Văn học nghệ thuật

Một phần của tài liệu Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954 (Trang 84)

“Văn học là một phƣơng tiện thích hợp nhất cho sự truyền bá tƣ tƣởng. Thời kỳ kháng chiến yêu cầu các nhà văn những lời tin tƣởng bạo dạn, cƣơng quyết để cám dỗ, để an ủi, để hƣớng dẫn các năng lực của dân tộc trên con đƣờng tranh đấu. Mục đích của văn học quyết định sự lựa chọn của thể văn. Nhà văn vận dụng hết mọi hình thức văn nghệ, bất cần là mới hay cũ, kịch cũ, kịch mới, thơ luật, thơ mới, ca dao, hát nói, kể truyện, truyện dài, truyện ngắn… Viết gì cũng đƣợc. Miễn là dân chúng thích và hiểu” [113, tr.34]. Đây là những chỉ đạo của Chủ tịch Hội Văn hóa kháng chiến khu Bốn, Hội trƣởng Hội Văn hóa Việt Nam Đặng Thai Mai năm

1947. Các nhà văn thời ấy đã lĩnh hội đƣợc điều đó và góp phần để hình thành một nền văn học kháng chiến Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám 1945 đã giải phóng dân tộc, đồng thời giải phóng cho văn học nghệ thuật thoát khỏi những trói buộc của quan niệm nghệ thuật cũ. Trào lƣu văn học cách mạng giữ vai trò chủ đạo vƣơn lên mạnh mẽ, chi phối các trào lƣu khác và nhanh chóng phát triển thành nền văn học dân tộc, hiện thực và nhân dân.. Đối với văn nghệ sĩ, mặc dù còn phải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề về lập trƣờng quan điểm, về nhận thức cách mạng, về tƣ tƣởng nghệ thuật, nhƣng nói chung ngay từ đầu đại đa số đều có tinh thần dân tộc, hăng hái hƣớng về cách mạng, đi theo kháng chiến, thành tâm góp sức mình vào sự nghiệp giành độc lập cho Tổ quốc.

Cách mạng mới thành công, ngay lập tức xuất hiện phong trào sáng tác rầm rộ. “Ngọn lửa bên trong” đã sƣởi ấm thôi thúc các nhà văn sáng tác. Các nhà văn trƣớc Cách mạng, lớp nhà văn mới sau cách mạng, kề vai sát cánh tạo nên một không khí mới cho văn học: mới về nội dung và mới cả về hình thức biểu hiện. Từ lực lƣợng sáng tác đông đảo ấy, văn học ngày càng đƣợc nâng cao. Kết quả sáng tác là kết quả của một quá trình rèn luyện, phát triển của chính bản thân văn học và mặt khác, rất quan trọng, đó là sự lãnh đạo, giúp đỡ tận tình của Đảng đối với văn nghệ sĩ. Nhờ vậy, các văn nghệ sĩ của chúng ta đã gạt bỏ những suy nghĩ, những khuynh hƣớng không lành mạnh, vƣợt qua những trở ngại đƣa văn học đi vào phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân.

Những năm đầu kháng chiến chống Pháp thơ văn còn mang nhiều chủ quan của nghệ sĩ, ít chất sống thực, còn rơi rớt cái buồn, duy mỹ hình thức, những biến tƣớng của nghệ thuật cũ. Sau Hội nghị văn hóa toàn quốc 07/1948 và Hội nghị cán bộ văn hóa của Đảng lần thứ nhất họp tháng 2/1949, trong thời gian từ 1948-1950, nhiều đoàn văn nghệ Trung Ƣơng đã đi thực tế khoảng từ 1-3 tháng, xuống các Liên Khu, các đơn vị bộ đội để tìm đề tài sáng tác và gây dựng phong trào văn nghệ ở các cơ sở. Tham gia các đoàn văn nghệ có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng nhƣ Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Văn Cao, Xuân Diệu, Tô Ngọc Vân. Phong trào

