Xây dựng quan hệ vănhóa đối ngoại

Một phần của tài liệu Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954 (Trang 103)

Việc thiết lập các quan hệ đối ngoại đối với Liên Xô, Trung Quốc và các nƣớc dân chủ nhân dân anh em đối với Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng và đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Trong kháng chiến chống Pháp, sự giúp đỡ về vật chất, cũng nhƣ về tinh thần, sự ủng hộ của phe xã hội chủ nghĩa và các nƣớc dân chủ nhân dân anh em là một nguồn động lực to lớn đối với nhân dân ta. Về mặt văn hóa, sự ảnh hƣởng của các mô hình văn hóa, các nguyên lý xây dựng văn hóa theo lý tƣởng nền văn hóa vô sản cũng chịu ảnh hƣởng rất lớn từ các nƣớc Liên Xô, Trung Quốc. Đồng thời, trong quá trình chúng ta xây dựng các ngành, các lĩnh vực văn hóa thì Liên Xô, Trung Quốc và các nƣớc Đông Âu đã giúp đỡ rất lớn về vật chất, thiết bị, kỹ thuật để chúng ta có cơ sở xây dựng các ngành văn hóa của chúng ta. Cụ thể nhất, biểu hiện rõ nhất của quan hệ văn hóa đối ngoại có lẽ tập trung nhất

là ở tháng hữu nghĩ Việt- Xô- Trung (1954). Từ 18/1 đến 18/2/1954, tháng hữu nghị Việt- Trung- Xô đã tiến hành trong toàn quốc và thu đƣợc kết quả rực rỡ. Trong tháng hữu nghị Việt- Trung- Xô tất cả các hình thức văn nghệ phong phú của dân tộc đều đƣợc khôi phục và phát triển mạnh nhƣ hát chèo, hát bội, trống quân, hát ví, múa xênh tiền, múa trống, múa sƣ tử, múa rồng, xếp chữ…của đồng bào Kinh, múa xòe của đồng bào Thái, cồng của đồng bào Mƣờng, khèn của đồng bào Mèo, xi, lƣợn, còi của đồng bào Nùng, Thổ, nhảy múa của đồng bào Mán, Lô-lô…

Ban tổ chức tháng hữu nghị Việt Xô Trung các khu, tỉnh, vùng tự do đã tổ chức thi văn nghệ lấy đề tài là tình hữu nghị giữa nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nƣớc dân chủ nhân dân khác. Các văn nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng nhƣ nhân dân đông đảo đã nhiệt liệt hƣởng ứng, thi đua sáng tác, biểu diễn ca tụng tình hữu nghị vĩ đại này bằng mọi hình thức văn nghệ cũ, mới. Ở Liên khu IV, có 5 vạn tác phẩm dự thi, trong đó có nhiều bài của nhân dân thành phố Huế bị giặc chiếm đóng gửi ra. Có trung đoàn bộ đội sáng tác tới 2.800 bài. Ở Hà Giang, trong cuộc thi văn nghệ do tỉnh tổ chức, tất cả đồng bào đủ mọi dân tộc đều có bài dự thi… Các đội văn công, chèo kịch của đòan thể và tƣ nhân từ trung ƣơng tới địa phƣơng, những đoàn văn công bộ đội và rất nhiều đoàn ca vũ mới tổ chức trong tháng này đều tích cực luyện tập, sáng tác, biểu diễn phục vụ tháng hữu nghị Việt- Xô- Trung. Trong nhân dân, phong trào học những bài hát, điệu nhảy của Liên Xô, Trung Quốc và các nƣớc bạn khác lên rất mạnh. Nhất là trong bộ đội, công xƣởng, trƣờng học, dân công và với thanh, thiếu nhi.

Một mặt khác, những nhà văn hóa, khoa học Việt Nam, nhân tháng này đã tăng cƣờng việc giới thiệu, học tập nền văn hóa, khoa học tiên tiến của nƣớc bạn, nhất là Liên Xô. Nhiều nơi, ở Nam Bộ, Liên khu IV và Liên khu Việt Bắc đã tổ chức những buổi nói chuyện về nền văn hóa tiên tiến của Liên Xô, việc áp dụng học thuyết Phi-la-tốp vào y học Việt Nam và việc áp dụng học thuyết Mít-xu-rin vào nông nghiệp Việt Nam. Ở nhiều nơi đã tổ chức triển lãm giới thiệu văn hóa, khoa học Liên Xô, Trung Quốc. Bởi vậy, có thể nói tháng hữu nghị Việt- Xô- Trung là một dịp tốt để đẩy mạnh việc giới thiệu rộng rãi nền văn hóa tiên tiến của các nƣớc

bạn trong nhân dân ta, tăng cƣờng việc học tập văn hóa, khoa học và văn nghệ của các nƣớc bạn, đồng thời đẩy mạnh phong trào văn nghệ của nhân dân ta [61].

