Tiếp tục xây dựng lý luận của nền vănhóa kháng chiến trên nền tảng

Một phần của tài liệu Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954 (Trang 33)

Đƣợc khởi thảo và công bố năm 1943, trong bối cảnh Việt Nam chƣa giành đƣợc chính quyền, nƣớc nhà chƣa độc lập, đất nƣớc tiến hành cuộc kháng chiến hết sức cam go, gian khổ chống Pháp, chống Nhật, chiến tranh thế giới đang diễn ra ác liệt, “Đề cương văn hóa Việt Nam” là văn kiện quan trọng của Đảng ta về văn hóa, văn nghệ, có giá trị nhƣ một cƣơng lĩnh văn hóa đầu tiên, chỉ ra một cách khoa học và đúng đắn quy luật vận động và phát triển của sự nghiệp văn hóa nƣớc ta. Giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của Đề cƣơng văn hóa Việt Nam là ở chỗ, trong bối cảnh hết sức khó khăn của đất nƣớc thời kỳ đó, nhờ đƣợc trang bị thế giới quan khoa học, Đảng ta đã có đƣợc sự tổng kết thực tiễn vô cùng sâu sắc và tầm nhìn xa rộng khi coi nhân tố văn hóa, việc vận dụng văn hóa, xây dựng nền văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

“Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943 ra đời và đi vào cuộc sống là một mốc son quan trọng đánh dấu sự trƣởng thành của Đảng ta, khẳng định đƣờng lối chính trị, đƣờng lối văn nghệ của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Khác với các văn kiện công bố trong dịp thành lập Đảng và Luận cƣơng chính trị (10/1930), Đề cƣơng văn hóa Việt Nam chính thức đặt vấn đề văn hóa trong cách mạng Việt Nam. Đề cƣơng là văn kiện đầu tiên trực tiếp nêu một số quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo cơ bản của Đảng với lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.

Trƣớc hết, Đề cƣơng đi thẳng vào vấn đề văn hóa. Đề cƣơng đƣa ra một định nghĩa khái quát về văn hóa đó chính là lĩnh vực “phản ánh toàn bộ đời sống xã hội vào ý thức con người, thể hiện phong phú trên các mặt: tư tưởng, học thuật và nghệ thuật”. Văn hóa luôn luôn có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội. Lần đầu tiên, trong một văn kiện chính thức Đảng ta đƣa ra một định nghĩa khái lƣợc về văn hóa nhƣng nó còn khá cơ bản.

Tiếp đó, vấn đề nhiệm vụ của cách mạng văn hóa đã đƣợc nêu lên trong

Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) cần phải thực hiện: “Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa”. “Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cải tạo xã hội”. Trƣớc năm 1943, ở Việt Nam, vấn đề văn hóa, khái niệm văn hóa nói đến rất ít, hoặc có nói đến thì ý kiến vấn còn nhiều khác nhau. Trong Đề cƣơng văn hóa, Đảng ta đề cập vấn đề văn hóa ở phạm vi rộng, chỉ lĩnh vực văn hóa tinh thần, bao gồm cả tƣ tƣởng, học thuật, nghệ thuật. Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và chính trị. Trong hoàn cảnh bị thực dân Pháp đô hộ thì vấn đề chính trị là vấn đề nổi lên hàng đầu nhƣng không phải vì thế mà xem nhẹ vấn đề văn hóa. Chỉ khi nào quan tâm đến văn hóa và lãnh đạo đƣợc văn hóa thì công cuộc vận động cách mạng mới có hiệu quả. “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa. Không chỉ làm cách mạng chính trị mà còn làm cách mạng văn hóa nữa. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được ra dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả” [10, tr.30-31]. Ở đây thái độ của Đảng với văn hóa rất công khai, rõ ràng.

Về nguyên tắc lãnh đạo văn hóa: Đảng khẳng định cách mạng văn hóa phải do Đảng lãnh đạo và chỉ có nhƣ vậy cách mạng văn hóa mới thành công. “Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo” [10, tr.31]. Đảng ta công khai bộc lộ quan điểm của mình trƣớc toàn xã hội. Qua đó thể hiện bản lĩnh của Đảng không chỉ trong đấu tranh chính trị mà còn trong đấu tranh văn hóa.

