Các phương pháp Techcombank áp dụng quản lý rủi ro tỷ giá

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logistic đánh giá RRTD tại chi nhánh NHNN & PTNT Hương Khê - Hà Tĩnh (Trang 36)

3.1. Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá

Hiện tại ngân hàng Techcombank đang dùng 2 cách sau đây để dự báo tỷ giá: phân tích kỹ thuật (Technical analysis ) và phân tích cơ bản (Fundamental analysis ).

• Phân tích cơ bản: Là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý tới lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư…

Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hay thấp hơn giá trị thực. Phần khó nhất là quyết định xem thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành. Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là: Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP). Lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP ), mô hình cán cân thanh toán quốc tế, mô hình thị trường vốn,…

• Phân tích kỹ thuật: Đơn giản Techcombank dùng nó để dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và các quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỷ giá trong tương lai. Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng, nhanh chóng, những nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được tự do lựa chọn. Điều chú ý là phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng, nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tác đã tính toán chứ không phải theo cảm tính. Thời gian lập biểu đồ phân tích là do mỗi nhà kinh doanh lựa chọn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật trong ngày (các dạng 5 phút, 30 phút hay mỗi giờ) trong tuần hoặc tháng. Các lý thuyết chính trong phân tích kỹ thuật áp dụng là: lý thuyết Dow, lý thuyết Fibinocci, lý thuyết Elliott, Wave… Trong phân tích kỹ thuật có các giả định: Thị trường phản ứng trước mọi sự kiện xẩy ra, giá cả

biến động theo một khuynh hướng nhất định, sự biến động giá cả lặp lại theo chu kì và có sự lặp lại của giá cả trong quá khứ vào tương lai.

• Như vậy mỗi phân tích có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Mà Techcombank chúng tôi đã áp dụng linh hoạt, kết hợp cả hai phương pháp để đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác.

3.2. Lựa chọn ngoại tệ

Sự biến động tỷ giá của từng ngoại tệ khác nhau, phụ thuộc vào tình hình nền kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Như vậy mức rủi ro tỷ giá phát sinh với mỗi loại ngoại tệ cũng không giống nhau. Việc lựa chọn loại ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu tác động của biến thiên tỷ giá.

Theo dự báo của các chuyên gia về tiền tệ, xu hướng của đồng đôla giảm giá so với các ngoại tệ mạnh khác, trong đó có euro sẽ còn kéo dài ít nhất là đến hết năm nay. Bởi trên thực tế Mĩ vẫn đang lún sâu vào tình trạng thâm hụt kép (thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai). Để cải thiện tình hình này, Washington sẽ phải duy trì đồng đôla yếu thêm một thời gian nữa. Do đó các doanh nghiệp cũng như ngân hàng phải thận trọng dự báo xu hướng và giá đồng tiền mình lựa chọn.

Techconbank đã đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, đồng thời lựa chọn những tỷ trọng nắm giữ phù hợp để giảm bớt rủi ro về tỷ giá.

3.3. Sử dụng những quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá

Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phân lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi, ngân hàng sẽ trích phần lợi nhuận này ra lập nên quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến ngân hàng bị tổn thất thì sẽ sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Cách này cũng khá đơn giản và chẳng tốn kém chi phí khi thực hiện. Vấn đề là thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ không bị lạm dụng vào việc khác.

3.4. Triển khai các nghiệp vụ giao dịch hối đoái

Các nghiệp vụ giao dịch hối đoái hiện nay được biết đến nhiều nhất bao gồm: Spot (giao dịch giao ngay); Forward (giao dịch kỳ hạn); Swap (giao dich hoán đổi), Option (giao dịch quyền lựa chọn).

• Spot (giao dịch giao ngay): Là giao dịch mà hai bên thực hiện mua bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. Giao dịch này phù hợp với doanh nghiệp có nguồn thu chi ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định.

• Forward (giao dịch kỳ hạn): Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá nhất địnhvà việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có thể xác định tỷ giá tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá

• Swap (giao dịch hoán đổi): Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có 2 ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm kí hợp đồng. Giao dịch này cho phép NHTM tận dụng lợi thế lãi suất của các đồng tiền và quản lý hiệu quả nguồn vốn của mình

• Option (giao dịch quyền lựa chọn): Là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá thỏa thuân trước. Loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, phù hợp với những ngân hàng có thu cho ngoại tệ ổn định, có kinh nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày. Đây được coi là công cụ hiệu quả nhất và được sử dụng khá phổ biến trên thế giới.

