10. Kết cấu luận văn
2.2.1. Tham gia các tổ chức chính thức
Các hội/ đoàn thể chính thức trong nghiên cứu này bao gồm có Đoàn thanh niên, Đảng cộng sản, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh.
Trong số những người được hỏi thì có tới 66,9% cho biết họ có tham gia ít nhất một hội/ đoàn thể nào đó. Theo đó, số người tham gia Hội Phụ nữ chiếm tỷ lệ nhiều nhất (29,0%), tiếp đến là Hội Nông dân (18,0%). Ngoài ra các Hội đoàn thể khác chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn khoảng hơn 10%, thậm chí còn thấp hơn 10% (Mặt trận tổ quốc: 3,4%; Hội Cựu chiến binh: 7,0%; Các hội/ đoàn thể khác: 4,6%). Bảng dưới đây cho thấy sự thay đổi về tỷ lệ người trả lời tham gia vào các Hội/ đoàn thể qua các mốc thời gian.
0 10 20 30 40 50 60 0 1 2 3 4 5 Cách đây 10 năm Cách đây 5 năm Hiện nay 1998 2003 2008
Bảng 2.3: Sự tham gia của NTL vào các Hội/ đoàn thể chính thức theo thời gian (Đơn vị: %)
Hội/ đoàn thể Năm 1998 Năm 2003 Năm 2008
Đảng Cộng sản 8.5 9.8 11.7
Đoàn thanh niên 13.5 14.3 12.3
Mặt trận tổ quốc 2.3 2.7 3.4
Hội Phụ nữ 20.2 26.1 29.0
Hội Nông dân 11.6 15.4 18.0
Hội Người cao tuổi 6.7 9.1 11.1
Hội Cựu chiến binh 4.3 5.8 7.0
Hội/ đoàn thể khác 3.6 3.8 4.6
Không tham gia Hội/ đoàn thể nào 47.2 38.2 33.1
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết người trả lời đều đang tham gia ít nhất là 1 Hội/ đoàn thể chính thức, và trung bình thì số lượng hội/ đoàn thể mà họ tham gia là 2.
“Cô là đảng viên, vừa sinh hoạt ở cơ quan vừa sinh hoạt ở phường, cô cũng tham gia cả Hội phụ nữ phường nữa, buổi họp nào cô cũng đi dự đầy đủ đấy”
(Phỏng vấn sâu, nữ, 40 tuổi, công chức)
Ngoài ra còn có thể nhận thấy sự thay đổi qua các mốc thời gian, cụ thể số lượng NTL không tham gia hội/ đoàn thể nào đã giảm từ 49 % xuống còn 33,1%. Số lượng NTL tham gia từ 2 đoàn thể trở lên tăng đều qua các mốc thời gian. Số lượng đoàn thể NTL tham gia tập trung chủ yếu ở 1 - 2 đoàn thể, còn từ 3 đoàn thể trở lên có rất ít người tham gia (dưới 5%).
Biểu 2.11: Số lượng Hội/ đoàn thể chính thức NTL tham gia qua các mốc thời gian (Đơn vị: %)
Như vậy có thể thấy rằng số lượng Hội/ đoàn thể chính thức mà NTL tham gia thay đổi không đáng kể, tuy nhiên thay vào đó là sự thay đổi về Hội/ đoàn thể chính thức mà họ tham gia. Năm 1998 tỷ lệ NTL không tham gia Đảng/ Đoàn là 67,9% thì đến năm 2003 tỷ lệ này đã tăng lên 70,3%. Điều đó cho thấy đa số người trả lời không tham gia các tổ chức Đảng/ Đoàn mà tham gia các Hội khác ngoài Đảng/ Đoàn trong suốt cả 3 giai đoạn.
Sự thay đổi trong việc tham gia Hội/ đoàn thể của NTL cũng khá đa dạng, bao gồm: Giữ nguyên tham gia Đảng/ Đoàn; giữ nguyên tham gia trong và ngoài Đảng/ Đoàn; từ Đảng/ Đoàn sang không Đảng/ Đoàn; từ không Đảng/ Đoàn sang Đảng/ Đoàn.
Xét riêng việc NTL tham gia Đảng cộng sản, có thể thấy rõ sự khác biệt trong các nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, những người là chủ hộ, khu vực sống.
Có tới 81,9% những chủ hộ là nam giới có tham gia Đảng Cộng sản, còn xét chung giữa nam giới và phụ nữ thì số nam giới tham gia Đảng Cộng sản là 16,2%, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là 7,8%.
Những người có trình độ học vấn càng cao thì càng tham gia nhiều vào Đảng cộng sản (99% số người mù chữ không tham gia Đảng Cộng Sản, và 58,3% số người có trình độ sau đại học có tham gia tổ chức này).
Tỷ lệ chênh lệch này cũng xuất hiện ở các khu vực khác nhau, 15,7% số người trả lời ở khu vực thành thị cho biết họ có tham gia tổ chức Đảng, trong khi tỷ lệ này ở nông thôn chỉ chiếm 9,7%, điều này cho thấy người dân ở thành thị có xu hướng tham gia Đảng cộng sản nhiều hơn so với người dân ở nông thôn.