Tiểu kết chƣơng 3:

Trải qua quá trình xây dựng văn hóa kháng chiến, chúng ta không dám nói là nền văn hóa của chúng ta đã tạo lập đƣợc các giá trị vĩ đại, thiên tài nhƣng chúng ta dám khẳng định đƣợc rằng chúng ta đã có đƣợc một nền văn hóa hẳn hoi với các ngành, các lĩnh vực cấu thành nên nó. Và ở lĩnh vực nào, chúng ta cũng đã đạt đƣợc những thành tựu cơ bản, đáng ghi nhận. Với đặc trƣng phân chia chiến trƣờng, khu vực, chiến tuyến trong cuộc chiến tranh, nền văn hóa của chúng ta đƣợc xây dựng chủ yếu ở vùng tự do, nhƣng vẫn có ảnh hƣởng trong các vùng tạm chiếm và đều đạt đƣợc những thành tựu nhất định, đặc biệt là ở vùng tự do. Ở vùng tự do, các mảng hình văn hóa hiện ra dần dần rõ rệt: giáo dục đạt nhiều thành tựu từ bình dân học vụ, giáo dục vỡ lòng, mầm non, giáo dục phổ thông cho tới giáo dục đại học, báo chí có những đóng góp quan trọng trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia kháng chiến, văn học nghệ thuật vƣơn tới những thành công lớn ở các thể loại với những cảm hứng mới, những sáng tác mới vừa đảm bảo tính nghệ thuật vừa có sức khích lệ tinh thần kháng chiến của toàn dân; đặc biệt quan hệ văn hóa đối ngoại đƣợc xây dựng và “nở hoa” trong tháng hữu nghị Việt - Xô - Trung…. Ở vùng tạm chiếm, mặc dù điều kiện rất khó khăn, công tác văn hóa của chúng ta triển khai trong điều kiện bí mật, nhƣng các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa đã ngày đêm kiến thiết, tạo lập đƣợc các đƣờng dây liên lạc “vô hình” nhƣng hiệu quả để có thể tận dụng tuyên truyền sức sống của nền văn hóa mới, biến hậu phƣơng của địch thành tiền phƣơng của ta cả trên mặt trận văn hóa.

KẾT LUẬN

1. Quá trình xây dựng nền văn hóa kháng chiến (1945-1954) chịu tác động bởi nhiều yếu tố của bối cảnh quốc tế và trong nước.

Tác động từ phía bối cảnh quốc tế chủ yếu thu hẹp trong vùng ảnh hƣởng của phe xã hội chủ nghĩa, trƣớc hết là Liên Xô, Trung Quốc. Đây là thời kỳ hình thành những nguyên tắc tƣ tƣởng thẩm mỹ đầu tiên của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thông qua các tác phẩm kinh điển của Mác và Lênin, thông qua việc lĩnh hội, tiếp thu từ hệ thống quan điểm lý luận văn học và mỹ học của Liên Xô, Trung Quốc và các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác. Mô hình văn hóa của Liên Xô với những nguyên tắc mới của nền văn hóa vô sản quá trình xây dựng nền văn hóa kháng chiến, chúng ta đã đƣợc học tập nhiều thời kỳ sau Cách mạng Tháng Mƣời Nga trở thành lý tƣởng. Liên Xô không những là thành trì của phe XHCN, là ngƣời anh cả của cách mạng thế giới mà về phƣơng diện văn hóa, nền văn hóa Xô Viết cũng trở thành khuôn mẫu cho những nƣớc đi theo con đƣờng cách mạng vô sản nhƣ Việt Nam. Tính chất then chốt của những ảnh hƣởng trong lĩnh vực văn hóa đó chính là việc khẳng định tính chất vô sản của nền văn hóa. Bởi vậy, Việt Nam hƣớng tới xây dựng nền văn hóa vô sản đồng nghĩa với việc từng bƣớc dựng xây một thiết chế văn hóa theo mô hình văn hóa Xô Viết. Ngoài ra, Liên Xô còn là cánh cửa rộng lớn cho Việt Nam tiếp thu các thành tựu về khoa học, văn hóa nghệ thuật. Trong phƣơng pháp nghệ thuật, nhiều loại hình nghệ thuật cụ thể theo kiểu Liên Xô: nhƣ kịch, sân khấu, văn học, thơ ca, điện ảnh…

