Bộ Quốc Gia giáo dục là một trong những Bộ đầu tiên là thành viên của Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ngay sau khi thành lập. Bộ trƣởng đầu tiên là Vũ Đình Hòe. Ngày 2/3/1946, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa I, Đặng Thai Mai đƣợc cử làm Bộ Trƣởng Bộ Quốc gia giáo dục, Đỗ Đức Dục đƣợc cử làm Thứ trƣởng. Đến tháng 11/1946, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên đƣợc cử làm Bộ trƣởng, còn Nguyễn Khánh Toàn làm thứ trƣởng. Bộ máy của Bộ Quốc gia giáo dục gồm có Văn phòng các Bộ và các Nha: Đại học vụ, Trung học vụ, Tiểu học vụ. Đến ngày 8/9/2945 với sắc lệnh 17, có thêm Nha Bình dân học vụ thuộc Bộ Quốc gia giáo dục.
Ngày 7/9/1946, bộ máy của Bộ Quốc gia giáo dục đƣợc chính thức quy định theo Sắc lệnh số 119 gồm có: Văn phòng Bộ do một đổng lý Văn phòng điều khiển. Dƣới có các Nha học vụ, mỗi nha có một tổng giám đốc điều khiển: gồm có Nha Đại học vụ, Nha trung học vụ, Thanh tra trung học vụ, Nha tiểu học, Thanh tra tiểu học vụ, Nha Bình dân học vụ, Nha thanh niên và thể dục. Thuộc Nha Giáo dục Đại học vụ có các đại học: Đông Dƣơng bác cổ học viện, Sở lƣu trữ văn thƣ và Thƣ viện toàn quốc Hà Nội, Việt Nam học xá- Hà Nội, văn hóa viện Trung bộ- Thanh Hóa.
Thuộc các Nha Tổng giám đốc trung học vụ, tiểu học vụ, Bình dân học vụ, Thanh niên và Thể dục, có các Sở Trung học vụ, Tiểu học vụ, Bình dân học vụ, Thanh niên và thể dục Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Nhƣ vậy Nha tổng giám đốc là một cấp quản lý hành chính nhà nƣớc theo ngành của ngành giáo dục.
Ngày 10/10/1945, Sắc Lệnh 44 quyết định thành lập Hội đồng cố vấn học chính có nhiệm vụ giúp Bộ trƣởng nghiên cứu một chƣơng trình cải cách, theo dõi sự thực hiện chƣơng trình đó và góp ý về các vấn đề khoa học giáo dục. Hội đồng đó bao gồm các nhà khoa học, các trí thức, các nhà giáo dục tiêu biểu cả nam và nữ, những ngƣời có tâm huyết với nền giáo dục Việt Nam.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Bộ quốc gia giáo dục sơ tán từ thủ đô về nông thôn, từ Hà Đông, Phú Thọ lên Tuyên Quang và An toàn khu và chia thành hai bộ phận: Một bộ phận đóng ở Ngòi Riềng, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, một bộ phận đóng ở Yên Nguyên, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Về các ban chuyên môn thì chia thành bốn Nha: Tiểu học vụ, Trung học vụ, Đại học vụ và Bình dân học vụ với các phòng ban nhƣ sau: Phòng Tu thƣ (sau này gọi là Trại tu thƣ) chuyên viết sách giáo khoa, Phòng Ấu trĩ thành lập theo nghị định số 104 ngày 17/7/1945 và tới ngày 4/7/1950 đổi thành Ban Mẫu giáo (theo nghị định 404) trực thuộc phòng thể dục thể thao.
Sau một thời gian rút ra vùng căn cứ an toàn, bộ máy của Bộ đƣợc cải tiến, tập trung đầu mối theo hƣớng tinh giản, gọn nhẹ, thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến, theo nghị quyết của Hội đồng chính phủ ngày 7/1/1947 và thông tƣ 1/VP ngày 12/1/1947 của Chủ tịch Chính phủ gửi các bộ trƣởng. Đồng thời Bộ chủ trƣơng cải cách bộ máy thanh tra giáo dục và bình dân học vụ ở các tỉnh, lập các khu và liên khu giáo dục, theo quy định chung [50, tr.118].
