Xây dựng và đề xuất tiêu chuẩn cơ sở E10, E15 và E

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu khả năng tương thích của động cơ nổ thế hệ cũ sử dụng xăng sinh học có tỷ lệ etanol E100 lớn hơn 5% (Trang 52)

Chương 2 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH

2.2. Xây dựng và đề xuất tiêu chuẩn cơ sở E10, E15 và E

2.2.1. Đơn pha chế hỗn hợp chất biến tính và phụ gia cho xăng sinh học

Thông thường, để có được etanol nhiên liệu biến tính, etanol E100 được pha trộn với

5% hỗn hợp chất biến tính đa chức năng để đánh dấu mục đích sử dụng làm nhiên liệu.

Chất biến tính được sử dụng là phân đoạn xăng trong phân đoạn chưng cất dầu thô.

Các chất phụ gia được pha trộn với chất biến tính sau đó pha trộn với E100 tạo thành hỗn hợp chất biến tính đa chức năng để phối trộn với xăng thương phẩm. Các phụ gia

sử dụng để phối trộn bao gồm: phụ gia chất chống tách pha, phụ gia chất phân tán, phụ

gia chất chống oxy hóa, phụ gia chất ức chế ăn mòn. Trong nghiên cứu này, các loại phụ gia sau đây được lựa chọn để phối trộn với etanol E100.

- Phụ gia chất chống tách pha N,N-bis (2-hydroxyethyl) octadecane amide, hàm

lượng khoảng 0,1 – 0,2% khối lượng trong hỗn hợp,

- Phụ gia chất phân tán Manich, hàm lượng thích hợp 0,01% khối lượng,

- Phụ gia chống oxy hóa ethoxyquin (ETX), hàm lượng 0,01% khối lượng,

- Phụ gia ức chế ăn mòn gồm 2 chất imidazoline (IM) và đồng phụ gia alkenyl

succinimide (AS) với hàm lượng 0,013% khối lượng theo tỷ lệ AS + IM =

80ppm + 50ppm.

Theo kết quả phân tích tính chất của xăng sinh học E10 ứng với các đơn pha chế tổ hợp chất biến tính và phụ gia khác nhau, đơn pha chế tổ hợp chất biến tính và phụ gia

cho xăng sinh học E10 được trình bày trong Bảng 13. Ngoài ra, tỷ lệ thành phần xăng

RON92 là 89,867%, tỷ lệ thành phần etanol E100 là 9,5%.

Bảng 13. Đơn pha chế hỗn hợp chất biến tính và phụ gia cho xăng sinh học E10

Thành phần Hàm lượng (%)

Chất biến tính 0,5

Phụ gia chống tách pha 0,1

Phụ gia chất phân tán 0,01

Phụ gia chất chống oxy hóa 0,01

Phụ gia chất ăn mòn 0,013

Tương tự đối với xăng sinh học E10, nghiên cứu cũng đã đưa ra đơn pha chế hỗn hợp chất biến tính và phụ gia cho xăng sinh học E15 (Bảng 14) và E20 (Bảng 15). Ngoài ra, tỷ lệ thành phần xăng RON92 và thành phần etanol E100 trong xăng sinh học E15 và E20 lần lượt là 84,867%, 14,25% và 79,867%, 19%.

Bảng 14. Đơn pha chế hỗn hợp chất biến tính và phụ gia cho xăng sinh học E15

Thành phần Hàm lượng (%)

Chất biến tính 0,75

Phụ gia chống tách pha 0,15

Phụ gia chất phân tán, chất tẩy rửa 0,01

Phụ gia chất chống oxy hóa 0,01

Phụ gia chất ăn mòn 0,013

Bảng 15. Đơn pha chế hỗn hợp chất biến tínhvà phụ giacho xăng sinh học E20

Thành phần Hàm lượng (%)

Chất biến tính 1

Phụ gia chống tách pha 0,2

Phụ gia chất phân tán, chất tẩy rửa 0,01

Thành phần Hàm lượng (%)

Phụ gia chất ăn mòn 0,013

2.2.2. Tiêu chuẩn cơ sở cho xăng sinh học E10, E15 và E20

Các hỗn hợp E10, E15 và E20 được pha chế theo đơn và qui trình đã được xây dựng ở

trên. Sau khi pha chế, các hỗn hợp này được phân tích các chỉ tiêu chất lượng để làm

cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở. Riêng hỗn hợp E10, do đã có dự thảo tiêu chuẩn

quốc gia, dự kiến sẽ chính thức công bố vào khoảng tháng 11 năm 2011, nên đề tài không cần tiến hành xây dựng tiêu chuẩn cơ sở nữa mà chỉ cần phân tích chất lượng

mẫu để kiểm chứng.

Kết quả phân tích chất lượng của mẫu xăng sinh học E10, so sánh với các chỉ tiêu chất lượng trong Dự thảo TCVN cho E10 và Tiêu chuẩn Thái Lan [21], được trình bày trong Bảng 16.

Bảng 16. Kết quả phân tích của mẫu xăng sinh học E10

STT Chỉ tiêu Kết quả Dự thảo

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu khả năng tương thích của động cơ nổ thế hệ cũ sử dụng xăng sinh học có tỷ lệ etanol E100 lớn hơn 5% (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)