Đổi mới phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 75)

II Chi phí trực tiếp VNĐ 737,477,

14 Thời hạn cho vay (Thời hạn trả nợ + Thời gian ân hạn)

3.2.2. Đổi mới phương pháp thẩm định

Phương pháp thẩm định cần được đổi mới cho phù hợp với tốc độ phát triển của các dự án cũng như tính chất phức tạp đang ngày càng gia tăng của các dự án.

Ngân hàng cần xây dựng các thang điểm để đánh giá khách hàng có nhu cầu vay vốn cũng như các dự án trên một số tiêu chí nhất định. Công việc đó cần được tiến hành như sau: trước tiên lựa chọn các tiêu chí tiêu biểu để đưa vào danh sách, sau đó trong mỗi tiêu chí sẽ qui định mức điểm cho từng trường hợp cụ thể. Đồng thời ngân hàng cũng phải đưa ra mức điểm đạt yêu cầu của ngân hàng. Khi thẩm định, cán bộ có thể căn cứ vào điều kiện hiện tại của khách hàng hay dự án và thang điểm đã có sẵn để cho điểm các tiêu chí và tính điểm tổng cho khách hàng hay dự án đó. Tiếp theo, ngân hàng so sánh điểm số của khách hàng dạt được với ngưỡng điểm mà ngân hàng đưa ra và có nhận xét. Thang điểm như vậy tuy không phản ánh hết được mức độ phức tạp của công cuộc đầu tư nhưng có thể sử dụng để tham khảo cho cán bộ thẩm định trong quá trình làm việc và đưa ra đánh giá. Ưu điểm của phương pháp điểm số là đơn giản, dễ áp dụng, cho kết quả nhanh chóng và chi phí thấp.

Bên cạnh đó việc tính toán các chỉ tiêu tài chính đều phải tính đến yếu tố thời gian cũng như sự biến đổi của giá trị đồng tiền theo thời gian. Thời gian hoàn vốn cần phải tính trong các trường hợp dòng tiền được qui về cùng một mốc thời gian mà thường là ở thời điểm hiện tại. Khi tính toán các chỉ tiêu này cần phải xem xét trong cả vòng đời của dự án để thấy hiệu quả tổng thể của dự án chứ không phải chỉ xem xét trong thời gian thu hồi nợ của ngân hàng. Có như vậy mới đảm bảo đầy đủ lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ tín dụng.

Ngoài ra cán bộ thẩm định cần áp dụng các phương pháp hiện đại với các nội dung mới như lập thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ của dự án và của khách hàng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là tài liệu phản ánh rõ thời điểm và số lượng ra vào của các dòng tiền. Có được báo cáo đó ngân hàng mới có cơ sở thực sự cho việc giải ngân cũng như thu hồi vốn và lãi vay. Nhờ đó ngân hàng sẽ tính toán số tiền giải ngân và thời điểm giải ngân, thu nợ một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w