văn hóa, văn nghệ đã thu đƣợc nhiều kết quả: Về văn học có 17 số tạp chí Văn nghệ, hơn 20 tập tùy bút, kịch ngắn, kịch dài, tập thơ, truyện phổ thông…Nhiều tác phẩm văn học nƣớc ngoài đã đƣợc dịch nhƣ “Suối thép” của Nga, “Truyện” của Lỗ Tấn, “Thoát hiểm” của Tào Nam, các tập thơ của Nga, Nam Tƣ, “Lôi Vũ” của Trung Hoa. Ngoài ra còn sƣu tầm đƣợc nhiều thơ của bộ đội, dân công, công nhân, phụ nữ, các dân tộc miền núi và ở các vùng quê Nam Bộ. Về nhạc, các nhạc sĩ nổi tiếng nhƣ Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Xuân Khoát, Lƣu Hữu Phƣớc, Đỗ Nhuận đã sáng tác đƣợc nhiều bản nhạc nổi tiếng trong kháng chiến, trong số đó có 150 bài hát đƣợc phổ biến và biểu diễn; đồng thời còn mở những lớp huấn luyện âm nhạc, soạn thành sách giáo khoa âm nhạc, ký xƣớng âm nhạc để đào tạo lớp nhạc sĩ mới. Về hội họa, xƣởng họa TW của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tƣ Nghiêm đã sáng tác đƣợc hơn 22 bức sơn mài, xƣởng họa của Liên khu III, xƣởng họa Liên khu IV cũng sáng tác hàng chục bức tranh sơn dầu, lụa, bột màu và mở các lớp hội họa ở Liên khu. Ngoài ra còn tổ chức các phòng triển lãm ở các liên khu I, III, IV. Trung ƣơng và các Liên khu I, III, IV đã sáng tác và sƣu tầm đƣợc 60 vở kịch, đáng chú ý là các vở “Đề Thám xuất quân” của Thế Lữ, “Những người ở lại” của Nguyễn Huy Tƣởng, “Giác ngộ” của Thao Trƣờng. Công tác xuất bản cũng thu đƣợc nhiều thành tích. Một số tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin đã đƣợc dịch và xuất bản; đồng thời trong thời gian từ 1948-1949 cũng in đƣợc 80.000 ấn phẩm bao gồm 3.400 cuốn tạp chí Văn nghệ, 5.500 cuốn tùy bút, 11.500 cuốn truyện, thơ, ca dao…[11]

Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh. Các chi hội, các địa phƣơng, các cơ sở đã mở các lớp huấn luyện và đào tạo cán bộ văn nghệ. Từ các lớp này, các nhà văn, nhà thơ trẻ trƣởng thành và sau này là những cây bút chủ lực của nền văn học mới. Đặc biệt không khí sôi nổi thi đua sáng tác không lúc nào gián đoạn. Từ văn nghệ trung ƣơng tới các chi hội, phân hội văn nghệ địa phƣơng lúc nào cũng có những cuộc thi sáng tác. Giải thƣởng văn nghệ năm 1951-1952 và Giải thƣởng văn học 1954-1955 chứng tỏ sáng tác văn học đã trở thành phong trào rộng lớn, có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân. Những tác phẩm văn, thơ miền núi nảy nở, các tác giả dân tộc thiểu số xuất hiện. Các nhà văn, nhà thơ trẻ

sung sức bên cạnh các nhà thơ, nhà văn lớp trƣớc tạo nên một đội ngũ vừa vững chắc, vừa tƣơi trẻ. Văn học kháng chiến thể hiện “rõ nét nhất, đáng chú ý nhất..là sự chân thực. Đó là gốc của văn học và cũng là phẩm chất quan trọng để gây xúc động cho ngƣời đọc. Văn học đi vào nhiều ngả, nhiều mặt của cuộc sống nhƣng không vụn vặt, chắp vá mà biết lựa chọn, chắt lọc khái quát lên thành những điển hình nghệ thuật tiêu biểu cho từng lứa tuổi, từng lớp ngƣời, cho ý thức và nguyện vọng chung của dân tộc” [70, tr.162].

