Về cơ chế chính sách:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Cục thuế thành phố Hà Nội (Trang 69)

- Tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế:

3 Số thuế truy thu bình quân/1 ĐTNT (tỷ đồng) 0,08 0,14 0,

2.3.1. Về cơ chế chính sách:

Không phủ nhận Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý để thực hiện công tác quản lý thuế tốt hơn. Tuy nhiên, thời điểm áp dụng Luật là từ ngày 1/7/2007 nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như các quy trình nghiệp vụ ban hành còn rất chậm, chẳng hạn quy trình kiểm tra được ban hành vào 29/05/2008, quy trình thanh tra đến năm 2009 mới được ban hành… gây không ít khó khăn lúng túng trong tổ chức thực hiện. Nguyên tắc quản lý của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng đòi hỏi phải có các quy trình, quy chế phối hợp giữa các bộ phận, nhằm gắn kết chặt chẽ các chức năng trong quá trình thực hiện quản lý. Không chỉ thế các quy trình phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phối hợp thực hiện công việc cụ thể ở mỗi chức năng mới, từ đó chuẩn hoá các quy trình theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, đảm bảo công tác quản lý thuế được thực hiện đồng bộ, hiệu qủa. Song thời gian qua, công việc này triển khai còn chậm so với tiến độ triển khai của Luật quản lý thuế.

- Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế gây khó khăn trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế cũng như dễ phát sinh tiêu cực.

- Việc quy định các sắc thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn lộn trong chức năng của từng sắc thuế, thể hiện ở phạm vi của đối tượng chịu thuế. Giữa các sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế còn thiếu sự kết hợp hài hoà. Giữa mục tiêu số thu cho ngân sách và mục tiêu kích thích sản xuất phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua từng sắc thuế.

- Các văn bản hướng dẫn về thực hiện pháp luật thuế còn thiếu rõ ràng, không cụ thể gây lúng túng trong quá trình thực hiện cho cả ĐTNT và cán bộ thuế. Ví dụ: Hiện nay, việc quy định về thủ tục đăng ký, kê khai, tính và nộp thuế đang được thực hiện theo thông tư 60/2007/T-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính, tại thông tư này không quy định rõ một số trường hợp gây khó

khăn cho cơ quan thuế trong việc theo dõi quản lý thu và việc giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp như:

+ Những cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị giá tăng có phải nộp tờ khai hàng tháng hay không? Đối với cơ sở kinh doanh hàng chịu thuế thì kê khai mẫu 01-2GTGT có kê khai hoá đơn bán hàng thông thường (hoá đơn trực tiếp) không? giá trị hàng hóa mua vào theo bảng kê không có hoá đơn có phải kê khai không? Trong thực tế khi chưa có phần mềm một số trang trại nông nghiệp không chịu thuế GTGT vẫn phải kê khai.

+ Trường hợp doanh nghiệp có thông báo với cơ quan thuế tạm ngừng kinh doanh có thời hạn thì doanh nghiệp có phải nộp hồ sơ khai thuế không, nếu không phải kê khai thì phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu vào của thuê nhà, điện nước.. thì kê như thế nào.

+ Mẫu giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách 05/ĐNHT theo thông tư 128/TT-BTC không có chỉ tiêu liên quan đến số, ngày, tháng. Tổng cục thuế đã có công văn số 1232/TCT-KK hướng dẫn người nộp thuế ghi bổ sung thêm ngày, số của giấy đề nghị hoàn trả, trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng thì không ghi vào cột thời gian phát sinh số thuế đề nghị hoàn, nhưng nếu thực hiện hướng dẫn này lại rất khó khăn cho cơ quan thuế khi giải quyết hồ sơ vì không biết người nộp thuế đề nghị hoàn thuế kỳ hoàn thuế từ tháng nào đến tháng nào. Cột lý do hoàn trả ghi lý do thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại thông tư 60 hoặc 04 nhưng thực tế thông tư 60 chỉ quy định thủ tục hoàn thuế, chưa quy định rõ trường hợp hoàn thuế.

- Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Chức năng điều tra các hành vi trốn thuế, gian lận tiền thuế chưa được quy định là một chức năng của cơ quan

thuế. Để tăng cường tính pháp lý việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ĐTNT khi thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải tăng thêm quyền cho cơ quan thuế, trong đó có quyền điều tra thuế ĐTNT, khởi tố các vi phạm pháp luật thuế đối với một số trường hợp nhất định, chẳng hạn trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân; hoặc cần có giám định của cơ quan chuyên môn… Mục đích của việc thực hiện các biện pháp điều tra thuế là nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số thuế phải nộp vào NSNN. Tuy nhiên, theo quy định của Luật quản lý thuế hiện hành, cơ quan thuế không được giao chức năng khởi tố, điều tra các vi phạm pháp luật thuế mà phải chuyển qua cơ quan công an. Trong khi đó, lực lượng công an gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra do thiếu thông tin về ĐTNT; thiếu chuyên môn về quản lý thuế, khi chuyển từ cơ quan thuế sang cơ quan điều tra, việc tiếp cận tài liệu, sổ sách kế toán và các hồ sơ khác có liên quan đến hành vi trốn thuế của DN lại phải bắt đầu lại từ đầu, cho dù đã có những kết quả sơ bộ sau quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế. Do vậy, công tác điều tra các trường hợp vi phạm về thuế của ĐTNT tiến hành rất chậm và hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Cục thuế thành phố Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w