Về tính chất của nền văn hóa, Đề cƣơng viết: “Cách mạng dân tộc giải phóng Việt Nam chỉ có thể trong trƣờng hợp may mắn nhất đƣa văn hóa Việt Nam tới trình độ dân chủ và có tính chất dân tộc hoàn toàn độc lập dựng nên một nền văn hóa mới”; “cách mạng văn hóa ở Việt Nam phải dựa vào cách mạng dân tộc giải phóng mới có điều kiện phát triển”; “phải tiến lên thực hiện cách mạng xã hội…xây dựng một nền văn hóa xã hội…” [10, tr.31]. Ở đây trong hoàn cảnh nƣớc ta chƣa giành đƣợc chính quyền, Đảng ta nhấn mạnh tới tính chất dân tộc độc lập hoàn toàn. Đồng thời, bản đề cƣơng cũng mạnh dạn đề cập tới yếu tố “trình độ dân

chủ” của nền văn hóa. Rõ ràng là Đảng trong ý thức xây dựng nền văn hóa mới trong tƣơng lai đã nghĩ tới việc kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa tính chất dân tộc và không quên vƣơn tới tính chất thời đại.

Đảng khẳng định mục tiêu lâu dài là tiến tới xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Còn trong bối cảnh hiện tại, Đảng ta chủ trƣơng “văn hóa mới Việt Nam do Đảng cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo chủ trƣơng lúc này chƣa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa hay văn hóa Xô Viết”, “văn hóa mới Việt Nam là một thứ văn hóa có tính dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung. Chính vì thế nó cách mạng nhất và tiến bộ nhất ở Đông Dƣơng trong giai đoạn này” [10, tr.31]. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ đây là quan điểm mang tính định hƣớng để xây dựng một nền văn hóa mới, văn hóa dân tộc, chống lại những khuynh hƣớng văn hóa phản dân tộc. Sự phát triển của nền văn hóa dân tộc gắn liền với độc lập dân tộc và quyền dân chủ của nhân dân

Điểm tiến bộ đáng ghi nhận của Bản Đề cƣơng văn hóa Việt Nam chính là ở việc đã đƣa ra đƣợc ba nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới có tính chất căn bản, đó là: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa. Ngoài việc nêu ra, Bản Đề ƣơng còn đƣa ra các luận cứ giải thích rõ ràng, khoa học, đầy sức thuyết phục.

Dân tộc hóa là “chống mọi ảnh hƣởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập” [10, tr.32], “dân tộc hóa là làm cho văn hóa trực tiếp phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, làm cho trí thức có đầy lòng tự hào, dũng cảm đứng lên nhận trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng tổ quốc, xây dựng và phát triển nền văn hóa mới Việt Nam” [84, tr.58]. Đây là nguyên tắc hàng đầu, vô cùng quan trọng. Văn hóa bao giờ cũng gắn với một dân tộc nhất định. Chính tính dân tộc tạo bản sắc dân tộc của một nền văn hóa. Tính dân tộc không chỉ nằm ở bản thân nền văn hóa mà còn là cơ sở, điều kiện để phát huy sức mạnh của cả dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nƣớc khỏi sự đô hộ của đế quốc

Đại chúng hóa là “chống mọi chủ trƣơng, hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa lánh đông đảo quần chúng” [10, tr.33]. Đảng ta

luôn ý thức quần chúng nhân dân là ngƣời sáng tạo ra lịch sử, sáng tạo ra văn hóa và nói chung là sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Cũng chính vì vậy, mọi hoạt động tiến bộ phải hƣớng tới nhân dân. Văn hóa cũng không nằm ngoài quy luật. Xây dựng nền văn hóa đại chúng tức là nền văn hóa đó phải thuộc về nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ. Quần chúng nhân dân vừa là ngƣời sáng tạo, vừa là đối tƣợng phản ánh, vừa là ngƣời đƣợc hƣởng thụ mọi giá trị văn hóa. Về bản chất, quan điểm này của Đảng chính là tƣ tƣởng lấy nhân dân làm gốc. Ý nghĩa của nguyên tắc này không chỉ gói gọn trong xây dựng văn hóa mà xa hơn, rộng hơn chính là để khai thác và phát huy hết sức mạnh của nhân dân vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc lúc bấy giờ.

