Tham gia các tổ chức tự nguyện

Một phần của tài liệu Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới (Trang 55)

10. Kết cấu luận văn

2.2.2.Tham gia các tổ chức tự nguyện

Các tổ chức xã hội dân sự và nghề nghiệp dưới hình thức các hội, hiệp hội, trung tâm cả chính phủ và phi chính phủ đã xuất hiện ở nước ta ngay từ khi Việt

Nam bắt đầu gia nhập WTO. “...Các tổ chức này được lập ra, được phát triển nhằm

mục đích phát triển dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nhiều vào công việc quản lý của nhà nước và sự ổn định xã hội. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy

nước càng gắn bó với các tổ chức dân sự thì càng đảm bảo sự ổn định và phát triển, càng cô lập những phần tử chống lại dân tộc...”[10]

Thực tế cho thấy trong nhiều năm gần đây, các tổ chức xã hội dân sự ở nước ta phát triển khá nhanh và hết sức phong phú, đa dạng. Các tổ chức này hoạt động dựa trên sự tự nguyện của người dân, người dân tự quản lý, tồn tại độc lập với nhà nước, có tính phi lợi nhuận, tự trang trải về tài chính. Hiện nay đã có trên 400 hội hoạt động trên toàn quốc, khoảng 6000 hội hoạt động trong phạm vi tỉnh/thành phố và hàng vạn hội hoạt động tại các xã/phường/thị trấn.

Ngoài việc tham gia các Hội/ đoàn thể chính thức, đôi khi có tính chất bắt buộc đối với các cá nhân khi sinh hoạt hoặc làm việc ở một nơi nào đó, thì các cá nhân còn có thể tham gia các hội tình nguyện theo sở thích của họ. Việc tham gia các tổ chức tình nguyện này có xu hướng tăng lên, bởi lẽ nguyên tắc gia nhập của hội này là tự nguyện, tùy theo sở thích của cá nhân, nó không mang tính ép buộc. Hiện nay ở nước ta có một số tổ chức tình nguyện có thể gọi tên như: Hội nghề nghiệp, Hội đồng niên, Hội đồng môn, Hội đồng hương, Hội khuyến học, Hội bảo thọ, Hội từ thiện, Hội làm vườn, Hội thơ,… Các hội này được thành lập tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi địa phương cũng như môi trường làm việc của những hội viên tham gia.

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ NTL tham gia các hội tình nguyện là không cao ở tất cả các thời điểm. Tại thời điểm năm 2008, số NTL có tham gia chỉ chiếm 21,9%, năm 2003 là 18,2% và năm 1998 là 14,9%. Trong số các tổ chức tình nguyện mà họ tham gia thì tỷ lệ tham gia Hội đồng hương/đồng niên/đồng ngũ chiếm tỷ lệ cao nhất ở mọi thời điểm, còn ở các nhóm khác tỷ lệ dao động khoảng từ 1,7% - 4,3% . Mặc dù tỷ lệ NTL tham gia các hội tình nguyện qua các năm không cao nhưng một điều dễ nhận thấy đó là xu hướng tăng lên của việc tham gia các hội này.

Bảng 2.5: NTL tham gia Hội tình nguyện qua các mốc thời gian (Đơn vị: %)

Hội tình nguyện Năm 1998 Năm 2003 Năm 2008

Hội nghề nghiệp 2.5 3.3 4.3

Hội đồng hương/đồng niên/ đồng môn 9.1 12.4 14.5

Hội sở thích 1.6 2.5 2.9

Hội tình nguyện khác 1.0 1.6 1.7

“Nghỉ hưu rồi, ở nhà rỗi rãi nên bác tham gia vào Tổ thơ của phường, mỗi tháng sinh hoạt 1 lần, đọc mấy bài thơ tự làm cho vui tuổi già”

(Phỏng vấn sâu, nam, 60 tuổi, nghỉ hưu)

Thời gian trước tỷ lệ người dân tham gia các hội tình nguyện thấp là do khi ấy các tổ chức này chưa phổ biến, chủ yếu mới chỉ xuất hiện ở những khu vực đô thị lớn, hơn nữa khi đó người dân chưa có ý thức hay như họ nói rằng họ không có thời gian dành cho việc này:

“Ở quê trước làm gì có mà tham gia, với lại lúc ấy còn trẻ, phải đi làm nuôi gia đình, thời gian đâu mà tham gia. Giờ nghỉ hưu rồi, rỗi rãi thì mới tham gia đấy chứ”

(Phỏng vấn sâu, nam, 60 tuổi, nghỉ hưu) “...hiện vẫn còn một số cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức cũng như người dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và tác dụng của khu vực xã hội dân sự trong đời sống xã hội;...bản thân các đoàn thể nhân dân, các hội chưa phát huy đầy đủ chức năng đại diện cho lợi ích của quần chúng nhân dân và hội viên của mình. Một số tổ chức đoàn thể nhân dân, hội còn mang tính hình thức, hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của đoàn viên, hội viên, hoặc có biểu hiện trông chờ vào sự tài trợ của nhà nước; “hành chính hoá” về mặt tổ chức và hoạt động. Do đó, khả năng thu hút quần chúng của các tổ chức này còn hạn chế; việc tham gia cung cấp dịch vụ công chưa được triển khai đúng với tôn chỉ và mục đích, thậm chí có trường hợp chạy theo lợi nhuận kinh tế đơn thuần...”[35]