Với sự ra đời của Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam, ở nƣớc ta có thêm một thành viên tích cực trong đội ngũ của những ngƣời xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng, chung sức chung lòng thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946): Văn hóa phải hƣớng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập- Tự cƣờng- Tự chủ. Phải lấy hạnh phúc của đồng bảo, lấy sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm đối tƣợng phản ánh; đồng thời phải biết tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nền văn hóa xƣa và nay…Khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra tại hội nghị cán bộ văn hóa lần thứ nhất (02/1949) trở thành ánh sáng dẫn đƣờng đối với lớp ngƣời đầu tiên làm điện ảnh ở Chiến khu Việt Bắc.

Chiến tranh ngày càng trở nên ác liệt hơn. Các chiến trƣờng bị chia cắt. Các vùng tự do và các vùng căn cứ của lực lƣợng kháng chiến bị giặc Pháp bao vây chặt chẽ. Trong hoàn cảnh đó, việc sản xuất phim và chiếu phim gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Song, với tinh thần tự lực tự cƣờng cao, những ngƣời thuộc thế hệ đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng đã từng bƣớc vƣợt qua khó khăn, xây dựng những cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành ngay tại Việt Bắc và Nam Bộ, sớm bắt tay vào việc sản xuất phim thời sự, phóng sự, tài liệu. Từ năm 1948 ở khu Tám- Nam Bộ và từ năm 1950 ở Việt Bắc. Vào đầu năm 1949, một Đội chiếu bóng lƣu động đã ra đời hoạt động tại khu vực con kênh Văn Dƣơng- Đồng Tháp Mƣời, Nam Bội. Đội chiếu bóng lên đƣờng chỉ ít ngày sau buổi chiếu ra mắt bộ phim tài liệu “Trận Mộc Hóa” (do Mai Lộc thực hiện) tại Hội nghị quân dân chính toàn Nam Bộ đến 24/12/1948,

Và ở Việt Bắc, buổi chiếu phim đầu tiên đƣợc thực hiện vào đêm 25/4/1950 tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ nhất do tổ chiếu bóng của báo Cứu quốc, thuộc Tổng bộ Việt Minh thực hiện. Rồi lần lƣợt 3 đoàn chiếu bóng lƣu động ra đời trong 6 tháng cuối năm 1950 và đầu năm 1951, trong số đó có một đoàn chiếu bóng lƣu động kịp lên đƣờng phục vụ bộ đội và dân công tham gia chiến dịch thu đông- 1950 giải phóng vùng biên giới Việt Trung.