 Tuy nhiên thực tế Techcombank hiện nay chỉ áp dụng giao dịch Option vào các hoạt động giao dịch trong đó có giao dịch ngoại hối, còn 3 phương pháp kia hiện thời chưa áp dụng.

Khái niệm về quyền chọn:

Hợp đồng quyền chọn về một loại tài sản, gọi tắt là quyền chọn (về tài sản cơ sở) là hợp đồng quy định người nắm giữ có quyền mua hoặc bán tài sản theo giá và tại thời điểm được ấn định trước.

Giá định trước trong hợp đồng gọi là giá thực hiện (Strike price, Exercise price), thời điểm thực hiện mua hoặc bán tài tài sản gọi là thời điểm đáo hạn của quyền chọn (Exercise Date, Expiration Date, Maturity).

Các loại quyền chọn

Có hai loại quyền chọn: quyền chọn mua (Call Option) và quyền chọn bán (Put Option) tùy thuộc vào quyề được mua hay bán tài sản của người nắm giữ quyền chọn. Các quyền chọn này được gọi tắt là Call hoặc Put.

Loại quyền chọn cho phép người nắm giữ có thể thực hiện tại thời điểm bất kỳ trước khi đáo hạn (thực hiện sớm) được gọi là quyền chọn kiểu Mỹ. Quyền chọn chỉ được phép thực hiện tài thời điểm đáo hạn được gọi là quyền chọn kiểu Âu.

Định phí các quyền chọn

Giả sử tỷ giá ngoại tệ là một chuyển động Brown hình học.

Ta có các công thức định giá quyền chọn mua kiểu Âu và quyền chọn bán kiểu Âu như sau:

Quyền chọn mua kiêu Âu:

( ) ( )

( ) r(T t)

1 2

c Se= −r T tF − N d Xe− − − * N d Quyền chọn bán kiểu Âu:

( ) ( ) ( )r(T t ) r(T t ) 2 1 p Xe= − − * N d Se− − −r T tF − N d− Trong đó: 2 1 ln( / ) (S X r rF / 2)*(T t) d T t σ σ + − + − = − 2 1 d = −d σ T t

S : tỷ giá giao ngay giữa hai đồng tiền X: tỷ giá thực hiện

T: thời điểm đáo hạn

σ : độ dao động của tỷ giá hối đoái

r: Lãi suất phi rủi ro trong nước

F

r : Lãi suất phi rủi ro của nước ngoài

Cách thức Techcombank áp dụng hợp đồng quyền chọn vào việc kinh doanh ngoại hối

Khi ngân hàng có một khoản thu nhập bằng ngoại tệ trong tương lại thì ngân hàng có thể mua một quyền chọn bán với mức tỷ giá thực hiện được xác định trong khoảng thời gian đúng bằng thời gian nhận được khoản thu nhập. Khi đó, ngân hàng sẽ ngăn ngừa được rủi ro từ những biến động mạnh của tỷ giá đối với khoản thu nhập này và thậm chí ngân hàng có thể kiếm được một khoản lợi nếu như tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho ngân hàng.

Còn nếu ngân hàng đang có một khoản nợ bằng ngoại tệ phải trả trong tương lai thì ngân hàng có thể mua một hợp đồng quyền chọn mua với thời gian đáo hạn bằng thời gian phải trả khoản nợ này để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khoản nợ và đồng thời ngân hàng có thể có lợi nếu tỷ giá thay đổi theo chiều hướng thuận lợi.

Ưu điểm của hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn ngoài mục đích đầu cơ thì nó còn là một công cụ hữu ích để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. So với hợp đồng kỳ hạn thì hợp đồng quyền chọn ưu việt hơn ở tính linh hoạt của nó. Hợp đồng kỳ hạn bắt buộc người mua hợp đồng phải thực hiện hợp đồng trong khi đối với hợp đồng quyền chọn thì người mua hợp

đồng được lựa chọn có nên mua hợp đồng hay không. Đặc biệt là hợp đồng quyền chọn Mỹ lại cho phép người nắm giữ được thực hiện hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hợp đồng.

Nhược điểm của hợp đồng quyền chọn

Người mua quyền chọn sẽ mất phí quyền chọn dù có thực hiện quyền chọn hay không.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logistic đánh giá RRTD tại chi nhánh NHNN & PTNT Hương Khê - Hà Tĩnh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w