Tham gia các lễ hội văn hóa, đi đình chùa

Một phần của tài liệu Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới (Trang 42)

10. Kết cấu luận văn

2.1.2.Tham gia các lễ hội văn hóa, đi đình chùa

Nếu Lễ Tết là một hệ thống phân bố theo thời gian thì các lễ hội văn hóa là một hệ thống phân bố theo không gian, nó thường diễn ra vào mùa xuân và mùa thu khi công việc bắt đầu rảnh rỗi. Lễ hội diễn ra liên tiếp ở khắp các vùng, miền trên cả

nước. Phần Lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của con người, còn phần Hội gồm các trò vui chơi, giải trí hết sức phong phú, giúp con người giải tỏa tinh thần sau một năm làm việc vất vả.

Tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống, đi lễ đình chùa là hoạt động văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Theo thống kê thì trong một năm cả nước ta có hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ. Như vậy tính trung bình cứ một ngày cả nước lại có tới hơn 20 lễ hội được tổ chức.

Từ xa xưa lễ hội đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta. Còn ngày nay, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của mỗi người dân ngày càng được nâng lên thì nhu cầu về đời sống tâm linh của mỗi người vì thế cũng càng cao.

Qua khảo sát, so với năm 1998, tỷ lệ NTL tham gia các lễ hội văn hóa, đi đình chùa đã tăng lên, mặc dù không nhiều (từ 9,7% lên 11,9%).

Biểu 2.5: Mức độ tham gia các lễ hội văn hóa, đi đình chùa của người trả lời (Đơn vị: %) 9.7 25.7 14.7 41.8 10.4 32.3 15.3 36.9 11.9 35 14.7 34.4 0 20 40 60 80 100

Cách đây 10 năm Cách đây 5 năm Hiện nay

Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên

“...từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều hội hè, đình đám được khôi phục, số lượng lễ hội được tổ chức ở các địa phương ngày càng tăng nhanh và số người đi hội năm sau cao hơn năm trước...” [31]

Biểu 2.6: Mức độ thường xuyên tham gia lễ hội văn hóa, đi đình chùa của NTL theo thời gian phân theo khu vực sống (đơn vị: %)

57.8 42.2 56 44 54 46 0 10 20 30 40 50 60 Hiện nay Cách đây 5 năm Cách đây 10 năm Thành thị Nông thôn

Đặt hoạt động này trong không gian khu vực cho thấy dù ở thời điểm nào người dân nông thôn vẫn tích cực tham gia hoạt động này hơn so với người dân đô thị. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ cuộc sống của người dân nông thôn gắn liền với nhịp mùa vụ, nên họ có nhiều thời gian rỗi hơn cho các hoạt động mang tính giải trí văn hóa tâm linh này.

Bảng 2.2: Mức độ tham gia lễ hội văn hóa, đi đình chùa của NTL phân theo nhóm tuổi qua các mốc thời gian (Đơn vị: %)

Mốc thời gian Tuổi của NTL (phân theo nhóm) < 27 27 - 36 37 - 46 47 - 56 > 56 Năm 2008 11.1 14.6 24.1 26.6 23.6

Năm 2003 9.7 14.9 24.0 23.4 28.0

Năm 1998 8.0 12.9 23.3 24.5 31.3

Có thể thấy rằng ở các độ tuổi khác nhau thì mức độ tham gia của NTL là khác nhau, nó tùy thuộc vào nhu cầu cũng như khoảng thời gian mà họ có dành cho các hoạt động này. Ở các nhóm tuổi khác cũng có sự thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi này không ổn định, có lúc tăng nhưng lại có khi giảm. Hoạt động này hầu như chỉ

1998

2003

thu hút được nhóm tuổi trung niên và người già, ở mọi thời điểm số lượng người trẻ tham gia rất ít.

“Ngày nay, nếu được hỏi rằng phương Tây hay các nước lân cận của Việt Nam có những lễ hội nào thì đa số các bạn trẻ đều trả lời rất đầy đủ về các lễ hội đó, cả lịch sử hình thành và ý nghĩa. Nhưng nếu chỉ cần hỏi ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào thì hẳn sẽ thu được rất nhiều câu trả lời khác nhau” .[32]

Nói như vậy không có nghĩa người trẻ không bao giờ đi chùa, so với cách đây 10 năm tỷ lệ người trẻ đi chùa đã tăng lên mặc dù mức tăng không nhiều.

“Những năm gần đây, rất nhiều bạn trẻ đi chùa để tìm sự bình an hay những giây phút thư thái. Nhất là dịp đầu năm, đi chùa trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt cũng thu hút rất nhiều bạn trẻ.” [33]

Qua khảo sát, tỷ lệ người làm nghề nông nghiệp tham gia các lễ hội văn hóa giảm đi đáng kể còn đa phần ở các nhóm nghề khác là tăng lên, dù không nhiều (nhóm thợ thủ công).

Biểu 2.7: Mức độ thường xuyên tham gia lễ hội văn hóa, đi đình chùa của NTL theo thời gian phân theo nhóm nghề (Đơn vị: %)

Việc tham dự các lễ hội hay đi chùa là hành động thể hiện nét văn hóa tâm linh của người Việt. Theo thời gian, ngày càng nhiều người dân ở các lứa tuổi khác nhau, thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau có xu hướng tích cực tham gia vào hoạt động này với mong muốn tâm hồn được thanh thản, thư thái sau những giờ làm việc căng thẳng. 0 5 10 15 20 25 30

Hiện nay Cách đây 5 năm Cách đây 10 năm

Nông nghiệp Buôn bán, dịch vụ Công nhân, viên chức Thợ thủ công, nghề tự do Nghề khác

Một phần của tài liệu Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới (Trang 42)