Tuy nhiên khi xét đến sự tham gia vào Mặt trận tổ quốc tác giả nhận thấy chỉ có sự khác biệt duy nhất ở nhóm tuổi. Ở loại hình tổ chức này thu hút phần lớn thành viên là những người lớn tuổi. Còn hầu hết các đặc điểm nhân khẩu của NTL đều không có liên quan. Ví dụ: nếu như tỷ lệ NTL ở thành thị cho biết họ có tham gia Mặt trận tổ quốc là 3,9%, thì tỷ lệ này ở nông thôn là 3,1%, không chênh nhau nhiều.
Đoàn Thanh niên là tổ chức dành riêng cho lứa tuổi trẻ (từ 15 - 30 tuổi) nên không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, trong đó trên ¼ số thanh niên trong độ tuổi từ 15 - 24 là đoàn viên thanh niên. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa những người có trình độ học vấn khác nhau, giới tính. Những người có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ tham gia càng lớn. Và nam giới thì tham gia nhiều hơn là nữ giới (15,6% nam giới cho biết họ có tham gia Đoàn thanh niên, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ chiếm 9,5%).
Kết quả khảo sát không cho thấy sự khác biệt nào về tỷ lệ tham gia Hội phụ nữ của người trả lời ở khu vực nông thôn và thành thị. Nhưng lại cho thấy sự khác nhau giữa các nhóm tuổi, khoảng 1/5 số phụ nữ trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là thành viên của Hội, tuy nhiên tham gia chủ yếu là nhóm phụ nữ trên 27 tuổi (trên 30%). Thêm vào đó cũng có sự khác biệt giữa những phụ nữ là chủ hộ gia đình, số phụ nữ là chủ hộ có tham gia chiếm 19,1%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm phụ nữ không phải là chủ hộ là 38,1%.
Hội Nông dân là tổ chức dành riêng cho những người nông dân, và nó là đặc trưng của nông thôn. Tính bình quân toàn mẫu, khoảng ¼ số hộ có tham gia Hội Nông dân. Các tỉnh Yên Bái, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Đà Nẵng được coi là đại diện cho khu vực nông thôn của 3 khu vực Bắc, Trung, Nam, kết quả khảo sát về tỷ lệ người trả lời coi nông nghiệp là nghề chính hiện nay cho thấy: Yên Bái là 52,3%, Đồng Tháp là 46,1%, Hà Tĩnh là 61,6% và Đà Nẵng là 27,0%. Như vậy có thể thấy Hà Tĩnh là tỉnh có số đông dân số vẫn giữ nghề chính là nông nghiệp, tương ứng với đó thì tỷ lệ người trả lời tham gia vào Hội Nông dân là 38,8%. Tuy nhiên Đồng Tháp cũng được xem là tỉnh có số đông dân số làm nghề nông, nhưng tỷ lệ tham gia vào Hội nông dân lại chỉ chiếm con số khá khiêm tốn là 10,4%, thậm chí còn thấp hơn Đà Nẵng (20,4%) - số dân làm nông nghiệp của Đà Nẵng chỉ chiếm 27%. Một điểm giống nhau giữa các tỉnh này đó là sự thay đổi về tỷ lệ người tham gia Hội nông dân tăng dần qua các mốc thời gian.
Bảng 2.4: Sự tham gia Hội nông dân của NTL theo khu vực và qua các mốc thời gian (Đơn vị: %)
Tỉnh/thành phố Năm 1998 Năm 2003 Năm 2008
Hà Nội 3.2 4.3 4.0 Yên Bái 13.9 22.5 33.2 Hà Tĩnh 33.5 39.1 38.8 Đà Nẵng 11.4 16.1 20.4 TP Hồ Chí Minh 0 0 1.4 Đồng Tháp 7.5 10.4 10.4
Giống như Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi là tổ chức dành riêng cho những người lớn tuổi, trên 50% số người được hỏi ở độ tuổi trên 56 cho biết họ có tham gia tổ chức này. Tỷ lệ NTL tham gia Hội này ở thành thị cũng cao hơn so với ở nông thôn, với tỷ lệ tương ứng là 14,5% và 9,5%. Cũng có sự khác biệt giữa những người là chủ hộ và người không phải chủ hộ (17,2% và 5,7%). Và một điều khá thú vị nữa đó là có sự khác biệt khá lớn về tình trạng hôn nhân của người trả lời, đó là có tới 34,1% số người hiện đang ở góa có tham gia Hội người cao tuổi, trong khi tỷ lệ này ở những tình trạng hôn nhân khác là khá thấp (dưới 15%).
Tỷ lệ NTL cho biết họ có tham gia Hội cựu chiến binh ở lứa tuổi trên 56 chiếm tỷ lệ cao nhất (17,7%), và nam giới tham gia nhiều hơn là phụ nữ (13,3% và 1,4%). Không thấy có sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị, tuy nhiên khi so sánh giữa 6 tỉnh trong mẫu tác giả nhận thấy Hà Tĩnh là tỉnh có tỷ lệ NTL tham gia Hội Cựu chiến binh cao nhất là 16,4%, trong khi các tỉnh khác chỉ ở mức từ 3 - 9 %. Việc NTL có phải là chủ hộ hay không cũng cho thấy sự chênh lệch trong việc tham gia, với tỷ lệ tương ứng là 12% (những người là chủ hộ) và 2,4% (người không phải là chủ hộ).