VI. Lợi thế thương mạ
439 TỔNG CỘNG NGUỒN VÔN 259.625.817.508 245.548.627.877
2.3.2 Thực trạng quản lý sử dụng VLĐ
Tài sản 2008 2009 2010 Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trong A. TSNH 144.809.688.430 100,00% 188.009.315.634 100,00% 177.568.506.348 100,00%
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 15.114.817.380 10,44% 11.505.414.059 6,12% 9.952.465.687 5,60%
II. Phải thu ngắn hạn 109.329.739.954 75,50% 146.964.687.589 78,17% 151.591.627.498 85,37%
1. Phải thu khách hàng 97.491.241.435 67,32% 112.251.067.956 59,71% 112.567.932.640 63,39%
2. Trả trước người bán 4.901.970.924 3,39% 379.504.470 0,20% 7.743.276.989 4,36%
3. Phải thu khác 7.036.527.595 4,86% 34.773.115.163 18,50% 33.719.417.869 18,99%
4. Dự phòng phải thu NH khó đòi -100.000.000 -0,07% -439.000.000 -0,23% -439.000.000 -0,25%
III. Hàng tồn kho 12.363.218.016 8,54% 14.270.078.318 7,59% 14.233.250.692 8,02%
IV. TSNh khác 8.001.913.080 5,53% 15.269.135.668 8,12% 1.791.162.971 1,01%
Qua bảng trên ta thấy: Cơ cấu VLĐ tăng vào năm 2009 là lớn nhất, và sau đó giảm vào năm 2010. Trong 3 năm qua tỉ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm đa số trong cơ cấu vốn lưu động. Chứng tỏ tiềm lực tài chính của đối tác không được tốt. Hoặc có thể công ty vì mở rộng kinh doanh nên thực hiện chương trình tín dụng cho phép trả chậm. Tuy nhiên khoản mục dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tương đối cao, biểu hiện tình hình quản lý công nợ không được tốt, và khả năng thanh toán của khách hàng thấp.
2.3.2.1 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán
Để đánh giá lượng tiền mặt tại quỹ đã đủ hợp lý và an toàn hay chưa thì còn phải phụ thuộc vào các khả năng thanh toán của công ty.
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
1.Tổng tài sản VNĐ 214.787.968.421 259.625.817.509 245.548.627.877
2.TSNH VNĐ 144.809.688.430 188.009.315.634 177.568.506.348
3.Tiền và các khoản tương đương tiền VNĐ 15.114.817.380 11.505.414.059 9.952.465.687
4.Hàng tồn kho VNĐ 12.363.218.016 14.270.078.318 14.233.250.192
5.Các khoản phải thu ngắn hạn VNĐ
109.329.739.954 146.964.687.589 151.591.627.498 4 146.964.687.589 151.591.627.498 6.Tổng nợ phải trả VNĐ 107.364.049.74 0 149.052.776.055 134.884.178.112 7.Tổng nợ ngắn hạn VNĐ 107.111.015.58 2 149.052.646.092 134.190.026.587
8.Lợi nhuận trước lãi vay và thuế VNĐ 13.117.681.982 16.640.549.976 14.773.134.529
9.Lãi vay phải trả trong kì VNĐ 1.357.755.888 1.426.079.614 65.993.150
10.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
(10)=(1)/(6) VNĐ 1,96 1,77 1,82
11.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn (11)=(2)/(7) VNĐ 1,35 1,26 1,32
12.Hệ số khả năng thanh toán nhanh
(12)=[(2)-(4)]/(7) VNĐ 1,24 1,18 1,25
13.Hệ số khả năng thanh toán tức thời
(13)=(3)/(7) VNĐ 0,14 0,08 0,07
• Hệ số khả năng thanh toán tổng quát trong 3 năm qua đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả bằng toàn bộ tài sản hiện có của mình. Các khoản huy động từ bên ngoài luôn có tài sản đảm bảo. Hệ số này giảm qua các năm do tỉ trọng nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tỉ trọng tổng tài sản ( vì công ty mở rộng sản xuất kinh doanh).Tuy nhiên chỉ số qua 3 năm là tương đối cao, chứng tỏ khả năng đảm bảo thanh toán nợ của công ty vẫn tốt ( năm 2010 hệ số này đã được cải thiện so với năm 2009).
• Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ( khả năng thanh toán hiện hành) lớn hơn 1 biểu thị tình trạng tài chính ổn định, công ty có đủ khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần dùng đến tài sản dài hạn. Hệ số này giảm dần do các khoản nợ ngắn hạn tăng và tiện mặt tại quỹ giảm.
• Hệ số khả năng thanh toán nhanh: là thước đo khả năng trả ngay các khoản nợ của công ty trong thời gian ngắn. Khả năng này của công ty giảm trong năm 2009 và năm 2010 đã tăng do tổng nợ ngắn hạn giảm và tài sản ngắn hạn tăng. Cho thấy công ty đã có những phương án trả nợ ngắn hạn, khả năng tài chính được cải thiện. Khi xác định sệ số khả năng thanh toán nhanh thì loại tài sản có tính thanh khoản thấp như hàng tồn kho bị loại ra khỏi tổng TSNH có thể chuyển đổi nhanh thành tiền. Hệ số này của công ty ở mức chấp nhận được, có thể thấy công ty có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ. Ngoài ra, khi vay vốn ngắn hạn, đây là một chỉ tiêu được các chủ tín dụng rất quan tâm khi đưa ra quyết định cho vay. Hệ số này quá thấp sẽ làm giảm uy tín trong kinh doanh và làm giảm khả năng vay vốn của công ty. Hệ số này có chiều hướng tăng biểu hiện tình trạng khả quan về tài chính và khả năng thanh toán của công ty.
• Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty đang ở mức rất thấp. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của công ty hiện không tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa xác định đúng đắn nhu cầu dự trữ vốn bằng
tiền mặt, mức dự trữ tiền mặt của công ty chưa hợp lý và ở mức quá thấp so với tổng tài sản ngắn hạn. Trong thời gian tới công ty cần phải chú ý khắc phục bằng cách nâng cao mức dự trữ tiền mặt, giảm các khoản nợ ngắn hạn cần thiết để có thể đáp ứng ngay được các nhu cầu thanh toán.
Tóm lại, về cơ bản các thông số về khả năng thanh toán của công ty vẫn đang đảm bảo ở mức độ an toàn, có khả năng thanh toán các khoản nợ, biểu hiện tình trạng tài chính khả quan của công ty.
2.3.2.1 Tình hình quản lý các khoản phải thu
Các khoản phải thu là số tài sản của doanh nghiệp bị các cá nhân,tổ chức khác tạm thời sử dụng do chính sách tín dụng, bán hàng, do các quy định về nhận hàng trong khâu cung ứng, do quan hệ tài chính nội bộ….Nếu một doanh nghiệp có hoạt động tài chính lành mạnh, doanh nghiệp sẽ ít bị chiếm dụng vốn, ít nợ, khả năng thanh toán tốt. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trang chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu ở doanh nghiệp nhằm đánh giá tính hợp lý về biến động các khoản phải thu và tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán.
Từ Bảng cơ cấu vốn lưu động ( bảng 11), tỉ trong khoản phải thu có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2008 tỉ trọng chiếm 75,5% trong tổng TSNH, đến năm 2010 đã tăng lên 85,37 %. Nguyên nhân chính của việc tăng khoản phải thu là do khoản phải thu khách hàng tăng. Ta sẽ đi sâu phân tích từng chỉ tiêu
• Khoản phải thu khách hàng:
Do đặc thù của doanh nghiệp là kinh doanh dịch vụ vận tải, buôn bán ô tô và các phụ tùng ô tô. Trong đó ô tô là mặt hàng xa xỉ, mặt khác lại có nhiều doanh nghiệp đang cạnh tranh. Vì thế công ty đã thực hiện biện pháp bán hàng trả góp không lãi suất cho khách hàng để thu hút khách hàng, nhằm tăng doanh số bán ra. Bên cạnh đó với các khách hàng là các doanh nghiệp, khi sử
dụng dịch vụ taxi, hay vận tải, công ty luôn có ưu đãi trả tiền một lần khi tới hạn. Vì thế so với năm 2008 khoản phải thu năm 2009 và 2010 tăng.