Thực trạng về nội dung công tác thanh tra, kiểm tra ĐTNT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Cục thuế thành phố Hà Nội (Trang 46)

- Tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế:

2.2.3.Thực trạng về nội dung công tác thanh tra, kiểm tra ĐTNT

2.2.3.1. Thực trạng công tác kiểm tra đăng ký thuế

Theo quy định tại điều 22 luật quản lý thuế, đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày:

- Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư.

- Bắt đầu hoạt động kinh doanh với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay - Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân

- Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế.

tại thông tư 85/2007/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 18/07/07 về hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế chậm nhất không quá 5 ngày làm việc đối với các hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thuế và 10 ngày đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Chi cục thuế tính từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Riêng đối với các doanh nghiệp, các văn phòng đại diện ở các địa phương đã thực hiện thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/07/2008 giữa bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài Chính và Bộ Công An về hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp (Thông tư 05): Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ hoàn tất hồ sơ và chuyển cho Cục thuế. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Sở Kế hoạch Đầu tư, Cục thuế phải thông báo kết qủa mã số doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch Đầu tư để ghi vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của DN để cấp cho DN. Trong bất cứ trường hợp nào kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, thời gian tối đa hoàn tất thủ tục này không quá 5 ngày làm việc. Theo thông tư 05, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp. Như vậy, thời gian đăng ký thuế đã giảm 1/3 so với trước đây.

Căn cứ vào tài liệu kê khai, cơ quan thuế nhập thông tin ĐTNT vào chương trình quản lý tại Cục thuế và thường xuyên bổ sung tài liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ĐTNT. Qua chương trình này đã theo dõi được số lượng ĐTNT hiện có trên địa bàn, số lượng DN đang hoạt động, ngừng hoạt động, phá sản, giải thể… Ngoài ra, thông qua mạng vi tính việc tra cứu tài liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng phục vụ tốt cho việc phân tích rủi ro, lập kế hoạch

thanh tra, kiểm tra thuế.

Từ 1/1/2007, Cục thuế TP Hà Nội thực hiện việc cấp đăng ký thuế tại bộ phận một cửa liên thông của Thành phố. Việc tiếp nhận hồ sơ cấp mã số thuế mới và sửa đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người nộp thuế được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo thời gian quy định, đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan kiểm tra sự biến động của doanh nghiệp trên địa bàn, phát hiện những cơ sở có kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh để quản lý thuế. Đến 31/12/2007 số đối tượng quản lý thu thuế trên địa bàn TP Hà Nội là 146.259 người nộp thuế, trong đó có 58.264 doanh nghiệp, 87.995 hộ kinh doanh, con số này tính đến 31/12/2008 là 192.564 người nộp thúê trong đó có 62.475 doanh nghiệp, 130.089 hộ kinh doanh.

Bảng 2.5: Cơ cấu đối tượng quản lý thuế của Cục thuế TP Hà Nội các năm 2006, 2007, 2008 (Doanh nghiệp)

Đối tượng nộp thuế

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số ĐTNT Tỷ trọng (%) Số ĐTNT Tỷ trọng (%) Số ĐTNT Tỷ trọng (%) Tổng số 55.428 100 58.264 100 62.475 100 Trong đó: +DN nhà nước 3.361 6,06 3.426 5,88 3.602 5,77 +DN dân doanh 50.324 90,79 52.748 90,53 56.525 90,48 +DN có vốn ĐTNN 1.743 3,15 2.090 3,59 2.348 3,75

Nguồn Cục thuế TP Hà Nội

Hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập, cũng như có sự thay đổi về đăng ký kinh doanh đều được Cục thuế TP Hà Nội tiếp nhận đăng ký và cấp mã số thuế kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn xảy ra trường hợp do quá nhiều hồ sơ mà Cục thuế

chậm cấp MST hoặc ĐTNT kinh doanh nhưng không kê khai, đăng ký với Cục thuế, nộp hồ sơ đăng ký hoặc kê khai thay đổi đăng ký chậm so với thời gian quy định hoặc không thực hiện khai báo khi đăng ký thuế thay đổi. Ngoài ra, các DN còn mắc phải một số sai sót như:

- Quên không đăng ký thuế để được cấp MST (do cố tình hoặc do hiểu sai là chỉ khi nào bắt đầu kinh doanh thì mới phải đăng ký thuế và tối đa trong thời hạn 1 năm).