Nếu nhƣ văn hóa Xô Viết ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ 1945-1954 ở tính chất phổ quát của nền văn hóa vô sản thì về mặt lý thuyết chúng ta ảnh hƣởng những quan điểm văn hóa dân chủ mới từ Trung Quốc dần dần từng bƣớc một trong thực tế. Đặc biệt là từ sau chiến dịch Biên giới năm 1950, Việt Nam khai thông biên giới với Trung Quốc, và bắt đầu nhận viện trợ của các nƣớc XHCN anh em thông qua sự giúp đỡ trực tiếp của Trung Quốc, thì ảnh hƣởng của văn hóa Trung Quốc bắt đầu ảnh hƣởng rõ nét hơn. Ảnh hƣởng đó đƣợc biểu hiện cụ thể ở sự học tập những quan điểm văn hóa dân chủ mới của Mao Trạch Đông. Những nguyên tắc nhƣ văn nghệ phục vụ chính trị, văn nghệ phục vụ quần

chúng công nông binh, văn nghệ gắn liền với cuộc sống, nguyên tắc Đảng trực tiếp lãnh đạo văn nghệ… đều trở thành những nguyên lý cơ bản mà nền văn hóa văn nghệ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp hƣớng tới. Đặc tính cơ bản của tính chất công nông, của chuyên chính vô sản đã in dấu mạnh mẽ từ đây trong nền văn hóa Việt Nam thời kỳ này. Những nguyên tắc xây dựng nền văn hóa dân chủ mới ấy khi đƣợc đẩy lên quá triệt để thì trong một chừng mực nào đấy sẽ mang tính hẹp hòi, giáo điều mà nhƣ nhà văn Nguyễn Thành Long còn cho rằng đó là những khuynh hƣớng “cực tả” của “văn nghệ Diên An”. Thực tế là những nguyên tắc mang tính triệt để “giai cấp” đó đã ảnh hƣởng khá sâu sắc tới các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ Việt Nam thời kỳ này. Nhiều văn nghệ sĩ Việt Nam đã bắt đầu làm quen với lối tƣ duy, lối viết phục vụ cho công nông hóa, nhiều khi đề cao việc văn hóa, văn nghệ phục vụ chính trị một cách thái quá, vô hình dung làm giảm đi cá tính sáng tạo nghệ thuật của văn nghệ sĩ.

Nền văn hóa văn nghệ nhân dân Việt Nam thời kỳ 1945-1954 hình thành và phát triển trên nền bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội đặc biệt của cuộc kháng chiến thần thánh chín năm chống lại thực dân Pháp quay trở lại xâm lƣợc.

Trƣớc năm 1950, cuộc kháng chiến của chúng ta bị bao vây, cô lập. Do đó nền văn hóa kháng chiến đã cũng ít có khả năng ảnh hƣởng từ bên ngoài. Nhƣng từ năm 1950 trở đi, khi chúng ta phá đƣợc thế bao vây cô lập của Pháp sau chiến thắng Biên giới 1950, thì không khí của nền văn hóa thay đổi hẳn và bắt đầu có sự đón nhận những luồng gió mới thổi từ Liên Xô, Trung Quốc và các nƣớc dân chủ nhân dân anh em. Nền văn hóa bắt đầu có những sắc màu đa diện, phong phú.

Tình hình phân cách giữa các chiến trƣờng đƣa đến hình thành các khu kháng chiến, các vùng tự do và từ đó hình thành lực lƣợng văn hóa, văn nghệ phát triển theo phƣơng hƣớng dân tộc, hiện thực, nhân dân của một nền văn hóa mới, văn hóa cách mạng. Nhƣng bên cạnh đó, chúng ta không quên ở các vùng địch tạm chiếm, và chủ yếu là ở Hà Nội và Sài Gòn những ảnh hƣởng của văn hóa mới cũng có những tác động không nhỏ.

Cuộc kháng chiến của dân tộc ta ngay từ những ngày đầu tiếng súng toàn quốc kháng chiến nổ ra đƣợc xác định là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện,

trƣờng kỳ, tự lực cánh sinh. Những tính chất này của cuộc kháng chiến đã quy định hình hài và sự phát triển của nền văn hóa kháng chiến. Nhiệm vụ kháng chiến là trên hết, văn hóa cũng phụng sự kháng chiến. Các nhiệm vụ dân chủ trong kháng chiến cũng nhằm để giải phóng nông dân, công nhân, chƣa có ƣu tiên cho các lực lƣợng xã hội khác. Do đó giới văn nghệ sĩ, trí thức phải hy sinh những quyền lợi của mình mà phục vụ công nông binh. Nền văn hóa, văn nghệ hƣớng tới đối tƣợng phục vụ là công nông binh. Điều đó ảnh hƣởng rất lớn tới thiết chế mô hình văn hóa cũng nhƣ hình hài của các thành tố trong nền văn hóa ấy. Tất cả các yếu tố kể cả thiết chế và thành tố nhƣ giáo dục, báo chí, văn học nghệ thuật…đều hƣớng tới tính chất nhân dân, tính chất phổ cập, tính chất quần chúng.