Và số lượng hội tình nguyện trung bình mỗi NTL tham gia chỉ là 1 tại tất cả các thời điểm. Tỷ lệ NTL tham gia 1 hội tình nguyện trong vòng 10 năm (1998 - 2008) dao động trong khoảng từ 9,3 đến 15,4% theo chiều hướng tăng dần theo thời gian.

Biểu 2.12: Số lượng hội tình nguyện NTL tham gia theo thời gian (Đơn vị: %) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 1 2 3 4 5 Cách đây 10 năm Cách đây 5 năm Hiện nay

Nhìn vào bảng trên có thể thấy sự tăng lên theo thời gian của việc NTL tham gia hội tình nguyện. Và một điều có thể nhận thấy đó là sự thay đổi không ổn định, tức là có thể tăng giảm thất thường, ví dụ như việc tham gia 4 hội tình nguyện, năm 1998 chiếm 0,1%, năm 2003 chiếm 0,5% nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống còn 0,4%. Lý do được đưa ra là các hội này duy trì hoạt động dựa trên sự đóng góp của các thành viên, nếu càng tham gia nhiều hội thì số hội phí phải đóng lại càng nhiều, đây chính là hạn chế lớn nhất khiến người dân còn e dè.

“Đấy, tham gia các hội này là chúng tôi phải tự đóng phí hoạt động đấy, thế cho nên thích lắm thì chỉ tham gia 1,2 hội là cùng, chứ tham gia nhiều, đóng nhiều phí, lương hưu thì thấp làm sao mà đủ tiền, nhờ con cái thì ngại phiền”

(Phỏng vấn sâu, nam, 60 tuổi, nghỉ hưu)

Khi so sánh giữa khu vực nông thôn và thành thị tại thời điểm khảo sát cho thấy tỷ lệ NTL ở thành thị tham gia các hội tình nguyện luôn cao hơn so với tỷ lệ này ở khu vực nông thôn. Rất ít người dân nông thôn tham gia từ 2 hội tình nguyện

trở lên, đa số họ chỉ tham gia 1 hoặc không tham gia hội tình nguyện nào.

1998 2003 2008

Biểu 2.13. Số lượng hội tình nguyện NTL tham gia phân theo khu vực (Đơn vị: %) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Cách đây 10 năm Hiện nay Cách đây 10 năm Hiện nay N ô n g t h ô n T h àn h t h ị 3 2 1 0

Người dân ở khu vực thành thị tham gia các hội tình nguyện nhiều hơn người dân nông thôn, nam cao hơn nữ, người có trình độ học vấn cao tham gia nhiều hơn người có trình độ học vấn thấp, những người là chủ hộ tham gia nhiều hơn những người không phải là chủ hộ và người cao tuổi tham gia nhiều hơn người trẻ tuổi. Việc phân tích cụ thể hơn về mối liên hệ này sẽ được trình bày trong chương sau.

Hoạt động của các đoàn thể là một yếu tố quan trọng gắn kết các thành viên trong cộng đồng. Nhìn chung việc đánh giá mức độ tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của các cá nhân cũng như so sánh sự biến đổi trong việc tham gia của họ vào các hoạt động này là điều không dễ dàng. Lý do không phải ai cũng có cơ hội, điều kiện hoặc mong muốn tham gia. Có những đoàn thể bị giới hạn bởi mục đích, tiêu chí hoạt động căn cứ theo nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…của cá nhân. Sự đánh giá ở trên chỉ mang tính chung nhất. Tuy vậy cũng cho thấy được sự biến đổi ở mặt con số thống kê. Hầu hết ở các tổ chức chính trị - xã hội đều có sự tăng lên về số lượng người tham gia (Người trả lời tham gia nhiều hơn), duy chỉ có Đoàn thanh niên là số người giảm đi, điều này dễ lý giải, bởi những người cách đây 10 năm còn là thanh niên thì họ còn thuộc tổ chức này, nhưng ở thời điểm hiện nay họ đã qua độ tuổi được tham gia tổ chức này. Hội người cao tuổi có sự biến đổi nhiều hơn cả, có thể cách đây 10 năm NTL vẫn trong độ tuổi lao động, còn ở thời

2008

1998 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2008

nên tỷ lệ thành viên Hội người cao tuổi tăng nhiều là điều dễ nhận thấy. Ở các tổ chức khác mức tăng lên tương đối đều nhau, hiện nay so với cách đây 10 năm dao động khoảng từ 1,4 - 1,6 lần.

