Đời sống vănhóa

Một phần của tài liệu Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954 (Trang 28)

Bƣớc vào thời kỳ cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), giặc Pháp và bọn phản động đang ra sức tấn công ta về mặt văn hóa. Trong bối cảnh đó, đời sống văn hóa có những biến chuyển to lớn.

Với cuộc kháng chiến toàn diện và toàn quốc, đời sống văn hóa đã chuyển qua một cuộc biến chuyển lớn về vật chất cũng nhƣ về tinh thần. Một số khá đông trong các nhà văn hóa đã tham gia vào công cuộc kháng chiến trong bộ đội trong các đoàn tuyên truyền hoặc các cơ quan, các tổ chức tăng gia sản xuất, bình dân học vụ, các phòng thí nghiệm hoặc các cơ quan chế tạo.

Về phần vật chất, đời sống mới là một đời sống vất vả, mệt nhọc, thiếu thốn. Mà tình trạng đó không phải riêng gì cho anh em trong bộ đội hay trong các đoàn xung phong, lƣu động. “Trên con đƣờng di cƣ, tản cƣ, chúng ta có thể tƣởng tƣợng đƣợc những sự chịu đựng âm thầm và can đảm của các bạn, khi nhìn thấy nét mặt lo

âu, và buồn bã của vợ con, bố mẹ. Những bộ “áo ăn nói” năm ngoái kia, hồi này đã nhuốm theo màu nâu sồng thôn dã. Các món ăn cao lƣơng mỹ vị đọ nọ, giờ đây chỉ là một ký ức xa xăm. Dƣa cà tƣơng muối, nhà tranh vách đất dần dần sống thấy đã quen quen” [113, tr.32-35].

Từ khi kháng chiến toàn quốc, Trung ƣơng Đảng và Chính phủ đã vận động hầu hết các văn nghệ sĩ đem gia đình rời khỏi vùng địch chiếm, theo chiến khu, ra khu ba, khu bốn, khu 12, khu 10…. Sự quan tâm của Trung ƣơng Đảng và của Chính phủ qua những chủ trƣơng cụ thể đã làm anh em nghệ sĩ yên tâm hoạt động. Nhiều văn nghệ sĩ tòng quân hoặc làm công tác ở cơ sở. Văn sĩ Nguyễn Tuân nhớ lại: “Tôi còn nhớ ở Việt Bắc, một hình ảnh rất cảm động là anh Nguyễn Văn Mãi (bây giờ là Phó giám đốc NXB Tác phẩm mới) đến vận động từng gia đình văn nghệ sĩ từ dƣới xuôi, đi bộ, gồng gánh, dắt díu lên “làng văn nghệ” ở Xuân Áng (Phú Thọ). Đối với các gia đình văn nghệ sĩ, chính quyền có trợ cấp, để có cách làm ăn sinh sống. Lúc này, niềm tự hào của chúng tôi là hầu hết văn nghệ sĩ đều tham gia vào những sự kiện lớn của đất nƣớc. Nhiều ngƣời có mặt trong các chiến dịch lớn. Những sự kiện đó nói lên sự sáng suốt và quan tâm của Đảng, Đảng đã vận động văn nghệ sĩ luôn luôn đi vào các mũi nhọn của đời sống đất nƣớc” [113, tr.43].

Cách mạng tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên ngôn độc lập nhƣng nền độc lập đứng trƣớc những thách thức to lớn. Cũng nhƣ bối cảnh xã hội lúc ấy, văn hóa vừa diễn ra xu hƣớng hội tụ, vừa tiếp tục sự phân hóa của các khuynh hƣớng văn hóa. Trên phạm vi cả nƣớc mà nói, đây là thời kỳ diễn ra sự hội tụ của nhiều dòng hƣớng khác nhau: thời kỳ thơ ca và báo chí cách mạng hoạt động bí mật chuyển ra công khai, thời kỳ văn học công khai trƣớc đó đang lao vào các ngõ cụt bế tắc theo các dạng khác nhau, đƣợc cách mạng giải phóng đang hồi sinh trở lại, có bộ phận vẫn giữ nguyên giai điệu cũ, nhƣng đại bộ phận đều có sự chuyển đổi trên lập trƣờng yêu nƣớc và tinh thần dân tộc. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại các khuynh hƣớng văn hóa, các khuynh hƣớng tƣ tƣởng trái chiều. Sự hợp lƣu, sự hội tụ của các dòng, các bộ phận văn hóa khác nhau trong buổi đầu này cũng không loại bỏ sự khác nhau trong khuynh hƣớng, trong quan niệm văn hóa có lịch

sử kéo dài từ trƣớc, và vẫn còn cơ sở khách quan cho sự tồn tại của nó sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, khi đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội còn rất phức tạp, khó khăn, khi chính quyền cách mạng còn non trẻ, mọi sinh lực và khả năng của dân tộc cần phải tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ chính quyền, chống giặc đói, xây dựng đời sống mới và thanh toán nạn mù chữ.