- Khi thực hiện kê khai không đọc kỹ hướng dẫn kê khai đính kèm tờ khai đăng ký thuế dẫn đến không ghi tên chính thức bằng chữ in hoa, ghi không đầy đủ địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, nhầm lẫm giữa quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…

- Dễ ghi nhầm chỉ tiêu hoặc kê khai thiếu các chỉ tiêu

- Không xác định đúng ngành nghề kinh doanh chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề; không xác định đúng chỉ tiêu năm tài chính; - Không xác định chính xác các loại thuế phải nộp, điều này dẫn đến việc nếu kê khai thiếu thì khi có thay đổi phải bổ sung, nếu khai thừa thì phải khai thay đổi bổ sung hoặc phải khai thuế định kỳ mặc dù không phát sinh loại thuế này làm mất thời gian của doanh nghiệp…

Một số cuộc điều tra cho thấy, có những DN sau khi đăng ký kinh doanh đã chuyển địa điểm, trụ sở và hoạt động ngoài vòng pháp luật, thoát khỏi những ràng buộc pháp lý đối với nhà nước. Không ít DN đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp MST nhưng không đi vào hoạt động hoặc thay đổi chức năng hoạt động nhưng không đăng ký lại. Chính những DN này là mầm mống của hoạt động làm ăn phi pháp với các hành vi nghiêm trọng, gây thất thoát tài sản của Nhà nước như bán hoá đơn tài chính, làm giả hồ sơ để hoàn thuế, sản xuất hàng giả…ảnh hưỏng đến môi trường kinh doanh của nền kinh tế.

Cục thuế TP Hà Nội đã thực hiện rà soát phân loại hộ kinh doanh, đối chiếu với điều tra thống kê để đưa vào quản lý thu thuế đối với hộ chưa quản lý, thực hiện rà soát đối chiếu cấp mã đối với hộ chưa được cấp mã, đồng thời làm thủ tục đóng mã số thuế đối với những hộ kinh doanh không còn hoạt động đủ điều kiện đóng mã. Thưòng xuyên rà soát doanh thu, mức thuế, thực hiện ấn định thuế đối với hộ thu theo kê khai không thực hiện kê khai đầy đủ. Trong năm 2008 đã điều chỉnh doanh thu, mức thuế 18.313 lượt hộ, số thuế tăng thêm 3.462 triệu đồng, đưa 11.943 hộ vào quản lý thu thuế, thuế tăng 22.618 triệu đồng.

Theo báo cáo tại hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Tổng Cục Thuế và Tổng Cục Cảnh Sát, trong thời gian qua hàng nghìn vụ gian lận thuế, lập công ty “ma” để mua bán hoá đơn GTGT đã bị lực lượng liên ngành này phát hiện. Để thực hiện hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn trái phép, các đối tượng vi phạm thường mở công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc DN tư nhân và đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau. Để tránh sự theo dõi của các cơ quan chức năng, các công ty này chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau đó lại lập một công ty khác. Sau khi lập công ty, chúng thường bán hoá đơn có nội dung ghi khống theo yêu cầu của khách hàng. Theo thống kê của Tổng cục cảnh sát tại các tỉnh, thành hiện có hàng nghìn công ty “ma” đã bỏ trốn khỏi địa phương. theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng Cục Thuế thì năm 2008, số DN không còn tồn tại ở địa chỉ kinh doanh là 739 DN. Tại địa bàn Hà Nội trong hai năm 2007, 2008 số DN không còn tồn tại tại địa chỉ kinh doanh là 135 DN.

