10. Kết cấu luận văn
3.1.1. Trình độ học vấn
Trong xã hội hiện đại, học vấn là chìa khóa của sự phát triển và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vị thế và sự thăng tiến trong xã hội của mỗi cá nhân. Trình độ học vấn cũng được coi là thước đo đánh giá trình độ nhận thức và trình độ văn hóa của mỗi cá nhân.
Phần lớn NTL trong mẫu khảo sát có trình độ học vấn là tốt nghiệp Trung học cơ sở (33,9%), tiếp đến là trung học phổ thông (25,7%), không biết chữ chiếm tỷ lệ khá thấp (6,3%), nhóm có bằng trung cấp, cao đẳng, Đại học và Sau đại học chiếm tổng số là 17,4%, trong đó Đại học là 8,9% và sau đại học là 0,7%, còn lại là trung cấp/ cao đẳng và THCN.
Với việc tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội như: họp tổ dân phố, họp tại UBND, tham gia các lễ hội văn hóa/ đi đình chùa, tham gia lễ mừng thọ/sinh nhật, tham gia các buổi họp họ hàng, đến các điểm vui chơi, giải trí, có thể thấy rằng những người có học vấn càng cao thì càng tích cực tham gia các hoạt động này.
Bảng 3.1: Tương quan giữa học vấn NTL với việc tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội hiện nay (Đơn vị: %)
Các hoạt động cộng đồng
Trình độ học vấn của người trả lời Không
biết chữ Tiểu học THCS THPT
TC/CĐ/ĐH và sau ĐH Họp tổ dân phố 34.3 45.3 54.0 49.9 46.4
Họp tại UBND xã/phường 9.5 7.6 8.6 15.3 18.0 Lễ hội văn hóa/đi đình chùa 7.6 13.7 11.8 9.7 14.9 Lễ mừng thọ/sinh nhật 4.8 6.8 8.1 11.4 22.0 Họp họ hàng 33.3 41.4 43.2 39.0 44.7 Xem phim/ca nhạc 3.8 0 5.4 7.9 14.9
Khác 0 0 0 0.5 1.4
Đối với việc tham gia các tổ chức chính trị - xã hội cũng cho kết quả tương tự. Tỷ lệ NTL có trình độ học vấn từ THCN trở lên cho biết họ có tham gia Đảng cộng sản là 31,9%, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm học vấn khác là dưới 14%.
Bảng 3.2: Tương quan giữa học vấn NTL với việc tham gia các tổ chức chính trị - xã hội chính thức hiện nay (Đơn vị: %)
Các tổ chức chính trị xã hội
Trình độ học vấn của người trả lời Không biết chữ Tiểu học THCS THPT TC/CĐ/ĐH và sau ĐH Đảng Cộng sản 1.0 2.9 6.3 13.5 31.9 Mặt trận TQ 1.0 1.8 2.8 3.5 6.8 Đoàn TN 1.0 3.2 7.9 17.4 26.1 Hội phụ nữ 31.4 27.7 33.9 24.4 26.4 Hội Nông dân 17.1 15.5 27.5 17.4 3.4 Hội Người cao tuổi 9.5 16.5 11.2 6.5 13.2 Hội Cựu chiến binh 1.0 3.6 9.1 9.3 4.7
Khác 1.0 1.8 2.1 4.9 12.9
Nhìn chung, mức độ tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội cũng như tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội chính thức của người trả lời tăng lên theo trình độ học vấn, tuy nhiên vẫn có thể thấy có một sự khác biệt đó là có những tổ chức thì học vấn càng cao sự tham gia càng nhiều (Đảng Cộng sản, Đoàn Thanh niên, Mặt trận tổ quốc), nhưng ngược lại có những tổ chức phần lớn NTL tham gia có trình độ học vấn không cao lắm (Tiểu học, THCS, THPT) như: hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội người cao tuổi. Điều này có thể lý giải do đây là các tổ chức
Hội cựu chiến binh là đoàn thể chính trị - xã hội dành riêng cho các thế hệ Cựu chiến binh, các quân nhân, sĩ quan đã ra quân, phần lớn họ là những người đã từng tham gia các trận đánh lớn nhằm bảo vệ tổ quốc trước sự xâm lược của thực dân, phong kiến, do đó nên rất ít người trong số họ có điều kiện được học tập một cách hoàn chỉnh. Trong tổng số người được hỏi thì chỉ có 7,0% cho biết họ có tham gia Hội cựu chiến binh, đó là một tỷ lệ không cao, trong đó tỷ lệ NTL có tham gia có trình độ học vấn THCS và THPT cao hơn so với các nhóm học vấn khác (xem bảng). Hay như hội nông dân là tổ chức dành riêng cho những người nông dân, nên tỷ lệ người trả lời có trình độ Đại học, sau đại học chiếm tỷ lệ thấp cũng là điều dễ hiểu.
Đối với các tổ chức xã hội tự nguyện, kết quả nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự. Trình độ học vấn càng cao, tính tích cực tham gia các tổ chức này càng cao. Nhìn vào bảng dưới đây có thể thấy rõ ràng là tỷ lệ NTL tham gia vào các tổ chức tự nguyện có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ cao hơn so với những nhóm học vấn khác. Ví dụ, đối với hội đồng hương tỷ lệ NTL có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 27,3%, có thể lý giải là do sự di động xã hội, người trả lời tham gia học tập ở các bậc học này thường học tập tại các thành phố lớn - nơi tập trung các trường trung học, cao đẳng, đại học - nên họ có nhu cầu tập hợp những người có cùng nơi sinh sống với họ trước đó, để cùng chia sẻ những khó khăn cũng như những vui buồn trong cuộc sống hiện tại, do vậy NTL có xu hướng tham gia nhiều vào tổ chức tự nguyện này.
Biểu 3.1: Học vấn với việc tham gia các hội tình nguyện của NTL (Đơn vị: %)
Có thể nhận thấy rằng, học vấn càng cao thì các cá nhân càng có xu hướng tham gia nhiều hơn vào các tổ chức chính trị - xã hội chính thức cũng như tự nguyện, đồng thời họ cũng tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội. Bởi học vấn còn có liên quan đến việc sử dụng thời gian cũng như nhận thức về các giá trị xã hội, họ ý thức nhiều hơn về vai trò của mình đối với cộng đồng, cũng như mong muốn thỏa mãn những nhu cầu của bản thân về sinh hoạt tinh thần.