Đảng chỉ rõ nguyên tắc khoa học hóa là “chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa phản khoa học, phản tiến bộ”, “khoa học hóa là tạo điều kiện cho nền văn hóa dân chủ mới nhanh chóng thoát khỏi sự kìm hãm ấy, nhằm phát triển về mọi mặt trên cơ sở khoa học. Nó lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm kim chỉ nam hƣớng dẫn mọi suy nghĩ và hành động. Nó gạt ra khỏi đầu óc mọi ngƣời các loại thành kiến, hủ bại, mê tín và dị đoan” [34].

Về tổ chức các đoàn thể văn hóa: Phƣơng châm xây dựng nền văn hóa Dân tộc- Khoa học- Đại chúng của Đề cƣơng văn hóa Việt Nam đã trở thành mục tiêu phấn đấu có sức thu hút đông đảo đối với đông đảo đội ngũ làm công tác văn hóa văn nghệ ƣu tú nhất của dân tộc, tập hợp họ trong Hội Văn hóa Cứu quốc, Mặt trận Việt Minh và các tổ chức, phong trào văn hóa, xã hội khác. Hội Văn hóa Cứu quốc đƣợc chú trọng xây dựng, còn các chi hội, các tổ riêng của từng ngành văn hóa thì chƣa làm đƣợc bao nhiêu. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, cả dân tộc đang bƣớc vào một cuộc vận động giải phóng dân tộc vĩ đại, điều kiện chính quyền chúng ta chƣa giành đƣợc, do vậy hình thức của các hội, trong đó tiêu biểu cho văn hóa là Hội Văn hóa Cứu quốc là hình thức quá độ thiết thực và phù hợp.

Trong điều kiện chƣa có chính quyền, bọn phát xít, thực dân ra sức đàn áp và kiềm chế, để thực hiện đƣợc cuộc vận động tân văn hóa, Đảng ta đã đƣa ra nhiều

khả năng công khai và bán công khai”, “phối hợp mật thiết giữa phƣơng pháp bí mật và công khai” để tiến hành một loạt các nội dung của cuộc vận động văn hóa: “tuyên truyền và xuất bản”, “tổ chức các nhà văn”, “tranh đấu giành quyền lợi thực tại cho các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ…”, “chống nạn mù chữ”…[10, tr.33]

Bản Đề cƣơng không những đáp ứng đƣợc những yêu cầu cấp bách của giới trí thức lúc bấy giờ mà còn đề xuất đúng đắn những tƣ tƣởng lớn cho một nền văn hóa Việt Nam. “Đề cương văn hóa Việt Nam” là một bộ phận hợp thành của đƣờng lối cứu nƣớc của Đảng ta, là văn kiện trình bày một cách sáng tỏ quan điểm của Đảng về văn hóa văn nghệ để tập hợp thu hút, đoàn kết những ngƣời làm công tác văn nghệ, định hƣớng cho mọi ngƣời Việt Nam đứng lên cứu nƣớc cứu nhà. “Đề cương văn hóa Việt Nam” là sự tiếp nối sâu sắc tƣ tƣởng của Luận cƣơng chính trị năm 1930, sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin về văn hóa văn nghệ vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đi vào cuộc sống, “Đề cương văn hóa Việt Nam” đã thực sự trở thành kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn của các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ. Lần đầu tiên, các vấn đề về định nghĩa văn hóa, về cách mạng văn hóa, tính chất và các nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới trong tƣơng lai đã đƣợc định ra rõ ràng, căn bản nhất. Các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ tìm thấy ở đây những định hƣớng và xem đây nhƣ một cẩm nang cho hoạt động của mình đề càng vững tin hơn vào một tiền đồ xán lạn của nền văn hóa dân tộc trong tƣơng lai.

Trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, lại phải tập trung vào cuộc đấu tranh chính trị là nhiệm vụ bức thiết hàng đầu lúc bấy giờ, bản Đề cƣơng văn hóa có phần đơn giản và rất nhiều hạn chế là điều tất yếu. Vấn đề cách mạng tƣ tƣởng đề ra còn sơ sài, vấn đề xây dựng con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa chƣa đƣợc đề cập.

