Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy trình, sổ tay nghiệp vụ thanh tra thuế phù hợp với cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Cục thuế thành phố Hà Nội (Trang 79)

- Tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế:

3 Số thuế truy thu bình quân/1 ĐTNT (tỷ đồng) 0,08 0,14 0,

3.2.1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy trình, sổ tay nghiệp vụ thanh tra thuế phù hợp với cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế

nghiệp vụ thanh tra thuế phù hợp với cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế

Việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra thuế phải phù hợp với Luật quản lý thuế là hết sức cần thiết. Theo đó người nộp thuế là trung tâm đồng thời thể hiện sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của cơ quan thuế đối với người nộp thuế trong quá trình thực hiện quy trình đó, cụ thể:

+ Cần xây dựng 02 quy trình riêng biệt: quy trình thanh tra và quy trình kiểm tra. Theo đó, mỗi quy trình cần được thiết kế theo nguyên tắc “luồng công việc” để đảm bảo đầy đủ các bước công việc, bộ phận thực hiện, thời gian thực hiện, kết quả đầu ra cụ thể của từng bước công việc và xử lý kết quả đầu ra đó như thế nào, đồng thời cần quy định rõ các thông tin thu thập phù hợp với quy mô của người nộp thuế, quy định rõ các thông tin bắt buộc và các thông khuyến khích thu thập.

+ Xây dựng mới quy trình thanh tra hoàn thuế GTGT phù hợp với Luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật về thuế hiện hành cũng như thực hiện cải cách hành chính thuế và nâng cao năng lực, hiệu qủa hoạt động quản lý của cơ quan, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế.

+ Hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra đối với từng nhóm sắc thuế và đối với những người nộp thuế chưa thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Luật quản lý thuế đã quy định quy trình quản lý thuế chung đối với các sắc thuế, tuy nhiên do đặc thù của từng sắc thuế, nên việc xác định số thúê phải nộp, căn cứ để xác định cũng như vấn đề quản lý hoá đơn, chứng từ, vấn đề miễn, giảm… của từng sắc thuế có khác nhau nên khi thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với từng sắc thuế riêng cần có quy trình riêng. Ví dụ: trong thanh tra, kiểm tra thuế GTGT thường tập trung vào một số vấn

đề như: hoá đơn, chứng từ đầu ra, đầu vào còn thanh tra, kiểm tra thuế TNDN thì ngoài việc kiểm tra hoá đơn chứng từ còn cần giám sát các định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, mức thuế áp dụng đối với doanh nghiệp, các vấn đề miễn, giảm, ưu đãi …

+ Xây dựng quy trình thanh tra ĐTNT đặc biệt: thanh tra đối với các ĐTNT sử dụng các giao dịch điện tử theo quy định của Luật giao dịch điện tử, thanh tra đối với ĐTNT lớn; thanh tra chống chuyển gía đối với các công ty đa quốc gia và các giao dịch quốc tế, thanh tra các ĐTNT có quy mô hoạt động lớn. Hoạt động chuyển giá là hoạt động rất phức tạp, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Bản chất của hoạt động chuyển giá là rất phức tạp, liên quan tới nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau và không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trên phạm vi quốc tế. Mặt khác, do đầu tư nước ngoài, hợp tác quốc tế trong làm ăn cũng ngày càng gia tăng, trong chừng mực nào đó cũng làm gia tăng hiện tượng chuyển giá giữa các công ty mẹ và công ty con, giữa công ty trong nước với công ty ở nước ngoài. Do vậy, cần xây dựng quy trình thanh tra, kiểm tra thuế riêng. Ví dụ như: quy trình kiểm tra giá vật tư, máy móc thiết bị nhập khẩu, hoặc chuyển từ công ty ở nước ngoài về cho công ty ở trong nước…

Tăng cường hơn nữa việc xây dựng sổ tay thanh tra thuế hướng dẫn thi hành chi tiết quy trình thực hiện một cuộc thanh tra, minh hoạ các tình huống cụ thể để thanh tra viên dễ dàng vận dụng trong qúa trình thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra. Việc soạn thảo sổ tay thanh tra, kiểm tra thuế phù hợp với những thay đổi quy trình thanh tra, kiểm tra mới là cần thiết nhằm triển khai nhanh chóng việc vận dụng pháp luật thanh tra thuế vào thực tiễn, đồng thời tạo ra sự thống nhất trong hoạt động thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan thuế. Nội dung chủ yếu của sổ tay thanh tra thuế gồm:

+ Căn cứ lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra

+ Đề xuất các bước công việc cụ thể khi tiến hành thanh tra thuế tại cơ sở của người nộp thuế

+ Các công việc cần thiết phải chuẩn bị khi tiến hành thanh tra

+ Các bước công việc cụ thể khi tiến hành thanh tra thuế tại sơ sở của người nộp thuế

+ Công việc cụ thể đối với thanh tra thuế theo từng sắc thuế, trong từng loại hình kinh doanh

+ Công việc thanh tra, kiểm tra theo đơn thư tố giác hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tăng cường công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra

Tổ chức thu thập thông tin, phân loại doanh nghiệp, lựa chọn những doanh nghiệp có nhiều rủi ro về thuế, các doanh nghiệp có quy mô lớn để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của Luật quản lý thuế.

Tổ chức đưa vào kế hoạch kiểm tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh trong nội địa có số thuế GTGT âm liên tục, hoặc doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng số thuế phải nộp không tương xứng, kê khai lỗ liên tục, nợ thuế kéo dài nhưng vẫn mở rộng đầu tư kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Cục thuế thành phố Hà Nội (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w