Cải tiến qui trình và nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 73)

II Chi phí trực tiếp VNĐ 737,477,

3.2.1.Cải tiến qui trình và nội dung thẩm định

14 Thời hạn cho vay (Thời hạn trả nợ + Thời gian ân hạn)

3.2.1.Cải tiến qui trình và nội dung thẩm định

cần đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Việc thẩm định có thể chuyên môn hóa bằng cách phân chia lĩnh vực cho các cán bộ thẩm định., mỗi cán bộ sẽ chuyên trách về một hay một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định. Việc phân chia như thế sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực của cán bộ thẩm định trong công việc do mình thực hiện, từ đó giúp tăng thêm tính chính xác trong công tác đánh giá, nhận định cũng như năng suất lao động trong công việc.

Có thể áp dụng hạn mức tín dụng cho các cán bộ thẩm định. Tùy theo kinh nghiệm và năng lực làm việc mà mỗi cán bộ được giao thẩm định những dự án có qui mô khác nhau. Những người làm việc lâu năm trong lĩnh vực thẩm định, có hiểu biết sâu rộng có thể đảm nhận các dự án có vốn vay lớn và thời gian dài. Ngược lại, những người trẻ tuổi còn ít kinh nghiệm và kiến thức sẽ được thẩm định các dự án có vốn vay thấp hơn và ít phức tạp hơn. Thực hiện như vậy sẽ tạo điều kiện cho các dự án vay vốn lớn được kiểm soát, đánh giá chặt chẽ hơn, giảm thiểu phần nào rủi ro cho ngân hàng.

Ngoài ra, công tác thẩm định phải phối hợp được hoạt động của các phòng có liên quan trong Chi nhánh nhằm hỗ trợ đắc lực cho phòng Tín dụng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Về nội dung thẩm định, ngoài các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính cần chú trọng đến việc phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả của dự án như xu hướng phát triển của ngành nghề, tỷ giá, lạm phát để đưa ra những quyết định phù hợp trong hoạt động thẩm định và cho vay đối với dự án. Nghiên cứu được môi trường và sự tác động của sự thay đổi trong tương lai mới đảm bảo cho dự án triển khai thành công và thu được kết quả như mong đợi. Ngoài ra, trong vấn đề quản trị rủi ro, ngân hàng cần áp dụng đồng thời cả phân tích độ nhạy và phân tích tình huống để bổ sung cho nhau và đánh giá đúng rủi ro của dự án. Công tác thẩm định không chỉ dừng lại ở việc đo lường các rủi ro mà còn cần đưa ra được các biện pháp

ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro một cách thiết thực để có thể áp dụng khi dự án được phê duyệt.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 73)