Tuyến bao vây biên giới phía Bắc của quân đội viễn chinh xâm lƣợc Pháp bị phá vỡ. Vùng giải phóng của ta mở rộng, nối liền với nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Liên Bang Xô Viết và các nƣớc bạn Đông Âu. Điện ảnh Cách mạng Việt Nam sớm nhận đƣợc những món quà quý giá bao gồm những máy chiếu phim và phim chiếu bóng của Liên Xô, Tiệp Khắc từ cuối năm 1950- đầu năm 1951. Tiếp đó, trong hai năm 1952-1953, trƣớc và sau ngày Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam thành lập, các nƣớc anh em tiếp tục giúp ngành điện ảnh nƣớc ta nhiều phim ảnh, máy móc, trong đó phần lớn là thiết bị chiếu phim: Liên Xô- 20 máy chiếu có kém theo máy phát điện; Trung Quốc- 4 máy chiếu; Hung-ga- ry 4 máy chiếu; Tiệp Khắc- 6 máy phát điện [115, tr.65]. Do đó, số lƣợng Đòan chiếu bóng lƣu động của nƣớc ta tăng nhanh; đến cuối năm 1953 đầu năm 1954 có 19 đội hoạt động ở vùng tự do Việt Bắc, trung du, khu Bốn, khu Ba. Có thời gian 1 tổ chiếu phim 16mm, do Trần Đức Nhung phụ trách đã len lỏi hoạt động ở tận vùng địch hậu khu Ba. Ngoài ra, một số máy móc đã đƣợc chuyển theo đƣờng giao liên đặc biệt vào khu Năm thành lập các đoàn chiếu bóng phục vụ đồng bào và chiến sĩ.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp. Miền Bắc nƣớc ta hoàn toàn giải phóng. Bấy giờ việc đáp ứng nhu cầu tăng thêm của số lƣợng chiếu bóng trở nên cấp bách. Trong vòng hơn 1 tháng có thêm Đoàn chiếu bóng lƣu động đƣợc thành lập, đƣa tổng số lên 23 đoàn. Và hơn ba ¾ trong số đó đƣợc điều động kịp thời tỏa đi phục vụ công tác tiếp quản tại Hà Nội. Từ rạng sáng ngày 10/10/1954 đã vào tới nội thành, các đô thị, các vùng nông thôn mới đƣợc giải phóng, công tác chống địch cƣỡng ép đồng bào di cƣ vào Nam và đi phục vụ công tác chuyển quân tập kết bộ

đội, cán bộ từ miền Nam ra miền Bắc. Năm ấy, 1954, trên toàn Miền Bắc riêng lực lƣợng chiếu bóng quốc doanh thực hiện đƣợc 6.425 buổi chiếu phim cho 15.200.000 lƣợt ngƣời xem. Chỉ mới năm thứ hai hoạt động theo phƣơng thức kinh doanh, đi đôi với việc phục vụ quân, dân ta đánh thắng giặc Pháp xâm lƣợc, Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam đã tự trang trải đƣợc mọi chi phí hoạt động của mình [97, tr.9-18].

Về sân khấu thì trong kháng chiến kịch nói đã giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục tuyên truyền động viên nhân dân tham gia kháng chiến và đánh đổ phong kiến. Sáng tác kịch bản của kịch kháng chiến tuy còn non yếu và thành công chƣa bằng các ngành nghệ thuật khác nhƣng loại hình nghệ thuật này đã thành công ở sân khấu, sàn diễn chứ không phải trên trang sách.

Do hoàn cảnh cụ thể của cuộc kháng chiến, sự phân chia thành nhiều liên khu, mỗi liên khu có điều kiện chính trị, quân sự, kinh tế khác nhau mà tình hình kịch nói ở từng nơi, ngoài những nét chung vẫn có những đặc điểm riêng.

Phong trào kịch rầm rộ nhất là ở Việt Bắc, trƣớc hết là hoạt động kịch của quần chúng và nổi bật nhất ở trong quân đội. Kịch nói gần gũi, gắn bó mật thiết với ngƣời chiến sĩ và trở thành hình thức sinh hoạt tinh thần bổ ích, vui tƣơi, lành mạnh. Từ các đội văn công trung đoàn tới các đại đội thƣờng xuyên diễn kịch và lan đến các xƣởng máy, làng bản, trƣờng học. Hình thức chủ yếu của kịch quần chúng vẫn là tự biên, tự diễn và chủ yếu dƣới dạng kịch cƣơng nên nó mới dừng lại ở hình thức hoạt cảnh, kịch ngắn. Nó lấy ngay những sự việc, con ngƣời có thật ở chính đơn vị mình làm chất liệu rồi đƣa thẳng lên sân khấu và tổ chức tập luyện, biểu diễn ngay để bảo đảm tính thời sự. Năm 1948-1949, có phong trào văn nghệ sĩ đầu quân nên hoạt động kịch trong quân đội đƣợc bổ sung thêm lực lƣợng nòng cốt khá hùng hậu. Hầu nhƣ tất cả anh chị em trong Đoàn sân khấu Việt Nam đều gia nhập bộ đội và từ đó Đoàn sân khấu mang cái tên mới là Đoàn kịch Chiến thắng (4/1949). Đoàn kịch chuyên nghiệp này của bộ đội tham gia biểu diễn lƣu động ở khắp các miền rộng lớn của khu Việt Bắc.

