Lý thuyết hành động xã hội

Một phần của tài liệu Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới (Trang 27)

10. Kết cấu luận văn

1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội

Hành động xã hội bao giờ cũng phải có sự tham gia của các yếu tố ý thức, dù ở các mức độ khác nhau. Weber gọi đó là ý nghĩa chủ quan và sự định hướng mục đích.

Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của các cá nhân, tính tích cực này lại bị quy định bởi các yếu tố như: nhu cầu, lợi ích định hướng giá trị của chủ thể hành động. Hành động xã hội phụ thuộc vào các yếu tố động cơ, nhu cầu, mục đích và hoàn cảnh môi trường. Nói cách khác nó chính là điều kiện về thời gian và không gian, vật chất và tinh thần, các giá trị mà chủ thể hướng tới.

Weber phân loại hành động xã hội thành bốn loại: hành động duy lý - công cụ, hành động duy lý giá trị, hành động duy cảm và hành động duy lý truyền thống.

Áp dụng lý thuyết hành động trong nghiên cứu về biến đổi trong hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội giúp ta phân tích động cơ và các yếu tố dẫn tới hành vi tham gia các hoạt động cộng đồng, các tổ chức xã hội của các thành viên và các hộ gia đình. Nếu các lý thuyết trên tập trung vào phân tích các yếu tố xã hội, khách quan tác động đến biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội của các cá nhân và các hộ gia đình thì lý thuyết hành động xã hội chủ yếu xem xét thành phần, cấu trúc bên trong như nhu cầu, động cơ, quá trình ra quyết định về việc tham gia các hoạt động cộng đồng và các tổ chức xã hội.

Một phần của tài liệu Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)