Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 65)

II Chi phí trực tiếp VNĐ 737,477,

2.3.2.2.Nguyên nhân

14 Thời hạn cho vay (Thời hạn trả nợ + Thời gian ân hạn)

2.3.2.2.Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất: Công tác thẩm định tài chính dự án chưa có sự chuyên môn hóa cần thiết. Việc thẩm định các dự cán cho vay là do các cán bộ tín dụng của Phòng tín dụng chia nhau đảm nhiệm, không có sự phân hóa đối với từng loại hình dự án hay theo các lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Mỗi một loại dự án đều có những đặc trưng riêng về thời gian tiến hành đầu tư, thời gian hoàn vốn, rủi ro đối với mỗi loại hình dự án đầu tư cũng khác nhau, từ đó làm ảnh hưởng đến dòng tiền thu được trong tương lai nên sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả thẩm định tài chính của dự án. Việc mỗi cán bộ tín dụng phải thẩm định nhiều dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ làm mất đi tính chuyên môn hóa cho từng cán bộ. Thêm vào đó, khối lượng công việc mà mỗi cán bộ phải thực hiện sẽ giàn trải trên nhiều ngành nghề, gây khó khăn cho việc nâng cao kinh nghiệm, làm giảm năng suất và hiệu quả thẩm định. Việc mỗi cán bộ đảm nhận thẩm định một dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc tuy ràng tạo được sự thống nhất trong công việc nhưng lại không thiết lập được sự chuyên môn hóa theo qui trình nên kết quả thẩm định cũng khó có thể đạt được kết quả tốt nhất. Đặc biệt, nếu có nhiều người cùng tham gia thẩm định và phân chia theo nội dung công việc sẽ làm giảm đáng kể những nhận định sai lệch gây ra bởi những rủi ro về mặt đạo đức của người làm công tác thẩm định.

Thứ hai: Chất lượng thu thập và xử lý thông tin trong qui trình thẩm định tài chính dự án còn nhiều hạn chế. Các thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định tài chính dự án thường do các doanh nghiệp cung cấp thông qua các báo cáo tài chính và các hồ sơ liên quan đến dự án. Các loại thông tin này thường thiếu chính xác và không đầy đủ. Chi nhánh cũng rất khó tiếp cận, khai thác và tham khảo các nguồn thông tin đa dạng từ bên ngoài. Chi nhánh cũng ít chủ động trong việc thu thập thông tin về khách hàng vay vốn từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, từ các bộ ngành liên quan hay từ các đối

tác, đối thủ cạnh tranh của khách hàng vay vốn. Chi nhánh cũng chưa có bộ phận chuyên trách thu thập thông tin từ các văn bản pháp luật mới nhất, các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật áp dụng cho từng lĩnh vực, cho từng loại dự án khác nhau để lấy đó làm cơ sở tham chiếu và ra quyết định trong quá trình thẩm định. Hơn nữa, việc dựa chủ yếu vào các tài liệu do khách hàng vay vốn cung cấp để làm cơ sở thẩm định có thể không thực sự chính xác vì khách hàng có thể cố tình làm sai lệch, “đánh bóng” các số liệu nhằm tăng tính khả thi của dự án và “tô hồng” hồ sơ vay vốn. Thêm vào đó, thực tế hiện nay là chế độ kiểm tra, kiểm toán đối với các doanh nghiệp của ta còn nhiều bất cấp và chưa mang tính bắt buộc cao. Điều này làm cho độ tin cậy của các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp càng đáng nghi ngờ hơn, do đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính của dự án.

Thứ ba: Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định chưa thực sự năng động và sáng tạo trong công việc. Tại chi nhánh AgriBank Bắc Hà Nội có không ít cán bộ làm công tác thẩm định dự án đã có tuổi đời khá cao. Tuy kinh nghiệm trong công việc là một điều rất đáng quí nhưng nhiều khi yếu tố tuổi tác lại làm giảm tính linh hoạt trong công việc và hạn chế việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ cho quá trình thẩm định. Hơn nữa, việc một cán bộ thẩm định hiện nay đang phải gánh một khối lượng công việc rất lớn từ việc tìm kiếm thông tin của khách hàng, phân tích thông tin, giữ mối quan hệ với khách hàng…mà chưa có sự chuyên môn hóa cần thiết nên hiệu quả công việc của cán bộ tín dụng chưa cao là điều khó tránh khỏi.

b. Nguyên nhân khách quan:

* Từ phía khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn tai AgriBank Bắc Hà Nội rất đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Đã có nhiều trường hợp khách hàng cố tình che giấu thông tin hoặc kê khai không trung thực về các bản báo cáo tài chính cũng như hồ sơ về dự án vay

vốn. Thêm vào đó, việc có nhiều trường hợp khách hàng vay vốn tại AgriBank Bắc Hà Nội nhưng lại tiến hành đầu tư dự án ở các tỉnh xa Hà Nội nên cũng gây khó khăn cho công tác thẩm định, từ đó làm giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án.

* Xuất phát từ môi trường kinh tế - xã hội: Nền kinh tế nước ta dù đã có những bước phát triển đáng kể trong mấy thập niên qua nhưng về cơ bản nền kinh tế vẫn đang ở tình trạng kém phát triển, các yếu tố kinh tế vĩ mô thường xuyên biến động lớn, các thị trường chưa hình thành đồng bộ. Sự biến động của giá cả hàng hóa các yếu tố đầu vào sản xuất như xăng dầu, sắt thép, phân bón, xi măng…trong giai đoạn cuối 2008, đầu 2009 vừa qua do tác động của lạm phát trong nước đã cho chúng ta một minh chứng rõ ràng về sự bất ổn định này. Sự biến động này sẽ làm sai lệch đáng kể các tính toán thẩm định tài chính dự án. Chúng làm giảm chất lượng của thẩm đinh tài chính dự án và làm cho kết quả thẩm định trở nên thiếu chính xác.

* Xuất phát từ phía Nhà nước: Cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định tài chính dự án nhưng hiện nay hệ thống các chính sách, văn bản của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù đã được bổ sung sửa đổi nhiều nhưng các chính sách, qui định vẫn chưa đồng bộ, rõ ràng, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Các qui định về thẩm định tài chính dự án đầu tư nằm phân tán, rải rác ở một số luật như Luật đầu tư, Luật dân sự…nên gây khó khăn rất lớn cho việc tra cứu và thực hiện. Hơn nữa, hiện nay Nhà nước cũng chưa xây dựng được bộ hệ thống các chỉ tiêu thống kê, tiêu chuẩn, định mức…làm cơ sở tham chiếu, giúp cho việc thẩm định dự án được dễ dàng, thuận tiện hơn, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 65)