Giáo dục

Một phần của tài liệu Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954 (Trang 91)

Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vai trò của giáo dục trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc từ sau khi nƣớc Việt Nam giành đƣợc độc lập đến khi giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ đã chứng tỏ đƣợc vai trò quan trọng đó. Những thành tựu của giáo dục nói lên bản chất ƣu việt của chế độ dân chủ nhân dân mới thành lập của chúng ta. Nó nói lên rằng, chính quyền của chúng ta là một chính quyền của dân, do dân, vì dân. Do đó dã thu hút đƣợc sự ủng hộ tham gia của toàn dân vào sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Mặt khác, giáo dục góp phần nâng cao dân trí, nâng cao sự giác ngộ và năng lực của nhân dân ta, tăng thêm sức mạnh cho các lực lƣợng kháng chiến chống xâm lƣợc.

Sau ngày Cách Mạng tháng Tám thành công, chúng ta phải gánh chịu một di sản văn hóa nghèo nàn, hơn 95% dân số mù chữ, trình độ dân trí thấp, và một hệ thống giáo dục què quặt, chắp vá, không hoàn chỉnh. Hậu quả của di sản này đối với dân tộc là vô cùng to lớn. Nó trở thành một trong những thứ giặc nguy hiểm đồng hành cùng với giặc đói và giặc ngoại xâm đe dọa sự tồn vong của chính quyền non trẻ.

Vì vậy, ngay từ những ngày đầu của Cách mạng Tháng Tám, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đặt nhiệm vụ giáo dục đúng với tầm quan trọng của nó, với khẩu hiệu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra: chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Từ đó, khắp thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng có lớp học, mỗi nhà một lớp học, mỗi

mái đình là một trƣờng học. Vì vậy, chỉ sau một năm phát động xóa nạn mù chữ đã có hơn hai triệu ngƣời biết đọc, biết viết. Đồng thời một loạt chủ trƣơng biện pháp nhằm khuyến khích học sinh ở các bậc tiểu học, trung học và đại học đƣợc ban hành nhƣ: bãi bỏ tiền học, tiền thi ở tất cả các bậc học, gia hạn cho học sinh các lớp, cấp học bổng, mở ký túc xá cho các trƣờng trung học…Điều quan trọng là dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta đã định ra đƣợc những nguyên tắc của nền giáo dục mới là dân tộc, khoa học, đại chúng.

Đứng trƣớc tình thế đó, Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã kịp thời đƣa ra những chủ trƣơng để nhằm giải quyết những nhu cầu cấp bách về giáo dục. Đó là chiến dịch chống nạn mù chữ, đồng thời với nhiệm vụ cải tổ và xây dựng bƣớc đầu với các ngành học. Chống nạn thất học là một trong những công việc cấp bách của chính quyền mới. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 03/09/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”

Nhờ có đƣờng lối, chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta, đặc biệt là đƣợc sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự hƣởng ứng của nhân dân nên chiến dịch chống nạn mù chữ đầu tiên này, sau một năm đã thu đƣợc những thành quả nhất định.

Số ngƣời mù chữ trƣớc năm 1945 là 15 triệu

Số ngƣời thoát khỏi nạn mù chữ tới ngày 8/9/1946 là 2,5 triệu Số giáo viên dạy trong năm 1946 là 95.600 ngƣời.

Số lớp học trong năm ấy là 74.000

Số sách in đƣợc trong năm ấy là 2,5 triệu [79, tr.42].

Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 đƣợc triển khai ở các vùng giải phóng từ liên khu V trở ra, còn các tỉnh cực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông và Tây Nam Bộ vẫn tiếp tục học theo chƣơng trình cũ cải tiến. Trong khi đó, tại các vùng do thực dân Pháp tạm chiếm các trƣờng vẫn dạy học theo hệ phổ thông từ tiểu học đến hết trung học đệ nhị cấp là 12 năm. Nội dung và chƣơng trình học giống nhƣ trƣớc năm 1945. Điều quan trọng nhất là trong cuộc cải cách giáo dục là bồi dƣỡng

củng cố lại đội ngũ giáo viên, để thực hiện tốt cải cách giáo dục, không phải chỉ có thay đổi hệ thống nhà trƣờng, chƣơng trình học, sách giáo khoa là đủ, một vấn đề có ý nghĩa là bồi dƣỡng tinh thần, năng lực và trình độ của giáo viên.

