1.4.1.1 Vi rút cúm
a, Vắc xin cúm mùa (A/H3N2, A/H1N1pdm/09 đại dịch và B)
- Gây miễn dịch được coi là biện pháp hữu hiệu để phòng cả vi rút cúm A và B. Tuy nhiên do vi rút cúm thay đổi liên tục và hiệu lực của vắc xin phụ thuộc vào sự tương đồng giữa chủng sản xuất vắc xin và chủng vi rút cúm đang lưu hành.
- Việc tiêm vắc xin được ưu tiên cho ba nhóm đối tượng:
+ Nhóm đối tượng có nguy cơ cao: người già, người tàn tật, người mắc bệnh mãn tính về tim, phổi, thận...
+ Nhóm tiếp xúc với các tác nhân gây nhiễm: nhân viên phòng thí nghiệm…
+ Nhóm người làm việc tại các dịch vụ công cộng: cảnh sát…
- Vắc xin cúm hiện tại có nhiều loại khác nhau bao gồm vắc xin bất hoạt (inactivated vaccine), vắc xin sống giảm độc lực (live attenuated influenza virus- LAIV) và vắc xin sống bất hoạt bằng công nghệ di truyền ngược (reassortment vaccine).
- Vắc xin cúm mùa đang dùng phổ biến là vắc xin sống bất hoạt, đa giá. Hiện nay do vi rút cúm A/H1N1 ít lưu hành, tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng vắc xin gồm 3 chủng vi rút cúm đối với khu vực Bắc bán cầu (Việt Nam) mùa cúm 2012 bao gồm:
Vi rút cúm đại dịch A/H1N1/09: A/California/7/2009 (H1N1)pdm09 Vi rút cúm A/H3N2: A/Perth/16/2009 (H3N2)
Vi rút cúm B: B/Brisbane/60/2008 [69] b, Vắc xin cúm A/H5N1
Hiện nay, vắc xin phòng bệnh cúm A/H5N1 cho người vẫn đang được một số nước trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu, sản xuất ở quy mô phòng thí
21
nghiệm và được thử nghiệm lâm sàng trên người[14]. Đây là vắc xin sống bất hoạt bằng công nghệ di truyền ngược.
1.4.1.2 Vi rút á cúm:
Dự phòng vi rút á cúm là vắc xin vi rút chết có khả năng hình thành kháng thể trung hòa nhưng không bảo vệ được chống nhiễm bệnh, điều này dễ giải thích vì vắc xin á cúm đòi hỏi phải tạo được kháng thể lớp IgA, hiện nay chưa thực hiện được. Do vậy, việc cách ly bệnh nhân và xử lý chất thải của bệnh nhân cần được quan tâm hơn.
1.4.1.3 Vi rút hợp bào đường hô hấp (RSV)
Dự phòng bệnh do RSV bằng vắc xin là rất cần thiết và có hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên cho đến nay một số loại vắc xin đang được nghiên cứu và thử nghiệm. Vắc xin đầu tiên được sử dụng là vắc xin bất hoạt bằng formalin, tuy nhiên vắc xin này đã không tạo ra được đáp ứng miễn dịch. Sau đó một loại vắc xin khác được sản xuất bằng tách thành phần F/G glycoprotein của vi rút. Vắc xin tái tổ hợp adeno - RSV được sản xuất tạo ra được kháng thể kháng F/G glycoprotein và kháng thể trung hòa trên động vật thử nghiệm là chó, có khả năng bảo vệ chống lại nhiễm RSV ở đường hô hấp dưới. Một loại vắc xin tái tổ hợp khác là Vaccin - RSV cũng đã thành công trong việc bảo vệ khỏi mắc bệnh. Các loại vắc xin trên cho đến nay chưa được thử nghiệm lâm sàng trên người.
Do việc lây lan bệnh bởi RSV theo đường dịch tiết hô hấp nên tỷ lệ nhiễm ở trẻ nhỏ trong thời gian có dịch là rất cao. Để giảm thiểu việc lây nhiễm thì công tác vệ sinh trong quần thể dân cư, đặc biệt là tại những nơi tập trung đông trẻ nhỏ như bệnh viện, nhà trẻ là hết sức quan trọng. Với những người làm công tác chăm sóc sức khỏe như các y tá, bác sỹ, hộ lý thì vấn đề tự bảo vệ cũng như tránh làm lây lan dịch bệnh là hết sức cần thiết.