Kết luận chương 2

Trong khoảng 10 năm (1998 - 2008), dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điều kiện kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến đáng kể ở cả cấp độ vĩ mô (quốc gia) và vi mô (hộ gia đình), biểu hiện cụ thể đó là sự chuyển đổi nghề nghiệp dẫn tới sự gia tăng về mức sống. Các hộ gia đình chuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, thu nhập tăng lên, đời sống dân cư cũng được thay đổi. Phú quý sinh lễ nghĩa, khi con người ta không phải để tâm nhiều đến mối lo cái ăn, cái mặc thì họ có nhiều thời gian hơn dành cho các hoạt động ngoài lợi nhuận. Họ tích cực hơn trong các hoạt động cộng đồng.

Kết quả khảo sát cho thấy người dân có xu hướng tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội: họp tổ dân phố/thôn/xóm, họp tại UBND xã/phường, đi lễ hội/đình chùa, tham gia họp họ hàng (giỗ, cưới, tang), tham gia lễ mừng thọ/sinh nhật, đi xem phim/ca nhạc/vui chơi/giải trí; hay việc tham gia các tổ chức chính trị - xã hội chính thức và phi chính thức: Đảng Cộng sản, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội nghề nghiệp, Hội sở thích, Hội đồng hương/đồng niên… Mặc dù sự biến đổi diễn ra không đồng đều ở các nhóm, các khu vực nhưng cũng cho thấy rõ ràng người dân hiện nay đã nhận thức được rõ nét hơn tầm quan trọng sự có mặt của các tổ chức xã hội cũng như việc tham gia các hoạt động cộng đồng.

Với việc tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội, sự biến đổi của người dân nhích dần từ không bao giờ tham gia đến hiếm khi tham gia, đến thỉnh thoảng tham gia và cao nhất là thường xuyên tham gia. Có sự khác biệt giữa khu vực sống, độ tuổi, việc người trả lời có phải chủ hộ hay không. Thực tế là với việc họp tổ dân phố/thôn/xóm/UBND xã/phường thì đa phần là người lớn tuổi, là chủ hộ gia đình tham gia. Thường là người dân ở thành thị tích cực tham gia các hoạt động này hơn người dân nông thôn, ngoại trừ hoạt động tham gia họp họ hàng (giỗ, cưới, tang) là tỷ lệ người dân nông thôn tham gia nhiều hơn.

Với các tổ chức chính trị - xã hội chính thức cho thấy tỷ lệ NTL tham gia vào từng Hội/đoàn thể không cao, nhưng xét về sự tham gia chung thì có thể thấy đa số NTL tham gia ít nhất 1 Hội/đoàn thể ở thời điểm hiện tại (66,9%). Trong số các đoàn thể chính thức thì có thể thấy, mặc dù Hội phụ nữ là hội chỉ dành riêng cho phụ nữ nhưng có tỷ lệ tham gia cao nhất (29,0%), tiếp đến là Hội nông dân (18%), còn các hội khác chỉ chiếm tỷ lệ dưới 12%. Mặc dù số lượng Hội/đoàn thể mà NTL tham gia có tăng hơn so với trước song chỉ có một số ít người có xu hướng này, chủ yếu xoay quanh 1-2 đoàn thể. Tuy vậy lại có sự biến đổi về Hội/đoàn thể mà họ tham gia. Đa số người trả lời không tham gia tổ chức Đảng/Đoàn mà tham gia các Hội/Đoàn thể ngoài Đảng/Đoàn hoặc có sự chuyển đổi về Hội/Đoàn thể theo các xu hướng khác nhau tức là NTL tham gia không thuần nhất một Hội/đoàn thể nào.

Còn ở các tổ chức tự nguyện cho thấy mặc dù tỷ lệ người tham gia thấp nhưng so sánh qua các năm cho thấy sự tăng lên của NTL tham gia các hội này, tăng từ khoảng 1,5 - 1,9 lần so với thời điểm trước. Tỷ lệ NTL tham gia ở mỗi hội là khác nhau, trong đó tỷ lệ người tham gia hội đồng hương/đồng môn/ đồng ngũ là cao nhất (14,6%), tiếp đó là hội nghề nghiệp (4,4%). Có sự khác biệt về tỷ lệ NTL tham gia theo khu vực, nhóm tuổi, giới tính, học vấn. Ở thành thị tỷ lệ người tham gia nhiều hơn ở nông thôn. Những người có học vấn cao hơn thì tham gia nhiều hơn, nam giới tham gia nhiều hơn phụ nữ, người cao tuổi tham gia nhiều hơn người trẻ tuổi.

Chương 3 - CÁC NHÂN TỐ TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT TRONG VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG - XÃ HỘI

TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Thông qua các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân NTL (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân) và các yếu tố thuộc đặc điểm hộ gia đình (điều kiện kinh tế, nơi sinh sống), tác giả tìm hiểu các nhân tố tạo nên sự khác biệt trong việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới của người dân.

Một phần của tài liệu Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới (Trang 55)