Tất cả các ngành học từ 1948 đến 1950 đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng:

Về bình dân học vụ và bổ túc văn hóa:

Sau cao trào diệt dốt từ 1948-1950, tính đến tháng 6 năm 1950, số ngƣời đƣợc xóa nạn mù chữ trong cả nƣớc ta là trên 10 triệu ngƣời. Một số khá đông những ngƣời này qua học lớp dự bị bình dân để thoát nạn mù chữ một cách chắc chắn và có kiến thức thƣờng dùng phục vụ kháng chiến và nâng cao đời sống văn hóa. Tổng số đơn vị đƣợc công nhận đã thanh tóan xong nạn mù chữ là 10 tỉnh, 8 huyện, 1.424 xã và 7.284 thôn [1, tr.150]. Với thành tích đó, đến đầu năm 1951, Chính phủ đã quyết định thƣởng Huân chƣơng kháng chiến cho Nha Bình dân học vụ.

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Nha Bình dân học vụ rất chú trọng đến việc giáo dục và rèn luyện, bồi dƣỡng văn hóa cho cán bộ xuất thân từ nông dân lao động. Tính đến cuối năm 1953, theo thống kê của 11 tỉnh ở trung du và đồng bằng bình dân học vụ đã huy động đƣợc 20 vạn nông dân lao động tham gia lớp dự bị và 19,6 vạn ngƣời ra học lớp sơ cấp. Ngoài ra còn kể đến các hình thức học tập khác, nhƣ khi đoàn tiếp vận, dân công hỏa tuyến nƣờm nƣợp ra mặt trận cũng có học viên và giáo viên bình dân học vụ đi theo, phong trào học tập diễn ra sôi nổi ngay bên chiến hào, trên đƣờng chuyển quân.

Tính đến tháng 6 năm 1954, phong trào bình dân học vụ đƣợc đẩy mạnh hơn: Cán bộ xã theo học các lớp sơ cấp là 6.854 ngƣời (số liệu 6 tỉnh); số cán bộ xã theo học các lớp dự bị là : 23.824; số cán bộ xã theo học lớp bổ túc là 6.336 ngƣời (số liệu 11 tỉnh); Nhân dân theo học các lớp sơ cấp là 412.270 ngƣời; nhân dân theo học các lớp một bổ túc là 65.774 ngƣời.

Từ năm 1951 đến 1953, các cơ sở giáo dục đã đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho gần 7.000 công nhân để cung cấp cho các ngành sản xuất. ở nhiều

xƣởng quân guới cũng tích cực tổ chức cho công nhân học chuyên môn và nghiệp vụ tại xƣởng, mỗi tuần giành 6 giờ để học.

Đến cuối 1952, đầu 1953, trƣờng học đƣợc xây dựng ở khắp mọi nơi dƣới nhiều hình thức sinh động.

Đối với ngành học mẫu giáo và vỡ lòng:

Sau cách mạng Tháng Tám, trong Sắc Lệnh 119/SL ngày 9/7/1946 về tổ chức Bộ Quốc gia giáo dục, Nhà nƣớc ta chủ trƣơng thành lập phòng ấu trĩ thuộc Bộ Giáo dục. Và trong sắc lệnh 146/SL ngày 10/8/1946, trong “những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới” chính phủ đã ghi rõ: “Bậc học ấu trĩ là một trong những bậc học trong nền giáo dục mới. Bậc học ấu trĩ nhận giáo dục trẻ em dƣới 7 tuổi và sẽ tổ chức tùy theo điều kiện thuận tiện do Bộ quốc gia giáo dục ấn định sau” [136]. Ngày 4/7/1950, Bộ giáo dục đã ra nghị định số 404/ND nhằm thành lập ở Bộ một Ban mẫu giáo Trung ƣơng thay cho phòng giáo dục ấu trĩ cũ [26, tr.206], trực thuộc Bộ Giáo dục. Kể từ năm 1952, công tác vỡ lòng có bƣớc tiến quan trọng, nhất là ở các xã phát động giảm tô (1952) và cải cách ruộng đất (1953), nhiều xã có đến 2-3 lớp vỡ lòng trong các thôn xóm. Thành tích của ngành học vỡ lòng là rất đáng kể: năm 1952, số trẻ vào vỡ lòng mới chỉ 17.010, nhƣng đến 1954 số trẻ vào vỡ lòng đã lên tới 357.800 tăng gấp 20 lần so với năm 1952. Số giáo viên cũng tăng từ 845 ngƣời lên đến 11.598 ngƣời, tăng gấp 13 lần so với cùng thời điểm trên [78, tr.19].

