Phương pháp tính ES

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logistic đánh giá RRTD tại chi nhánh NHNN & PTNT Hương Khê - Hà Tĩnh (Trang 27)

Để thuận tiện trong phân tích thống kê và tính toán ước lượng, thay vì xét mức lỗ/lãi X của danh mục ta xét lợi suất (loga lợi suất) của danh mục. Ta định nghĩa:

t t+1

V r=ln( )

V là lợi suất của danh mục. Nếu tính được VaR, ES của lợi suất r sẽ dễ dàng suy ra VaR, ES của danh mục.

Cũng tương tự như khi ước lượng VaR từ số liệu quá khứ, có hai phương pháp chính ước lượng ES: phương pháp tham số và phi tham số.

+ Phương pháp tham số dựa trên giả định về phân phối của lợi suất r: chẳng hạn phân phối chuẩn, T- Student, Pareto tổng quát…Sau đó từ số liệu quá khứ của r, sử dụng các phương pháp ước lượng trong thống kê, kinh tế lượng (hợp lý tối đa, moment tổng quát, ARCH, GARCH…) để ước lượng các tham số đặc trưng của phân phối và suy ra các ước lượng của VaR.

+ Phương pháp phi tham số không đưa ra giả định về phân phối của lợi suất r mà chỉ dùng các phương pháp ước lượng thực nghiệm, mô phỏng và bootstraps cùng các kỹ thuật tính toán xấp xỉ (phương pháp ngoại suy, mạng nơron…) để ước lượng.

Công thức ước lượng

Cho mức ý nghĩa α∈(0,1), theo thông lệ thường chọn α = 0,01 (1%) hoặc 5%. Lập mẫu kích thước n: (X ,X ,...,X )1 2 n . Ký hiệu Xi:n là thống kê thứ tự thứ i của mẫu, tức là: X1:n ≤X2:n ≤ ≤... Xi:n≤Xn:n. Gọi k là phần nguyên của nα, đặt p=nα - k. Nếu nα là số nguyên thì p = 0. Ta tính thống kê trung bình mẫu của các thống kê thứ tự từ 1 đến k: 1: 2: : : .... n n k n k n X X X X k + + + = (1.8) Ta có các công thức ước lượng thực nghiệm cho VaR và ES:

:( ) k n ( ) k n VaR α = −X (1.9) : : 1: ( : ) ( ) (1 ) ( : ) k n k n k n X n nguyên ES p X pX n không nguyên α α α + −  = − − −  (1.10) • Ví dụ

Giả sử có chuỗi VnIndex (giá trị đóng cửa theo ngày) được thu thập từ phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 đến phiên giao dịch ngày 30/6/2010 (2320 phiên) từ nguồn VnDirect. Tính lợi suất theo ngày của chỉ số VnIndex theo công thức:

1_ t *100 _ t *100 t VnIndex R VnIndex Ln VnIndex+   =  ÷  

Hình 1.3: Biểu đồ chuỗi lợi suất VnIndex gồm 2320 phiên

Một số thống kê mô tả

Hình 1.4: Bảng thống kê mô tả chuỗi lợi suất VnIndex 2320 phiên

Có thể thấy trong khoảng thời gian trên phân phối của LSVNINDEX không phải phân phối chuẩn và thuộc dạng có đuôi dầy (Kurtosis = 5.143954 > 3).

Để ước lượng, theo kinh nghiệm thực tế của nhiều tác giả, không nên chọn chuỗi quá dài vì với thời gian dài các điều kiện, môi trường hoạt động của thị trường sẽ có sự thay đổi lớn. Tác giả chọn số liệu trong khoảng thời gian từ tháng 1/2006 đến 6/2010 để ước lượng vì các lý do sau:

Số lượng quan sát cũng đủ lớn (1116 quan sát) để thực hiện phân tích thống kê, kinh tế lượng.

Trong giai đoạn này thị trường chứng khoán Việt nam phát triển tăng nhanh số lượng công ty niêm yết và với đủ sắc thái: bùng nổ (cuối 2006 đầu 2007), trầm lắng, suy giảm: (cuối 2007, 2008), phục hồi, khởi sắc (2009) .

Hình 1.5: Biểu đồ chuỗi lợi suất VnIndex bao gồm 1116 phiên

Hình 1.6: Thống kê mô tả chuỗi lợi suất VnIndex bao gồm 1116 phiên

Có thể thấy trong giai đoạn này thị trường ổn định hơn thể hiện bởi đặc tính phân phối chuẩn của lợi suất.

Với n =1116, α = 1% và 5% ta có nα = 11,6 và 55,8 suy ra k1=11, k2 =55 và p =0,61 , p =0,82 Sử dụng công thức ước lượng (3), (4) ta được các ước lượng thực nghiệm của VaR và ES cho lợi suất thị trường sàn HOSE:

VaRVnIndex(1%) = 4,604 (%); VaRVnIndex(5%) = 3,686 (%) ESVnIndex(1%) = 4,731 (%); ESVnIndex(5%) = 4,249 (%)

Theo kết quả trên, ta có thể rút ra một số nhận xét: Sau mỗi phiên giao dịch tại sàn HOSE:

Nếu lợi suất thị trường giảm thì với khả năng 95% mức giảm này không quá 3,686%; còn với 99% khả năng mức này không quá 4,604%.

Trong tình huống xấu, nếu lợi suất thị trường giảm sâu vượt các ngưỡng trên thì 95% khả năng mức giảm dự tính sẽ là 4,249 % và 99% khả năng mức giảm dự tính sẽ là 4,731 %.

Với giới hạn cho phép của biên độ giá cổ phiếu là ± 5%, các mức giảm ước tính ở trên đều nằm trong giới hạn này điều đó chứng tỏ rằng trong một phiên giao dịch, dù trong hoàn cảnh xấu, không thuận lợi thì hiện tượng tất cả các cổ phiếu đồng loạt giảm giá kịch sàn hầu như không xảy ra.

Do trong giai đoạn trên lợi suất thị trường có phân phối chuẩn vì vậy sau khi ước lượng VaR, ES cho ngày, ta có thể sử dụng “Quy tắc căn bậc 2 theo thời gian” để tính VaR, ES cho các chu kỳ dài hơn. Nếu chu kỳ tính là: tuần (5 ngày giao dịch) hoặc 10 ngày, ta có:

VaRVnIndex_tuần(1%) = 10,294 (%); VaRVnIndex_tuần(5%) = 8,242 (%); ESVnIndex_10ngày(1%) = 14,96 (%); ESVnIndex_10ngày (5%) = 13,43 (%);

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logistic đánh giá RRTD tại chi nhánh NHNN & PTNT Hương Khê - Hà Tĩnh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w