II Chi phí trực tiếp VNĐ 737,477,
14 Thời hạn cho vay (Thời hạn trả nợ + Thời gian ân hạn)
2.3.2.1. Những hạn chế:
Thứ nhất: Hạn chế trong phân tích và đánh giá một số nội dung thẩm định tài chính của dự án vay vốn
Hầu hết trong các dự án xin vay vốn, nội dung thẩm định không được tiến hành một cách chặt chẽ mà chủ yếu chỉ là chấp nhận phương án do chủ đầu tư nêu ra và chỉ khảo sát giá cả các thiết bị trên thị trường. Trong khi đó, cán bộ thẩm định không nắm bắt được chất lượng hoạt động của các máy móc cũng như công suất thực sự và tuổi thọ của chúng. Các công trình xây dwnhj cũng không được khảo sát về thiết kế, thời gian và tiến độ thi công nên dẫn đến việc nhận định sai về thời điểm dự án có thể bắt đầu đi vào hoạt động so với dự tính ban đầu. Quan trọng hơn, việc xem xét công nghệ sử dụng cho dự án cũng khá sơ sài, không có sự đánh giá đúng mức về mức độ hiện đại của kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng cũng như sự phù hợp, đồng bộ của nó với dự án . Chính vì thế, việc lựa chọn dây chuyền cho sản xuất ở một số dự án có thể không chính xác, làm giảm chất lượng sản phẩm đầu ra trong tương lai, dẫn đến giảm doanh thu và giảm hiệu quả tài chính của dự án.
Mặt khác, việc thẩm định dự án cũng như tài chính dự án dường như mới chỉ dừng lại ở việc tiếp xúc sơ bộ với một số lãnh đạo của doanh nghiệp mà chưa chú trọng phân tích và tìm hiểu thông tìn từ đội ngũ lãnh đạo trực tiếp thực hiện dự án đó. Sự hợp lý trong vấn đề tổ chức, sắp xếp lao động chưa được đánh giá đúng mức. Quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên trong doanh nghiệp cũng như giữa các đồng nghiệp với nhau cần phải được xem xét nhiều hơn nữa và đặc biệt khi thẩm định cần phải chú trọng công tác đánh giá về nguồn nhân lực cả về số lượng, trình độ tay nghề, kế hoạch đào tạo. Do chưa đánh giá hết những điều đó nên vấn đề con người trực tiếp thực hiện dự án còn nhiều bất cập. Đây lừ một trong những yếu tố làm giảm chất lượng và hiệu quả tài chính của dự án khi đi vào triển khai.
Ngoài ra, công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường trong quá trình thẩm định tài chính dự án còn chưa được tiến hành độc lập và đầy đủ. Cán bộ thẩm định còn chưa xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm của dự án và xu hướng thay đổi của chúng, do vậy không đánh giá đúng nhu cầu về sản phẩm trong tương lai. Điều này dẫn đến việc xác định doanh thu của dự án thiếu chính xác và khả năng hoàn trả vốn vay bị ảnh hưởng. Trong quá trình thẩm định thị trường mục tiêu, người thẩm định cần đánh giá tính hợp lý của việc lựa chọn thị trường và tư vấn cho chủ dự án xác định đúng thị trường phù hợp thay vì chỉ tính đến khả năng phát triển của thị trường trong tương lai. Vấn đề thị trường có được giải quyết tốt thì mới có thể đảm bảo cho dự án thành công trong thực tế.
Thứ hai: Thông tin phục vụ cho công tác thẩm định chưa phong phú, đa dạng để có thể tìm hiểu đúng thực trạng của dự án. Hiện nay, nguồn thông tin chủ yếu để tiến hành thẩm đinh là do khách hàng lập. Đây là kênh thông tin khá cụ thể nhưng độ tin cậy còn phụ thuộc phần lớn vào chính đạo đức và năng lực của chủ đầu tư, người vay vốn. Việc tiến hành độc lập các cuộc khảo
sát của cán bộ thẩm định chưa nhiều, chưa đem lại hiệu quả thực sự cao trong công tác thẩm định. Đặc biệt, với những dự án lớn có tính phức tạp cao thì cần phải có sự phối hợp từ các tổ chức chuyên ngành trong lĩnh vực dự án đầu tư. Chính những tổ chức đó mới là nơi có thể hiểu tường tận, chuyên sâu về công cuộc đầu tư dự án sắp tiến hành. Ngoài ra, các thông tin về doanh nghiệp vay vốn có thể khai thác ở các bạn hàng lâu năm của doanh nghiệp và thậm chí ở cả đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Có như vậy ngân hàng mới có thông tin đa chiều, khách quan về khách hàng vay vốn và dự án xin vay vốn để từ đó phân tích và đưa ra kết luận chính xác.
Thứ ba: Các đánh giá, nhận đinh và đề xuất của quá trình thẩm định tài chính dự án chưa thực sự sâu sắc và hiệu quả, tương xứng với tiềm năng của ngân hàng. Kết quả của công tác thẩm định tài chính dự án dường như chỉ dừng lại ở việc nhận xét về tình hình tài chính và dự đoán tính khả thi và hiệu quả tài chính của dự án trong tương lai mà ít đưa ra được các giải pháp điều chỉnh có giá trị giúp cho dự án trở nên khả thi hơn, hỗ trợ cho việc đầu tư thiết thực hơn. Cán bộ thẩm định cần đưa ra nhiều kiến nghị hơn nữa với chủ đầu tư, cần chỉnh sửa, bổ sung những vấn đề còn bất cập trong dự án nêu ra để tiến tới một dự án hoàn chỉnh hơn. Ngoài ra, công tác thẩm định cũng cần đưa ra được các dự báo, nhắc nhở về những khó khăn gặp phải trong tương lai của dự án để chủ đầu tư có sự chuẩn bị trước và có giải pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời, tránh tổn thất khi đi vào thực hiện.
Trên đây là một số hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án tại AgriBank Bắc Hà Nội. Hy vọng trong thời gian tới, với sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng làm công tác thẩm định và sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các phong ban có liên quan, Chi nhánh sẽ nhanh chóng khắc phục được những tồn tại này để chất lượng thẩm định tài chính dự án được nâng cao hơn nữa.