Trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền, văn học nghệ thuật

Một phần của tài liệu Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954 (Trang 64)

Về mặt thiết chế bộ máy quản lý trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam từ năm 1945-1954 đã dần dần hình thành nên bộ máy cơ quan chuyên trách quản lý về các lĩnh vực văn hóa thể hiện qua cơ cấu các Bộ, các Nha trực thuộc Thủ tƣớng phủ. Bộ máy quản lý văn hóa vận hành theo cơ chế hành chính. Chính phủ chỉ đạo trực tiếp các Bộ, ngành bằng các văn bản, nghị quyết, sắc lệnh mang tính gần nhƣ pháp lệnh. Chính bộ máy này đã có vai trò quản lý, định hƣớng hoạt động cho các lĩnh vực trong quá trình xây dựng một nền văn hóa mới cho thiết chế nhà nƣớc mới: nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thiết chế văn hóa này cũng có sự vận động, biến đổi qua các thời kỳ nhằm điều hành một cách linh hoạt sự vận động của nền văn hóa.

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, những hội viên đầu tiên của Hội Văn hóa cứu quốc (nhƣ Học Phi, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tƣởng, Nam Cao…) đã trở thành lực lƣợng nòng cốt của các ngành văn hóa văn nghệ. Cơ quan ngôn luận của Hội là tạp chí Tiền phong (số 1: 7-1945). Hội Văn hóa Cứu quốc tồn tại cho đến Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (từ ngày 23 đến 25-7-1948) thì hoàn thành nhiệm vụ lịch sử và đƣợc thay thế bằng Hội Văn nghệ Việt Nam [91,

tr.365]. Cuộc họp đầu tiên của Văn hóa cứu quốc tại Hà Nội, sau ngày 19/8/1945 do Trƣờng Chinh chủ trì, họp tại nhà Trần Kim Xuyến phố Hàng Than. Nguyễn Huy Tƣởng phụ trách nhóm văn hóa ở Hội văn hóa cứu quốc. Trần Huyền Trân phụ trách phòng kiểm duyệt, Nguyễn Công Mỹ phụ trách Bình dân học vụ, Trần Lâm (Trần Quang Vận), Trần Kim Xuyến làm Thông tấn xã và đài phát thanh. Về báo Cứu quốc, tờ báo ra hàng ngày của Tổng bộ Việt Minh do Xuân Thủy làm chủ bút, có Nhƣ Phong, Nguyên Hồng và Tô Hoài. Nguyễn Huy Tƣởng làm ở Hội văn hóa cứu quốc, vừa làm báo Cờ giải phóng (cơ quan ngôn luận của ĐCSĐD) và thƣờng ký bút danh Điều Tử. Lƣu Văn Lợi làm tờ báo tiếng Pháp Notre svoix. Thép Mới và Hồng Hà cùng làm ở báo Cờ giải phóng. Thời gian này, Tố Hữu chƣa ra ngoài Bắc, vì còn đang làm chủ nhiệm Việt Minh Trung Bộ.

Ngày 07/09/1945, Bộ Tuyên truyền đƣợc thành lập, do đồng chí Trần Huy Liệu làm Bộ trƣởng. Ta tiếp quản các cơ sở tuyên truyền, báo chí của chế độ cũ và đài phát sóng Bạch Mai. Cũng trong ngày này, Đài Phát thanh Tiếng nói Việt nam đƣợc thành lập và hoạt động. Báo chí cách mạng đƣợc phát hành công khai, rộng rãi. Đó là tờ Cờ giải phóng của Đảng, Tờ Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh, tờ Lao động của Hội Công nhân cứu quốc, Tiếng gọi phụ nữ của Hội phụ nữ Cứu quốc, tờ Hồn nƣớc của Đoàn Thanh niên cứu quốc, Độc lập của Đảng Dân chủ. Việc thành lập ra Bộ Tuyên truyền và các cơ quan báo chí cho thấy Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã quan tâm đặc biệt tới công tác tƣ tƣởng, văn hóa và coi đó là vũ khí, là đòn bẩy quan trọng cho việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng cấp bách đang đặt ra [8,tr.108-109].

Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đƣợc thành lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh hơn ai hết là ngƣời hiểu rõ tầm quan trọng của công tác tƣ tƣởng, văn hóa. Mặc dù còn nhiều bề bộn trăm công, nghìn việc khi nƣớc nhà giành đƣợc độc lập, Ngƣời đã có ý kiến chỉ đạo xây dựng nền văn hóa của nƣớc Việt Nam mới. Ngày 07/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh có buổi tiếp các Đại biểu Ủy ban văn hóa lâm thời Bắc Bộ và nói chuyện về nhiệm vụ của văn hóa trong giai đoạn nƣớc nhà mới giành đƣợc độc lập. Ngƣời nói:

“Tôi mong rằng các ngài trong giới văn hóa nhận thấy rõ nhiệm vụ của các ngài trong lúc này là củng cố nền độc lập của Việt Nam, sửa soạn gây dựng cho đất nƣớc một nền văn hóa mới. Bổn phận của các ngài là lãnh đạo tƣ tƣởng của quốc dân, đấu tranh cho nền độc lập và kiến thiết cho một nền văn hóa mới. Cái văn hóa mới này cần phải có tính chất khoa học, tính chất khoa học thì mới thuận với trào lƣu tiến hóa của tƣ tƣởng thời đại” [134, tr.13]. Ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần định hƣớng xây dựng nền văn hóa mới của nƣớc Việt Nam độc lập.

Liền sau khi thành lập chính quyền, ngành Thông tin của Nhà nƣớc cách mạng ra đời, ở cấp Nam bộ, có Sở Thông tin, ở tất cả các tỉnh có Ty Thông tin; hệ thống Thông tin triển khai xuống cấp huyện, xã. Thời gian giữ chính quyền ở thành phố không lâu, Pháp quay lại xâm lƣợc Sài Gòn và Nam bộ, bộ máy chính quyền từ hành chính chuyển sang kháng chiến, đã rất vất vả giữa một thời cuộc phức tạp. Cho đến hiệp ƣớc sơ bộ 06/03/1946, lực lƣợng kháng chiến dần dần hồi phục, ngành Thông tin hồi phục theo. Song song với việc thành lập Bộ Thông tin và các cơ quan báo chí cách mạng, Việt Nam thông tấn xã- cơ quan thông tấn chính thức của nƣớc Việt Nam độc lập cũng đƣợc thành lập, phục vụ cung cấp tin tức cho các cơ quan lãnh đạo và phục vụ công tác thông tin quốc tế. Ngày 15/9/1945, Việt Nam thông tấn xã chính thức tuyên bố trƣớc toàn thế giới về chiến thắng của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng sóng vô tuyến bằng ba thứ tiếng là Việt, Anh, Pháp.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng chế độ mới một cách toàn diện, cả về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của những giá trị văn hóa truyền thống và khẳng định quyền độc lập tự chủ của nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh về việc bảo tồn cổ tích. Sắc lệnh nêu rõ: “việc bảo tồn cổ tích là việc làm rất cần thiết cho công cuộc tái thiết nƣớc nhà Việt Nam. Nƣớc nhà đã độc lập, việc bảo tồn cổ tích thuộc trách nhiệm của Đông Phƣơng bác cổ học viện (Việt Nam Oriental Institut) và bãi bỏ Pháp quốc Viễn Đông bác cổ học viện (École Francaise d’Extrêmê Oriental- một cơ quan văn hóa của chế độ thực dân”. Nhƣ vậy là sau khi

giành đƣợc chính quyền không lâu, Đảng và Nhà nƣớc ta đã chú ý đến công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và hƣớng hoạt động văn hóa vào phục vụ những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội đang đặt ra.

Ngày 01/01/1946, Chính phủ Liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Bộ tuyên truyền và Cổ động [135], do Trần Huy Liệu làm Bộ trƣởng.

Sau khi Quốc hội họp khóa I ngày 02 tháng 03 năm 1945, thành lập Chính phủ Liên hiệp chính thức đầu tiên thì Bộ Tuyên truyền và Cổ động không còn nữa. Ngày 13/5/1946, Nghị định của Bộ trƣởng Bộ Nội Vụ ấn định hệ thống tổ chức thông tin, tuyên truyền trong cả nƣớc có Nha Thông tin- Tuyên truyền, dƣới quyền chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Bộ Nội vụ [137]. Nha Tổng giám đốc Thông tin, tuyên truyền mới đƣợc tổ chức dƣới quyền lãnh đạo trực tiếp của Bộ Nội vụ, do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Bộ trƣởng, Bác sĩ Nguyễn Tấn Dy Trọng làm Tổng Giám đốc.

Ngày 27/11/1946, Sắc lệnh số 224/SL của Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đổi thành Nha Thông tin [101, tr.152]. Các cơ quan phụ thuộc Tổng nha lúc đó có Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, thành lập ngày 07 tháng 09 năm 1945, Ty nhận tin vô tuyến điện, Ty kiểm soát giấy tờ, Ty kiểm duyệt báo chí và sách.

Ngày 22/2/1947, Nghị định số 265 NgĐ của Bộ Nội vụ, tổ chức Nha Thông tin [138].

Ngày 10/07/1951, Sắc lệnh số 38/SL của Chủ tich nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sáp nhập Nha Thông tin thuộc Bộ Nội vụ vào Thủ Tuớng phủ do Trần Văn Giầu làm Giám đốc [27].