Đối với ngành học giáo dục phổ thông

Từ sau cuộc cải cách giáo dục năm 1950-1951, ngành giáo dục phổ thông thực sự có những biến đổi to lớn. Song song với sự phát triển về số lƣợng, Đảng và Chính phủ rất coi trọng vấn đề nâng cao chất lƣợng của nhà trƣờng phổ thông. Thực hiện chủ trƣơng phát triển các trƣờng học, ngành giáo dục phổ thông đã giải quyết tốt vấn đề kết hợp lực lƣợng của nhà nƣớc với lực lƣợng của nhân dân. Nghĩa là ngoài ngân quỹ do Nhà nƣớc đài thọ, nhân dân tự nguyện gánh vác một phần chi phí cần thiết cho việc xây dựng trƣờng sở, thiết bị vật chất và trả lƣơng cho giáo viên. Nhờ vậy, chỉ trong mấy năm thực hiện cải cách giáo dục, trƣờng phổ thông 9

năm với cơ sở sẵn có của nó đã có ở vùng tự do cũ, căn bản là tiến bộ và có tác dụng tích cực trong thời kỳ kháng chiến.

Ngay trong thời kỳ khói lửa chiến tranh, riêng số trƣờng phổ thông cấp II, III của ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đã nhiều hơn các trƣờng ở bậc tƣơng đƣơng dƣới thời Pháp thuộc. Điều đó phần nào nói lên tính chất ƣu việt của nền giáo dục nƣớc ta dù đƣợc xây dựng trong điều kiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Ngay tại một số tỉnh miền núi nhƣ Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Yên đã mở trƣờng phổ thông cấp II ngay ở tỉnh lỵ (thị xã) từ năm 1950 và đến năm 1954 có đủ các lớp phổ thông cấp II hoàn chỉnh. Số trƣờng phổ thông cấp II ở huyện đồng bằng (vùng tự do và vùng mới giải phóng) cũng tăng lên đáng kể. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục, số lƣợng trƣờng phổ thông cấp II (toàn cấp và chƣa toàn cấp) trong năm 1954 có 269 trƣờng, năm 1950 chỉ có 71 trƣờng [82, tr.56]. Đối với học sinh, nhất là học sinh nghèo, con em các dân tộc ít ngƣời, Chính phủ có chính sách giúp đỡ thiết thực: lập trƣờng nội trú, trợ cấp về ăn mặc, sách vở, giấy bút, cấp học bổng cho những học sinh giỏi…số học sinh là con em công nhân và nông dân chiếm tỷ lệ ngày càng cao, nhất là ở những xã đã qua phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất. Theo tài liệu thống kê của Ty giáo dục Phú Thọ, thành phần con em nông dân lao động và dân nghèo đi học đạt tỉ lệ 70%, có trƣờng tới 80% tổng số học sinh theo học các lớp đầu cấp cấp I. Số học sinh nữ cũng tăng lên với tỷ lệ đáng kể 25,30%.

Sự thay đổi của nhà trƣờng phổ thông còn thể hiện ở nội dung và phƣơng pháp giảng dạy và học tập. Nội dung và phƣơng pháp học tập đều hƣớng vào làm cho giáo dục trong nhà trƣờng gắn liền với đời sống và cuộc kháng chiến của dân tộc. Mỗi bài dạy trên lớp, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức khoa học cơ bản, thƣờng đƣợc liên hệ với thực tế đấu tranh quân sự, chính trị và với thực tế sản xuất.

Riêng đối với công tác giáo dục ở miền núi cho các dân tộc thiểu số thì từ năm 1950, bên cạnh việc phát triển bình dân học vụ, công tác giáo dục phổ thông đã đƣợc đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh. Tính đến cuối năm 1952, đã có 22.652 con em các dân tộc theo học tại các trƣờng phổ thông cấp I, II, III. Tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

và Lạng Sơn là những địa phƣơng có các trƣờng phổ thông miền núi khá mạnh. Tại các nơi này, số học sinh ngƣời Tày chiếm từ 50-70%, ngƣời Nùng từ 25-35%. Riêng tỉnh Bắc Kạn đã mở 15 trƣờng cho 116 học sinh ngƣời Dao. Ở Liên khu IV, ngành giáo dục cũng mở thêm 7 trƣờng cấp I tại huyện Ngọc Lạc, Nhƣ Xuân (Thanh Hóa), 3 trƣờng phổ thông lao động ở miền núi Nghệ An [13, tr.27]. Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, miền Nam Trung Bộ, sau khi các cơ sở giáo dục đƣợc phục hồi từ giữa năm 1953, số học sinh ngƣời Thƣợng tăng lên đến 2.945 ngƣời và đang theo học tại các trƣờng sơ cấp và phổ thông. Tại hai tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, ngành giáo dục phổ thông cũng mở 8 trƣờng cấp II cho 130 học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số [35, tr.18].

Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, khu giáo dục Việt Bắc đã tổ chức dạy thí điểm bằng tiếng Tày ở 4 tỉnh Cao Bắc Lạng và Hà Giang. Đây là sự kiện quan trọng trong việc phát triển văn hóa- giáo dục cho các dân tộc anh em, giúp họ dễ đọc, dễ tiếp thu và dễ nhớ, vừa làm cho việc vận động và giảng dạy cho vùng đồng bào các dân tộc mang lại hiệu quả cao.

Ngày từ năm 1947, trong chiến dịch xóa nạn mù chữ, Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam Bộ đã gấp rút mở các lớp đào tạo giáo viên và cán bộ giáo dục bình dân phục vụ phong trào xóa nạn mù chữ. Mặt khác, Đảng bộ và chính quyền kháng chiến đã huy động gần 100 cán bộ, chiến sĩ có trình độ văn hóa từ Thành Chung đến Tú Tài để đào tạo cán bộ chuyên trách giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1947, Sở Giáo dục mở trƣờng trung học kháng chiến đầu tiên lấy tên là Trƣờng Trung học kháng chiến Thái Văn Lung do giáo sƣ Ca Văn Thỉnh làm Hiệu trƣởng và sinh viên dƣợc Nguyễn Duy Cƣơng làm hiệu phó. Sau đó Trƣờng Thái Văn Lung chuyển về U Minh, trƣờng do giáo sƣ Lê Văn Chi làm hiệu trƣởng, giáo sƣ Nguyễn Văn Nhung làm hiệu phó phụ trách chuyên môn.

Về tài liệu giảng dạy, đầu tiên đội ngũ giáo viên dựa vào hai tác phẩm của Trƣờng Chinh “Kháng chiến nhất định thắng lợi”“Đề cương văn hóa Việt Nam”. Tiếp đó, Sở giáo dục Nam Bộ thành lập phòng Tu thƣ và xuất bản tờ Học báo để thực hiện nhiệm vụ biên soạn chƣơng trình và tài liệu giáo khoa phục vụ cho

công tác giảng dạy và học tập. Mặt khác, Sở Giáo dục Nam Bộ, Viện Văn hóa kháng chiến và nhiều nhà giáo yêu nƣớc khác nghiên cứu xây dựng chƣơng trình giáo khoa cho các trƣờng, rồi qua thực tiễn giảng dạy rút ra kinh nghiệm và bổ sung hoàn thiện dần...Chƣơng trình dạy và học có đủ các môn cơ bản, đồng thời cả các môn nhạc, họa, ngoại ngữ…

Tính đến tháng 07/1954, trong toàn quốc (không kể vùng tạm chiếm) đã có trên 14 triệu ngƣời thoát nạn mù chữ. Số học sinh ở các trƣờng phổ thông lên tới 737.000 (tăng gấp 3 lần so với năm 1945) trong đó có trên 5 vạn học sinh con em các dân tộc thiểu số và 60-70% con em các thành phần nhân dân lao động. Đó là chƣa kể tới 31 vạn em học các lớp vỡ lòng để chuẩn bị vào cấp I phổ thông [66, tr.51].

Bên cạnh đó, việc đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên cũng đƣợc coi trọng. Từ 1945-1950, đã mở các lớp giáo viên dƣới hình thức lớp ngắn hạn 3-4 tháng, lớp dài hạn 1 năm, lớp sƣ phạm tiếp lớp phổ thông, lớp sƣ phạm miền núi…Từ năm 1950, để đào tạo cán bộ đủ tiêu chuẩn nhằm tăng cƣờng cho các trƣờng học, Bộ Giáo dục quyết định đào tạo dài hạn, chủ trƣơng mở các lớp sƣ phạm sơ cấp và trung cấp ở trung ƣơng và các địa phƣơng (liên khu). Năm 1950-1951, các trƣờng sƣ phạm sơ cấp, trung cấp liên khu IV, sƣ phạm trung cấp liên khu III khai giảng khóa đầu tiên, năm sau, trƣờng sƣ phạm cao cấp (Thanh Hóa) khai giảng, thời gian học của các trƣờng sƣ phạm là 2 năm, riêng sƣ phạm cao cấp, lớp tóan đại cƣơng, lớp đại học văn khoa thì chỉ học 1 năm, đồng thời, trƣờng sƣ phạm miền nú đang chuẩn bị mở cuối năm 1953, đầu năm 1954 để đào tạo giáo viên dân tộc thiểu số dạy bằng tiếng thiểu số.

Nhƣ vậy từ sau cải cách giáo dục 1950-1951, giáo dục phổ thông đã có những tiến bộ vƣợt bậc. “Giáo dục phổ thông có ý nghĩa quan trọng vừa có ý nghĩa trƣớc mắt vừa có ý nghĩa cho tƣơng lai, giáo dục phổ thông còn là nền tảng của

Một phần của tài liệu Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954 (Trang 91)