Sau khi Cách mạng thành công văn hóa vẫn vừa diễn ra sự hội tụ, vừa tiếp tục sự phân hóa của các khuynh hƣớng văn hóa trên bối cảnh đấu tranh chính trị phức tạp để giành và giữ chính quyền. Nền độc lập dân tộc tiếp tục bị đe dọa. Tổ quốc có nguy cơ bị xâm lƣợc và cắt chia. Trên phần đất miền Nam, súng tiếp tục nổ. Các lực lƣợng sáng tác và hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật còn chƣa nguôi niềm say vui giải phóng, và chƣa kịp cảm nhận hết cái sung sƣớng của sự đổi đời, thì đã phải cùng nhân dân chia sẻ niềm lo âu và căm giận trƣớc âm mƣu của các thế lực xâm lƣợc đang lăm le trở lại.Và tiếng súng kháng chiến toàn quốc nổ ra đêm ngày 19/12/1946 chấm dứt tình thế “giáp ranh” giữa chiến tranh và hòa bình, để đƣa đất nƣớc sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả dân tộc đƣợc huy động vào một cuộc chiến đấu bằng mọi vũ khí có trong tay để chặn đứng kẻ thù, một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trƣờng kỳ. Cũng từ thời điểm ấy, các lực lƣợng văn hóa còn chƣa hết bỡ ngỡ trong cuộc chuyển mình, đã sang một chặng đƣờng mới- chặng đƣờng cùng dân tộc tham gia vào cuộc chiến đấu, bắt đầu bằng hành động rời bỏ thủ đô và các trung tâm thành thị lớn, để đi lên chiến khu, ra các vùng tự do, về hậu phƣơng, cùng nhân dân tổ chức đời sống kháng chiến, và để phục vụ có hiệu quả cho cuộc kháng chiến về quân sự, chính trị, phải tổ chức lại đời sống văn hóa và xây dựng nền văn hóa ấy trên tinh thần dân tộc, hiện thực và nhân dân.

Đội ngũ các nhà văn hóa Việt Nam khi bƣớc vào cuộc kháng chiến của dân tộc đến từ ba khu vực:

Các văn nghệ sĩ vốn đã là các nhà cách mạng (Hải Triều, Tố Hữu…)

Các văn nghệ sĩ đến từ các trƣờng phái khác nhau từ trƣớc 1945 (Ngô Tất Tố, Kim Lân, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao…)

Các trí thức trẻ yêu nƣớc và đội viên Vệ Quốc đoàn (Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Trần Đăng, Nguyễn Văn Bổng…) [125, tr.141]

Đội ngũ văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến lên đến hàng trăm, bao gồm những ngƣời ƣu tú nhất và đƣợc phân bổ ở mọi miền Tổ quốc nhƣng nơi tập trung hơn cả là chiến khu Việt Bắc rồi đến khu Bốn cũ, khu Năm và Nam Bộ. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, các nhà văn đã tham gia vào tất cả các công việc khác nhau mà cuộc kháng chiến đòi hỏi: viết văn, làm báo công tác Đảng và công tác đoàn thể xã hội, tham gia công tác chính quyền, trực tiếp cầm súng chiến đấu…Họ vừa công tác vừa sáng tác, vừa “nhận đƣờng”. “Một luồng gió hoàn toàn mới thổi vào đời sống văn hóa của đất nƣớc. Những “buồn rơi, buồn rớt”, những dấu vết của chủ nghĩa hiệp sĩ ngày đầu dần dà thay bằng những cảm hứng lớn bắt nguồn từ thực tế thôn làng, núi non, thực tế cuộc sống của nhân dân, thực tế của một cuộc kháng chiến lớn” [24, tr.7].

Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, tham gia vào công việc xây dựng nền văn hóa mới thì lực lƣợng cơ bản là đội ngũ sáng tác cũ đã đƣợc cải tạo về mặt tƣ tƣởng. Cách mạng Tháng Tám đem lại cho văn nghệ một luồng gió mới trong sạch, lành mạnh, xua tan không khí nặng nề, ngột ngạt, bế tắc của văn nghệ trƣớc đó. Phải nói rằng ban đầu, họ đến với cách mạng bằng cảm tính nhiều hơn lý tính, có ngƣời đến với cách mạng để thỏa mãn cái yêng hùng của mình. “Vừa lúc đó, thì cách mạng và kháng chiến bùng nổ. Những cái thực tế bẩn thỉu, đau đớn, hôm qua bỗng bổ nhào xuống. Những nhiệm vụ cấp thiết bỗng đặt ra. Cuộc đời chuyển sang hƣớng mới. Ngƣời ta không kịp suy nghĩ, không cần suy nghĩ cứ đi thẳng vào cách mạng rồi kháng chiến” [103]. Trên đây là lời nhận xét của một nhà văn thuộc trào lƣu lãng mạn trƣớc đây. Văn nghệ sĩ cũ khi đƣợc đổi đời thì choáng ngợp trƣớc hiện thực cách mạng lớn lao, họ cảm thấy rằng cách mạng có thể đổi khác cho họ, cho văn nghệ. Nhƣng họ cũng đƣợc chuyển biến khá nhanh từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính. Đối với những văn nghệ sĩ đã có quá trình chuyển mình thì cách mạng nhƣ “một cuộc tái sinh màu nhiệm” [103]. Những giá trị tích cực mà các trào

lƣu văn nghệ trƣớc đây có nhƣng chƣa thể phát huy đƣợc, giờ đây cách mạng đã tạo điều kiện cho nó trỗi dậy.

Hoàn cảnh kháng chiến đã làm cho “đời sống tinh thần và vật chất của nhà văn hóa đều đã trải qua một phen biến chuyển. Nhân sinh quan, thế giới quan đã biến tƣớng trong tâm hồn nhà văn hóa. Những mối tình cảm mới, những ý chí tin tƣởng mới đã nảy nở trên buồng tim nhà trí thức. Điều kiện sáng tác cũng chỉ có thể giải quyết theo hoàn cảnh thực tế. Tƣ liệu của nhà văn, dụng cụ của nhà sáng tạo, vật liệu của họa sĩ, cho đến những đầu đề cảm hứng đều do đời sống của xã hội quyết định” [113, tr.55].

Rõ ràng nhƣ Nguyễn Đình Thi kết luận là “sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của ta” [113, tr.65].

Tiểu kết chƣơng 1:

Bối cảnh thời đại và bối cảnh thực tế của dân tộc sau Cách mạng Tháng Tám và kể từ ngày bƣớc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc năm 1945-1954 đã là những yếu tố có tác động, ảnh hƣởng rất lớn tới sự hình thành, sự phát triển và những đặc điểm cơ bản của nền văn hóa mới mà Đảng ta xây dựng trong kháng chiến. Những ảnh hƣởng từ bên ngoài nhƣ ảnh hƣởng từ Liên Xô, Trung Quốc… nhƣ là những mẫu hình thiết chế văn hóa vô sản mới mà Việt Nam học tập và cũng đang hƣớng tới nhằm xây dựng một nền văn hóa dân chủ nhân dân, bắt kịp với nhu cầu tiến bộ của thời đại trên lĩnh vực văn hóa. Bên cạnh đó những thành tựu, những kinh nghiệm, những bƣớc đi của các nƣớc “đàn anh” trở thành yếu tố mà chúng ta có thể kế thừa đƣợc trong thực tiễn. Đặc biệt, sự giúp đỡ về mặt vật chất, cũng nhƣ tinh thần của các nƣớc XHCN anh em trong cuộc kháng chiến nói chung và trên lĩnh vực văn hóa nói riêng là rất to lớn. Bối cảnh của cuộc kháng chiến không có giới tuyến rõ ràng, cũng nhƣ bối cảnh của nền văn hóa đã hình thành những định hƣớng căn bản từ trƣớc năm 1945 là nền tảng cho nền văn hóa mới nảy nở, trƣởng thành trong cuộc kháng chiến.

CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954) 2.1. Xây dựng lý luận nền văn hoá kháng chiến

2.1.1. Tiếp tục xây dựng lý luận của nền văn hóa kháng chiến trên nền tảng cơ bản của Bản “Đề cương văn hóa Việt Nam”(1943) (2/9/1945- 7/1948) cơ bản của Bản “Đề cương văn hóa Việt Nam”(1943) (2/9/1945- 7/1948)

Đƣợc khởi thảo và công bố năm 1943, trong bối cảnh Việt Nam chƣa giành đƣợc chính quyền, nƣớc nhà chƣa độc lập, đất nƣớc tiến hành cuộc kháng chiến hết sức cam go, gian khổ chống Pháp, chống Nhật, chiến tranh thế giới đang diễn ra ác liệt, “Đề cương văn hóa Việt Nam” là văn kiện quan trọng của Đảng ta về văn hóa, văn nghệ, có giá trị nhƣ một cƣơng lĩnh văn hóa đầu tiên, chỉ ra một cách khoa học và đúng đắn quy luật vận động và phát triển của sự nghiệp văn hóa nƣớc ta. Giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của Đề cƣơng văn hóa Việt Nam là ở chỗ, trong bối cảnh hết sức khó khăn của đất nƣớc thời kỳ đó, nhờ đƣợc trang bị thế giới quan khoa học, Đảng ta đã có đƣợc sự tổng kết thực tiễn vô cùng sâu sắc và tầm nhìn xa rộng khi coi nhân tố văn hóa, việc vận dụng văn hóa, xây dựng nền văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

“Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943 ra đời và đi vào cuộc sống là một mốc son quan trọng đánh dấu sự trƣởng thành của Đảng ta, khẳng định đƣờng lối chính trị, đƣờng lối văn nghệ của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Khác với các văn kiện công bố trong dịp thành lập Đảng và Luận cƣơng chính trị (10/1930), Đề cƣơng văn hóa Việt Nam chính thức đặt vấn đề văn hóa trong cách mạng Việt Nam. Đề cƣơng là văn kiện đầu tiên trực tiếp nêu một số quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo cơ bản của Đảng với lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.

Trƣớc hết, Đề cƣơng đi thẳng vào vấn đề văn hóa. Đề cƣơng đƣa ra một định nghĩa khái quát về văn hóa đó chính là lĩnh vực “phản ánh toàn bộ đời sống xã hội vào ý thức con người, thể hiện phong phú trên các mặt: tư tưởng, học thuật và nghệ thuật”. Văn hóa luôn luôn có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội. Lần đầu tiên, trong một văn kiện chính thức Đảng ta đƣa ra một định nghĩa khái lƣợc về văn hóa nhƣng nó còn khá cơ bản.

Tiếp đó, vấn đề nhiệm vụ của cách mạng văn hóa đã đƣợc nêu lên trong

Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) cần phải thực hiện: “Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa”. “Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cải tạo xã hội”. Trƣớc năm 1943, ở Việt Nam, vấn đề văn hóa, khái niệm văn hóa nói đến rất ít, hoặc có nói đến thì ý kiến vấn còn nhiều khác nhau. Trong Đề cƣơng văn hóa, Đảng ta đề cập vấn đề văn hóa ở phạm vi rộng, chỉ lĩnh vực văn hóa tinh thần, bao gồm cả tƣ tƣởng, học thuật, nghệ thuật. Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và chính trị. Trong hoàn cảnh bị thực dân Pháp đô hộ thì vấn đề chính trị là vấn đề nổi lên hàng đầu nhƣng không phải vì thế mà xem nhẹ vấn đề văn hóa. Chỉ khi nào quan tâm đến văn hóa và lãnh đạo đƣợc văn hóa thì công cuộc vận động cách mạng mới có hiệu quả. “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa. Không chỉ làm cách mạng chính trị mà còn làm cách mạng văn hóa nữa. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được ra dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả” [10, tr.30-31]. Ở đây thái độ của Đảng với văn hóa rất công khai, rõ ràng.

Về nguyên tắc lãnh đạo văn hóa: Đảng khẳng định cách mạng văn hóa phải do Đảng lãnh đạo và chỉ có nhƣ vậy cách mạng văn hóa mới thành công. “Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo” [10, tr.31]. Đảng ta công khai bộc lộ quan điểm của mình trƣớc toàn xã hội. Qua đó thể hiện bản lĩnh của Đảng không chỉ trong đấu tranh chính trị mà còn trong đấu tranh văn hóa.

Về tính chất của nền văn hóa, Đề cƣơng viết: “Cách mạng dân tộc giải phóng Việt Nam chỉ có thể trong trƣờng hợp may mắn nhất đƣa văn hóa Việt Nam tới trình độ dân chủ và có tính chất dân tộc hoàn toàn độc lập dựng nên một nền văn hóa mới”; “cách mạng văn hóa ở Việt Nam phải dựa vào cách mạng dân tộc giải phóng mới có điều kiện phát triển”; “phải tiến lên thực hiện cách mạng xã hội…xây dựng một nền văn hóa xã hội…” [10, tr.31]. Ở đây trong hoàn cảnh nƣớc ta chƣa giành đƣợc chính quyền, Đảng ta nhấn mạnh tới tính chất dân tộc độc lập hoàn toàn. Đồng thời, bản đề cƣơng cũng mạnh dạn đề cập tới yếu tố “trình độ dân

chủ” của nền văn hóa. Rõ ràng là Đảng trong ý thức xây dựng nền văn hóa mới trong tƣơng lai đã nghĩ tới việc kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa tính chất dân tộc và không quên vƣơn tới tính chất thời đại.

Đảng khẳng định mục tiêu lâu dài là tiến tới xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Còn trong bối cảnh hiện tại, Đảng ta chủ trƣơng “văn hóa mới Việt Nam do Đảng cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo chủ trƣơng lúc này chƣa phải là văn hóa

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954 (Trang 28)