Ngày 24/02/1952 ra Sắc lệnh số 83/SL của Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp nhất Nha Thông tin thuộc Thủ tƣớng Phủ và Vụ Văn học, nghệ thuật thuộc Bộ Giáo dục thành Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tƣớng Phủ do đồng chí Tố Hữu phụ trách [28]. Nha Tuyên truyền và Văn nghệ tổ chức nhƣ sau: Ở Trung ƣơng có các bộ phận sau đây: Văn phòng Nha, Việt Nam Thông tấn xã, Đài phát thanh và tiếng nói Việt Nam, Ngành văn nghệ, Nhà in và phát hành quốc gia, Phòng Điện Nhiếp ảnh, Phòng Vô tuyến điện. Ở mỗi liên khu có Khu tuyên truyền

và Văn nghệ, gồm có: Phòng Văn thƣ và Quản trị, Phòng Thông tin, Phòng văn nghệ. Tại mỗi tỉnh có Ty tuyền truyền và Văn nghệ gồm có: Phòng văn thƣ và quản trị, Ban Thông tin, Ban Văn nghệ. Ở mỗi huyện có một ủy viên UBKCHC huyện trực tiếp phụ trách công việc tuyên truyền và theo dõi hoạt động văn nghệ của nhân dân. Ở mỗi xã có một ủy viên UBKCHC xã trực tiếp phụ trách công việc tuyên truyền và văn nghệ [100].

Ngày 10/10/1952, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh 122/SL thành lập Nhà in quốc gia để thống nhất tổ chức và quản lý cả ba ngành in, xuất bản và phát hành, tiếp đó, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Nghị định tổ chức chi tiết bộ máy của Nhà in quốc gia. Việc sắc lệnh thành lập Nhà in Quốc gia là một việc làm đúng đắn của Chính quyền cách mạng. Thống nhất đƣợc sự chỉ đạo từ trên xuống tạo nên sự ổn định trong công tác xuất bản- in ấn và phát hành với bốn nhiệm vụ chính là: Thống nhất tổ chức và quản lý các nhà in của Chính phủ. Điều chỉnh và đảm bảo việc in sách, báo, tài liệu của Chính phủ và của các đoàn thể nhân dân. Phổ biến lƣu thông các sách báo, tài liệu trong nhân dân. Giúp đỡ và hƣớng dẫn việc in và phát hành của các nhà xuất bản tƣ nhân. Nhà in này có nhiệm vụ quản lý cả 3 ngành xuất bản, in, phát hành và đã tổ chức đƣợc các Chi nhánh đến Liên khu V. ở miền Nam, Nhà in Trần Phú của Ban Tuyên huấn Trung ƣơng Cục đông đến 300 thợ và một đội phát hành gồm hàng trăm ngƣời là cơ sở in ấn mạnh nhất của kháng chiến Nam Bộ cũng đƣợc thành lập năm 1947 ở tỉnh Đồng Tháp. Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ đƣợc xây dựng ở khu IX. Năm 1949, Đặc khu Sài Gòn có thêm Đài tiếng nói Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ở Liên khu IV, Hội văn nghệ Liên khu IV khi đó có Lƣu Trọng Lƣ phụ trách gồm có Hoàng Trung Thông, Bùi Hiển, Chế Lan Viên, Văn Ký, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Nguyễn…Năm 1952, Hội Văn nghệ và Đoàn văn công thành lập Đoàn văn nghệ xung kích khu IV có Thanh Tịnh, Nguyễn Văn Tý, Văn Ký, Hoàng Nguyễn, Minh Hiếu, Hải Châu…chủ yếu hoạt động ở Hƣơng Sơn, Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc, Đại hội văn nghệ toàn quốc đã họp và cũng quyết định thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam và ra tờ tạp chí Văn nghệ, cơ

quan ngôn luận của Hội. Tờ tạp chí đã tập hợp đƣợc những nhà văn và nghệ sĩ tiêu biểu của cả nƣớc. Ngoài ra còn có các báo, tạp chí văn nghệ của các khu: khu 4 có Sáng tạo, Khu Năm có Bông lúa…

Tháng 8/1954, Thông cáo của Hội đồng Chính phủ họp kỳ trung tuần tháng 08/1954, quyết định lập Bộ Tuyên truyền [29]. Ngày 20/09/1955, Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa thứ V đã thông qua đề nghị của chính phủ đổi tên Bộ Tuyên truyền đổi tên là Bộ Văn hóa.

Nói riêng về báo chí, chính quyền cách mạng có nhiệm vụ quản lý, sử dụng nó làm công cụ sắc bén phục vụ nhân dân, bảo vệ, củng cố chính quyền, chống lại kẻ thù bên trong và bên ngoài, xây dựng tình hữu nghị với nhân dân các nƣớc, bảo vệ hòa bình trong khu vực và thế giới.