Thời kỳ sau khi nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945) cho đến ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), tình hình chính trị hồi này có những thuận lợi rất lớn cho cách mạng. Tuyệt đại đa số dân chúng theo cách mạng, tin tƣởng ở đƣờng lối của Đảng và của chính quyền cách mạng đứng đầu là chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những cuộc bầu cử hết sức tự do và dân chủ của các đại biểu và Quốc hội và ủy ban Hành chính các cấp, trên 93% cử tri đã bỏ phiếu cho

danh sách những ứng cử do Mặt trận Việt Minh đƣa ra. Nhƣng ở miền Nam, nhƣ chúng ta đã biết, giặc Pháp núp sau lƣng phái bộ Anh, trở lại xâm lƣợc; sau Hiệp định sơ bộ 06/03/1946, chúng cũng đã mang quân đóng ở Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố miền Bắc. Ở miền Bắc thì quân Tàu của bọn Tƣởng Giới Thạch kéo vào, gọi là để tƣớc khí giới quân đội Nhật đã đầu hàng, nhƣng cũng có âm mƣu đánh đổ chính quyền cách mạng, dựng lên một chính quyền bù nhìn tay sai của chúng. Do tình hình chính trị phức tạp nói trên, Đảng phải dùng sách lƣợc rút lui vào hoạt động bí mật, bên ngoài thì tuyên bố “tự giải tán”. Về mặt văn hóa, tuy chính thể là Dân Chủ Cộng Hòa, tƣ sản vẫn có quyền kinh doanh về báo chí, xuất bản, văn nghệ một cách tự do. Hai nhân tố nói trên một mặt làm cho trào lƣu văn hóa cách mạng phải tự hạn chế một phần vào việc trình bày công khai đƣờng lối và giải quyết các vấn đề lý luận, chẳng hạn nhƣ không thể công khai lý luận về sự lãnh đạo của Đảng trong văn hóa, hoặc có đề cập tới, thì cũng phải nói một cách bóng gió, nói không hết lẽ; mặt khác, hai nhân tố đó cũng vẫn bắt buộc chúng ta phải để cho các trào lƣu văn hóa chống lại đƣờng lối của Đảng, thù địch với cách mạng, có điều kiện hoạt động. Trong hoàn cảnh nhƣ thế, với những tiền đề đầu tiên của một nhà nƣớc mới thành lập, các nhà văn hóa vẫn luôn đặt ra vấn đề tìm tòi, xây dựng lý luận cho nền văn hóa mới.

Ngày 24/11/1946, Đại hội văn hóa toàn quốc lần thứ nhất1

đƣợc triệu tập tại thủ đô Hà Nội. Tại Đại hội Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ đọc diễn văn khai mạc và nêu rõ nhiệm vụ chính của nền văn hóa mới. Ngƣời chỉ rõ: “Phải lấy hạnh phúc của đồng bào, lấy sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải biết tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nền văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới với ba tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng…Văn hóa phải hướng quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ” [73, tr.500]. Những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nền văn hóa mới là tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại nhƣ là một định hƣớng cơ bản. Đồng thời Ngƣời cũng nêu ra vấn đề tiếp thu những kinh nghiệm văn hóa cũ và

tíếp thu văn hóa mới. Đó là một nét mới mà nền văn hóa phải hƣớng tới để bồi đắp thêm cho mình.

Hội Văn hóa Cứu quốc đƣợc thành lập từ trƣớc Cách mạng tháng Tám lúc này là một tổ chức hết sức quan trọng để tập hợp các nhà văn hóa trong mặt trận Việt Minh. Tạp chí Tiên phong của Hội là một cơ quan truyền bá đƣờng lối văn hóa của Đảng, Chính phủ cách mạng và Mặt trận đoàn kết dân tộc ở thủ đô.Tiên phong, tờ báo của Hội Văn hóa Cứu quốc. Đây là tờ báo gần nhƣ duy nhất về văn nghệ ra đời từ rất sớm, có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ngay từ đầu. Tiên Phong là cơ quan vận động văn hóa của Hội Văn hóa Cứu quốc, dự tính xuất bản bí mật từ lúc trƣớc khởi nghĩa tháng Tám- 1945. Nhƣng mãi đến tháng 11/1945, số 1 của tạp chí Tiên phong mới ra mắt ngƣời đọc- vì thế ở ngay trang đầu của số 1 có ghi hai chữ “tái bản”. Đây là tờ bán nguyệt san, tập hợp đƣợc trong ban biên tập nhiều tên tuổi tiêu biểu của văn học ta thời đó: Đặng Thai Mai, Nguyễn Huy Tƣởng, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nam Cao, Nhƣ Phong, Trần Huy Liệu, Hải Triều…Mặc dù chỉ tồn tại trong hơn một năm với 24 số, cho đến ngày Toàn quốc

Một phần của tài liệu Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)