2. Quá trình xây dựng lý luận nền văn hóa có những phát triển qua các mốc sự kiện tiêu biểu như Đại hội văn hóa toàn quốc lần thứ hai (7/1948), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (1951)…và các hội nghị, các sự kiện tranh luận văn hóa khác.

Lý luận văn hóa mới đã đƣợc hình thành từ trƣớc Cách mạng Tháng Tám với bản đề cƣơng có giá trị mở đƣờng là “Đề cương văn hóa Việt Nam” 1943. Với hạt nhân tiến bộ ban đầu ấy, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lý luận của nền văn hóa mới lại ngày càng đƣợc bổ sung, hoàn thiện, nâng lên những tầm mới. Quá trình xây dựng nền lý luận văn hóa mới trải qua biết bao nhiêu bỡ ngỡ, biết bao nhiêu quá trình “nhận đƣờng” và giác ngộ. Cũng trải qua biết bao nhiêu tranh luận, tìm tòi, khám phá, trăn trở của các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ từ các Đại hội văn hóa toàn quốc, lần thứ hai (7/1948), đồng thời qua các Hội nghị tranh luận nghệ thuật, tranh luận sân khấu, Hội nghị thành lập các Hội văn nghệ, kể cả trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai, vấn đề lý luận văn hóa cũng chiếm một vị trí quan trọng. Qua mỗi một sự kiện, nền lý luận văn hóa dân chủ mới trong kháng chiến đều có bƣớc trƣởng thành rõ rệt. Lý luận đó là sự kết hợp của sự tiếp thu, học hỏi từ mô hình văn hóa Xô Viết, văn hóa dân chủ mới từ Trung Quốc…cộng với những tìm tòi, những thể nghiệm của chính dân tộc chúng ta để tìm ra cho mình một đƣờng lối văn hóa macxít có chiều sâu với các nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng và mang tính

dân tộc đậm đà. Đó chính là cuộc hội ngộ văn hóa “kỳ diệu” giữa yếu tố thời đại và yếu tố dân tộc thể hiện rõ trong lý luận văn hóa Việt Nam thời kỳ này.

Mốc đánh dấu quá trình trƣởng thành của lý luận văn hóa Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp là Đại hội văn hóa toàn quốc lần thứ hai (7/1948) với bƣớc phát triển về lý luận thể hiện rõ trong bản báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” của Trƣờng Chinh trình bày trong đại hội. Bản báo cáo đó đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề có tính chất lý luận đối với giới văn hóa trong thời kỳ bấy giờ. Các vấn đề về định nghĩa văn hóa, mối quan hệ của văn hóa với các yếu tố nhƣ kinh tế, xã hội và chính trị, mục đích, tính chất, nguyên tắc của văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới đƣợc làm sáng tỏ rõ ràng, và có bƣớc phát triển lên.

3. Nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp mang những đặc trưngcơ bảnnhư sau:

Đó là nền văn hóa vận động dƣới sự lãnh đạo sâu sắc của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng và sau này trong kháng chiến chống Pháp là Đảng Lao động Việt Nam; một nền văn hóa phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của dân tộc; nền văn hóa đó hƣớng tới đối tƣợng phục vụ là đông đảo quần chúng nhân dân, trƣớc hết là công nông binh; nền văn hóa tuân theo các nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng; và trong một chừng mực nào đó chúng ta thấy xuất hiện những yếu tố dân chủ trong nền văn hóa Việt Nam thời kỳ này.

4. Nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đã đạt được một số thành tựu cơ bản và tồn tại một số hạn chế nhất định.

Trong các thành tố cơ bản của nền văn hóa nhƣ giáo dục, báo chí, văn học và một số ngành nghệ thuật nhƣ kịch nói, điện ảnh…đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong quá trình xây dựng. Những thành tựu đó đạt đƣợc là rất đáng ghi nhận vì nó là những nỗ lực cố gắng của cả đội ngũ văn hóa và toàn thể nhân dân trong một hoàn cảnh chiến tranh đầy khó khăn, gian khổ với những điều kiện về cơ sở vật chất rất khó khăn, thiếu thốn. Các thành tố cơ bản của nền văn hóa nhƣ giáo dục, báo chí, văn học nghệ thuật… đều đã tạo dựng đƣợc cho mình những đƣờng nét cơ bản

nhất và vận động trong các thiết chế của riêng các ngành. Các thành tựu đó của các ngành đều hƣớng tới xây dựng một nền văn hóa phục vụ cho nhu cầu “hƣởng thụ văn hóa” của quần chúng nhân dân trong hoàn cảnh mới.

Bên cạnh đó, quá trình xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp

Một phần của tài liệu Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954 (Trang 103)