Về pháp lý, không đơn giản dùng những văn bản pháp quy của chính quyền thực dân Pháp đã áp dụng vào nƣớc ta. Nhƣng cũng không thể vứt bỏ tất cả ngay, mà phải xem những điểm nào, điều nào có thể dùng đƣợc miễn là cải tạo nó đi, bổ sung và cụ thể hóa cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Chính phủ có nhiệm vụ ban hành những văn bản pháp quy về báo chí, từ một vài điểm cù thể, tiến tới một sắc lệnh quy định có hệ thống, đầy đủ về các vấn đề thuộc báo chí và có liên quan đến báo chí.

Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quan hệ đến báo chí là Sắc lệnh số 47, ngày 10/10/1945.

Sắc lệnh nêu rõ các thể lệ hiện hành do thực dân Pháp đề ra và thực hiện đối với báo chí tạm thời giữ nguyên nhƣ cũ. Khi nào có nghị định hay sắc lệnh mới về báo chí thay thế thì mọi thể lệ cũ không còn giá trị.

Ngày 27/12/1945, tại trụ sở Hội Văn hóa Cứu quốc, gần 100 nhà báo ở Hà Nội thay mặt báo giới cả nƣớc họp và lập ra “Đoàn báo chí Việt Nam”. Ông Xuân Thủy đƣợc Trung ƣơng Đảng giao nhiệm vụ chỉ đạo việc thành lập Đoàn báo chí. Ông Nguyễn Tƣờng Phƣợng (Tạp chí Tri Tân) đƣợc cử giữ chức Chủ tịch. Ông Nguyễn Tấn Dy Trọng, lúc đó là Tổng Giám đốc Nha Thông tin tuyên truyền của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và ông Đỗ Đức Dục (báo Độc lập) làm Phó

Chủ tịch. Nhà văn Nguyễn Huy Tƣởng đƣợc cử làm Tổng Thƣ ký. Các nhà báo Việt Nam đã tập hợp lại trong “Đoàn Báo chí Việt Nam”.

Ngày 24/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 41 quy định chế độ báo chí. Sắc lệnh này ra đời sau khi Chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập, đƣợc Quốc hội công nhận ngày 2/3/1946. Sắc lệnh có ba mục: mục thứ nhất- Thể lệ xuất bản, mục thứ hai- quy định về chế độ kiểm duyệt, mục thứ ba quy định các mức trừng phạt từ tịch thu đến phạt tiền. Ngày 31/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 18 về việc “lƣu chiểu văn hóa phẩm”, trong đó có lƣu chiểu báo, tạp chí, “tàng trữ các vật phẩm ấy dùng để làm tài liệu cho nền văn hóa quốc gia. Sở lƣu chiểu văn hóa phẩm đƣợc thành lập, trực thuộc Bộ Quốc gia giáo dục.

Tháng 4/1949, với sự giúp đỡ của Tổng bộ Việt Minh, lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng - lớp học về báo chí đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - đƣợc Đoàn báo chí kháng chiến mở để đào tạo cán bộ báo chí, thu hút gần 60 học viên. Ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc (Định Hóa-Thái Nguyên) diễn ra một sự kiện trọng đại đối với giới báo chí Việt Nam. Đó là Đại hội thành lập Hội Những ngƣời viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam), mở ra một trang sử mới cho giới thông tin, báo chí Việt Nam. Tham dự Đại hội có đại diện các báo Đảng, mặt trận, đoàn thể, Đài Tiếng nói Việt Nam, Việt Nam Thông tấn xã (nay là Thông tấn xã Việt Nam). Ông Xuân Thuỷ đƣợc Trung ƣơng Đảng giao chủ trì Đại hội. Đại hội nêu rõ mục đích của Hội là góp phần xây dựng nền dân chủ nhân dân bằng nghề nghiệp của mình; bênh vực quyền lợi; nâng cao địa vị của ngƣời viết báo…Văn bản Đại hội ghi: “Báo chí góp phần vào việc xây dựng nền dân chủ nhân dân và kháng chiến kiến quốc bằng nghề nghiệp của mình”. Đại hội thông qua Điều lệ Hội và bầu ra Ban Chấp hành Hội gồm 10 nhà báo. Ông Xuân Thuỷ đƣợc cử làm Hội trƣởng; các ông Hoàng Tùng, Đỗ Đức Dục làm Phó Hội trƣởng. Ông Nguyễn Thành Lê làm Tổng Thƣ ký. Mục đích tôn chỉ của Hội Những ngƣời viết báo Việt Nam ngay từ khi mới ra đời là nhằm góp phần đƣa kháng chiến đến thành công,

Một phần của tài liệu Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954 (Trang 64)