Từ những năm 1947-1948 ở Việt Bắc xuất hiện nhiều địa bàn hoạt động: chiến khu X với trung tâm là Phú Thọ có Lò tự học Nguyễn Huệ và Đoàn văn hóa kháng chiến, nơi tập trung văn nghệ sĩ ở vùng Ấm Thƣợng, khu XII có trung tâm Bắc Giang, khu I có trung tâm Thái Nguyên.

Năm 1948, Hội Văn nghệ Việt Nam thành lập, Đoàn sân khấu Việt Nam ra đời và trình diễn trong Đại hội văn nghệ toàn quốc (23/7/1948) một chƣơng trình gồm Những người ở lại (Nguyễn Huy Tƣởng), Đề Thám (Thế Lữ, Lƣu Quang Thuận), Trở về (Đoàn Phú Tứ), Cụ đạo sư ông (Thế Lữ)…Đến tháng 3/1950 khi Hội nghị tranh luận về sân khấu tiến hành ở Việt Bắc, chúng ta đã có những đoàn kịch lớn: Đoàn kịch Chiến Thắng, Ban kịch quân tiên phong (Đại đoàn 308), Ban kịch Vui sống (Quân y cục), Ban kịch Bộ Tƣ lệnh liên khu Việt Bắc, Ban kịch Thiếu sinh quân (Phòng văn nghệ Cục chính trị). Năm 1952, Đoàn văn công nhân dân Trung ƣơng thành lập, bộ phận sân khấu của đoàn gồm kịch nói và chèo. Tham gia đoàn có hai diễn kịch tài năng: Trúc Quỳnh và Đào Mộng Long. Thế Lữ là linh hồn của Đoàn sân khấu Việt Nam, vừa lãnh đạo đoàn, vừa đạo diễn, vừa sáng tác. Nguyễn Huy Tƣởng viết nhiều và đƣợc diễn nhiều nhất: Những người ở lại, Giác ngộ, Vợ người thương binh, Anh Sơ đầu quân, Ngày hè…

Sân khấu kịch nói kháng chiến đã góp phần đào tạo nên một đội ngũ đông đảo các tác giả, đạo diễn và diễn viên. Đó là đội ngũ những ngƣời hết lòng yêu nƣớc, yêu nghệ thuật. Họ đến với nghệ thuật trƣớc tiên là do lòng yêu nƣớc, muốn đem khả năng nhiệt tình của mình phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Trong những điều kiện vô cùng khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến, những tác giả, diễn viên đã cố gắng khắc phục và duy trì phong trào kịch nói. Công lao đó đã đƣợc chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dƣơng: “Chúng ta không quên những ngày khắc khổ trong mấy năm qua, đêm sƣơng gió lạnh, áo và quần nâu. Có ngƣời miệng nhai ngô, tay viết kịch trong những hang đá hoặc dƣới những lều tranh” [47]. Những cố gắng trên đƣa lại kết quả bƣớc đầu cho lịch sử kịch nói Việt Nam và tạo những tiền đề, những kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển của sân khấu kịch sau này.

Tóm lại là trên lĩnh vực văn học nghệ thuật (gồm cả sáng tác văn học, kịch bản văn học, nhạc, họa, sân khấu…) đều có đƣợc những thành tựu nhất định trong kháng chiến chống Pháp. Tất cả đều là những nền tảng cơ bản nhất cho một nền văn

Một phần của tài liệu Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)