Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu khả năng tương thích của động cơ nổ thế hệ cũ sử dụng xăng sinh học có tỷ lệ etanol E100 lớn hơn 5% (Trang 39)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.3.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống. Kết hợp giữa lý thuyết thông qua tổng hợp các nghiên cứu về sử dụng xăng sinh học trên thế giới, và tập hợp, kế thừa các kết quả trước đây của các đề tài liên quan và tính toán lý thuyết trên các phần mềm mô phỏng hiện đại về động cơ đốt trong với thực nghiệm kiểm chứng và đánh giá. Tăng cường trao đổi và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu để hoàn thiện phương pháp nghiên cứu, cũng như mở rộng hợp tác với các

tổ chức trong nước để thực hiện tốt việc nghiên cứu và triển khai thử nghiệm.

Tính tương thích trong sử dụng xăng sinh học cho động cơ xăng đời cũ được thể hiện thông qua những nghiên cứu quy mô về tác động của xăng sinh học đến vật liệu của hệ thống cung cấp nhiên liệu, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, phát thải, cũng như độ bền và tuổi thọ của động cơ. Giải pháp tương thích hóa động cơ với xăng sinh học ở các tỷ lệ khác nhau cũng được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng xăng sinh học ở Việt

Nam.

Đề tài sử dụng các phương pháp và kỹ thuật sau đây:

+ Phân tích, đánh giá tính chất hóa học của nhiên liệu, thiết kế và hoàn thiện quy trình công nghệ phối trộn xăng sinh học trong đó đề cao đơn pha chế và loại phụ gia cần thiết cho các loại xăng sinh học E10, E15 và E20,

+ Ngâm các chi tiết của hệ thống cung cấp nhiên liệu trong xăng sinh học ở các tỷ lệ khác nhau trong môi trường kín, ổn định nhiệt độ bằng tủ sấy theo tiêu chuẩn của Hội kỹ sư ô tô thế giới SAE J1747 và SAE J1748. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: ngoại

quan, kích thước, trọng lượng, chụp ảnh hiển vi điện tử bề mặt, phân tích nhiên liệu trước và sau ngâm. Kết quả nghiên cứu tương thích vật liệu có ý nghĩa trong việc

khuyến cáo điều chỉnh vật liệu (nếu cần) của một số chi tiết khi động cơ sử dụng xăng sinh học,

+ Mô phỏng bằng phần mềm mô phỏng hiện đại và thử nghiệm đối chứng trên băng thử xe máy và ô tô nhằm đánh giá tác động của xăng sinh học đến đặc tính cháy, tính

kinh tế, kỹ thuật, phát thải, khả năng tăng tốc, khởi động lạnh của động cơ,

+ Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên đường nhằm đánh giá độ bền, tuổi thọ của động cơ khi sử dụng xăng sinh học E10 nhằm đáp ứng việc sử dụng xăng sinh học

E10 một cách đại trà ở Việt Nam. Thời gian chạy bền đối với các động cơ ô tô là

300Các chỉ tiêu đánh giá độ bền, tuổi thọ bao gồm: độ mòn các chi tiết, dầu bôi trơn,

công suất, tiêu thụ nhiên liệu, áp suất nénvà phát thải.

1.3.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối với ô tô:

Đối tượng thử nghiệm đối với ô tô gồm một đội 06 xe, trong đó có 02 xe sử dụng động cơ phun xăng điện tử (đại diện cho đại đa số ô tô hiện có ở Việt Nam hiện nay) và 04

xe có động cơ sử dụng bộ chế hòa khí (đại diện cho nhóm các phương tiện đời cũ, có

độ tuổi lớn và có khả năng chịu tác động lớn từ việc sử dụng etanol). 03 xe sử dụng nhiên liệu xăng RON92 và 03 xe chạy xăng sinh học E10.

Ngoài ra còn có 02 động cơ ô tô dùng chế hòa khí phục vụ cho mục đích thử nghiệm bền trên băng thử. 01 động cơ chạy nhiên liệu xăng RON92, động cơ còn lại dùng xăng sinh học E10.

Đối với xe máy:

Đối tượng thử nghiệm đối với xe máy là 02 xe có động cơ sử dụng bộ chế hòa khí,

trong đó, 01 xe chạy nhiên liệu xăng RON92 và 01 xe sử dụng nhiên liệu E10.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu khả năng tương thích của động cơ nổ thế hệ cũ sử dụng xăng sinh học có tỷ lệ etanol E100 lớn hơn 5% (Trang 39)