Từ năm 1950, theo sắc lệnh số 7/SL (ngày 20/01/1950) Văn phòng bộ đã thống nhất làm một (không còn Đổng lý sự vụ). Năm 1951, Nha tiểu học và Nha Trung học đƣợc hợp nhất
Ở Nam Bộ: tháng 8/1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ ra quyết định thành lập Sở Giáo dục và Viện Văn hóa kháng chiến Nam Bộ, đồng thời giao
cho giáo sƣ Nguyễn Văn Chì làm Giám đốc Sở Giáo dục và Thạc sĩ Hoàng Xuân Nhị làm Giám đốc Viện văn hóa kháng chiến Nam Bộ. Sau khi ra đời, nhiệm vụ cụ thể của Sở Giáo dục Nam Bộ là chống thất học, nhanh chóng thanh toán nạn mù chữ và tiếp đến là nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Với mục tiêu “quét sạch tàn tích văn hóa ngu dân, nô dịch của thực dân Pháp, xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, dựa trên ba nguyên tắc: dân tộc- khoa học- đại chúng” [83, tr.87]. Để thực hiện mục tiêu đó, Sở Giáo dục Nam Bộ tiến hành thành lập hệ thống giáo dục các cấp từ thành phố, thị xã tới tận huyện, xã. Ở cấp tỉnh có ty giáo dục, ở huyện có phòng giáo dục, đồng thời tiến hành phát động phong trào “chống thất học” trên toàn địa bàn Nam Bộ. Hƣởng ứng lời kêu gọi của Sở Giáo dục, toàn dân dấy lên một phong trào học chữ Quốc ngữ sôi nổi, lôi cuốn mọi tầng lớp, mọi giới, mọi lứa tuổi tham gia.
Tóm lại, trong kháng chiến chống Pháp, thiết chế của nền văn hóa mới đã dần hình thành, tuy là ở những nét cơ bản nhất nhƣng nó đã thể hiện đƣợc ý thức của Nhà nƣớc, của Đảng trong việc xác lập một hệ thống thể chế cho quá trình văn hóa vận động. Đó là hệ thống các cơ quan Ban ngành từ Trung ƣơng tới địa phƣơng các ngành nói chung, và ở cả các lĩnh vực cụ thể nhƣ giáo dục, báo chí, in ấn, điện ảnh, phát thanh, biểu diễn nghệ thuật…Diện mạo của thiết chế mà Việt Nam hƣớng tới thiết lập nền văn hóa mới gắn liền với đặc trƣng nền văn hóa dân chủ nhân dân. Đối tƣợng phục vụ chủ yếu cho đại chúng, phục vụ cho nhu cầu thụ hƣởng văn hóa của đại chúng nhân dân. Hệ thống thiết chế này mang tính linh hoạt, có sự thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh của chiến trƣờng, hoàn cảnh của cuộc chiến tranh. Ý nghĩa to lớn của thiết chế văn hóa mới ấy chính là nó đã tạo đƣợc nền tảng cho nền văn hóa mới của Việt Nam vận hành đúng hƣớng trong bối cảnh lúc bấy giờ.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA NỀN VĂN HÓA KHÁNG CHIẾN
Trải qua quá trình xây dựng từ 1945 đến khi kháng chiến thắng lợi (1954), nền văn hóa kháng chiến đã đạt đƣợc các thành tựu cơ bản về xây dựng thiết chế cũng nhƣ bộ máy quản lý văn hóa, xây dựng các lý luận văn hóa cơ bản tạo nên đƣờng lối văn hóa kháng chiến. Dƣới những tƣ tƣởng chỉ đạo cơ bản của đƣờng lối văn hóa đó, trong các ngành cụ thể của nền văn hóa nhƣ giáo dục, báo chí, văn hóa nghệ thuật…đều đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định đáng ghi nhận. Các thành tựu ở các ngành góp phần tạo nên hình hài của nền văn hóa mới.