những chi tiết có kết cấu đơn giản như: chi tiết hình trụ, ống…

#) Độ cứng (phương pháp 4): chỉ đánh giá sự thay đổi độ cứng cho các chi tiết làm bằng nhựa, cao su bằng cảm quan

#) Cấu trúc kim loại dựa trên ảnh chụp bằng hiển vi điện tử (phương pháp 5): nhằm

quan sát hình thái bề mặt chi tiết trước và sau khi ngâm trong nhiên liệu RON92 và E10. Một số chi tiết quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nhiên liệu được lựa chọn để tiến hành chụp vi điện tử trên máy vi điện tử Hitachi S-4800. Các chi tiết

này gồm: Ống tạo hỗn hợp, giclơ nhiên liệu, vít xả xăng, vít điều chỉnh không tải, lọc tinh, gioăng làm kín, bộ báo xăng.

Các chi tiết được chọn để chụp hiển vi điện tử được đánh dấu vị trí trước và sau khi chụp trên cùng một vị trí và độ phóng đại được ghi lại theo vị trí của từng mẫu để đánh

giá.

Trong quá trình ngâm, các chi tiết được đo đạc và đánh giá tại các thời điểm như trong

Bảng 21. Bảng tiến trình đo

Lần đo Thời điểm đo Phương pháp đo

Lần 1 0h (trước khi ngâm) Phương pháp (1), (2), (3), (4)

Lần 2 500h (≈ 20 ngày) Phương pháp (1), (2), (3), (4) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lần 3 1000h (≈ 42 ngày) Phương pháp (1), (2), (3), (4)

Lần 4 2000h (≈ 83 ngày) Phương pháp (1), (2), (3), (4), (5)

3.1.3. Đối tượng và thiết bị đánh giá

Nhằm duy trì nhiệt độ ngâm, các chi tiết ngâm trong dung dịch RON92, E10, E15 và E20 được đặt trong thiết bị giữ nhiệt là tủ sấy Binder của Đức (Hình 14).

Hình 14. Tủ sấy Binder

Chai ngâm cần đảm bảo điều kiện đủ kín để tránh dung dịch ngâm bị bay hơi đồng

thời phải đủ bền trong quá trình ngâm. Các chi tiết được ngâm trong chai thủy tinh có độ bền nhiệt cao, dung tích là 1 lít được sản xuất tại Đức chuyên dùng trong thí nghiệm hóa học. Nắp chai được sử dụng loại nhựa bền chịu được dung môi và nhiệt độ

cao trong thí nghiệm. Hình 15 thể hiện chai thủy tinh dùng trong thực nghiệm.

Hình 15. Hình ảnh chai ngâm dùng trong quá trình phân tích

Khối lượng của các chi tiết được đo bằng cân điện tử (với độ chính xác 0,1mg). Hình

ảnh của cân đo khối lượng thể hiện trong Hình 16. Thước cặp dùng để đo kích thước chi tiết được thể hiện trên Hình 17.

Hình 16. Cân điện tử Hình 17. Thước kẹp đo kích thước

Nhằm đảm bảo tính đối chứng của các hình ảnh chụp bằng máy ảnh, một bộ đồ gá chụp ảnh đã được chế tạo (Hình 18). Ngoài ra, hình ảnh về máy vi điện tử Hitachi S- 4800 được trình bày trên Hình 19.

Hình 18. Đồ gá chụp ảnh Hình 19. Hình ảnh thiết bị chụp hiển vi điện tử

Đối tượng ngâm gồm bộ chế hòa khí và hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ xe máy và động cơ ô tô, hệ thống cung cấp nhiên liệu kiểu phun xăng điện tử của động cơ

ô tô. Hình 20 thể hiện hình ảnh bên ngoài của bộ chế hòa khí động cơ xe máy và động cơ ô tô dùng trong nghiên cứu tương thích vật liệu.

Bộ chế hòa khí xe máy Bộ chế hòa khí ô tô

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu khả năng tương thích của động cơ nổ thế hệ cũ sử dụng xăng sinh học có tỷ lệ etanol E100 lớn hơn 5% (Trang 61)