Sở kế hoạch và đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng thiếu giám sát sự tồn tại của DN. Trong khi đó, cơ quan thuế chưa thường xuyên xác minh, đối chiếu, chính quyền địa phương lại không biết đến sự tồn tại của các DN này, điều đó phản ánh sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa

cơ quan thuế, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh và chính quyền địa phương, trong khi chính sách thành lập DN này ngày càng được thông thoáng.

2.2.3.2. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, sổ sách

Số liệu trên sổ sách kế toán của DN được ghi chép đúng sẽ phản ánh thực trạng tình hình kinh doanh, hiệu qủa kinh doanh của DN trong từng thời kỳ. Do đó, việc ghi chép, hạch toán trên sổ sách kế toán phải trung thực, đúng với tình hình kinh doanh thực tế của DN. Nhìn chung, việc tổ chức hệ thống kế toán trong các DN đều tuân thủ theo các quy đinh hiện hành trong luật và chuẩn mực kế toán. Các DN đều dựa trên cơ sở của hệ thống chế độ kế toán và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình để tổ chức một hệ thống kế toán cho phù hợp bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và các báo cáo tài chính đảm bảo cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho yêu cầu quản trị của DN cũng như yêu cầu lập các BCTC. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện thấy: Nhóm ĐTNT lớn gồm các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và các DN có vốn đầu tư nước ngoài có hệ thống kế toán và lưu giữ sổ sách kế toán tốt và khoa học hơn rất nhiều so với nhóm các DN vừa và nhỏ (chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hệ thống kế toán, các DN vẫn còn một số vấn đề tồn tại cơ bản sau:

Thứ nhất, về chấp hành luật kế toán.

Do trình độ kế toán viên chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu hiện tại, đồng thời ảnh hưởng của thói quen cũ nên ở hầu hết các DN đều chưa quan tâm đúng mức tới việc nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về Luật kế toán. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành luật của các DN còn kém, một số còn lợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng những kẽ hở của Luật hoặc cố ý vi phạm, làm không đúng Luật để tham ô, tham nhũng…

Thứ hai, về tổ chức vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán.

Việc lựa chọn hình thức kế toán nào là do DN tự quyết định trên cơ sở phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh doanh cũng như trình độ của người làm kế toán ở DN. Song một số DN lựa chọn những mẫu sổ không được sử dụng hoặc nội dung ghi chép trong sổ chưa đầy đủ. Đối với không ít DN vừa và nhỏ, công tác kế toán chỉ là “công cụ đối phó” với việc kiểm tra, quyết toán thuế, trong đơn vị tồn tại hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống được gọi là “kế toán nội bộ” chỉ có chủ DN được biết, không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống thứ 2 được gọi là “kế toán thuế” - về hình thức thì theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin, số liệu trong đó hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động kinh doanh của DN. Một số DN không mở sổ sách theo chế độ kế toán hiện hành mà chỉ đi thuê kế toán làm công, ghi chép và hoạch toán theo ý của chủ DN…

Nhiều DN đã ứng dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên, để tiện theo dõi, quản lý,các công ty này cũng lập một số loại sổ dành cho ghi chép thủ công, đôi khi số liệu và hành văn của các sổ tay này không rõ ràng, mạch lạc, thậm chí còn tẩy xoá số liệu; không thực hiện đúng theo phương pháp chữa sổ quy định. Ngoài ra, các DN khác nhau thường sử dụng phần mềm kế toán khác nhau và như vậy các mẫu sổ không giống nhau đã làm giảm tính hiệu quả, thống nhất về nguyên tắc vận dụng theo các hình thức kế toán quy định trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, đồng thời gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước.

Thứ ba, về vận dụng tài khoản kế toán và phương pháp ghi chép trên các tài khoản.

đặc điểm sản xuất, kinh doanh là nhiệm vụ bắt buộc đối với DN. Trên thực tế, có DN chưa thực hiện đúng nội dung kinh tế trên các tài khoản kế toán đã quy định, đặc biệt là chưa xây dựng được cho DN một phân hệ tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp gồm các tài khoản kế toán tài chính và các tài khoản kế toán quản trị. Việc lựa chọn một hệ thống tài khoản thích ứng và phù hợp với yêu cầu quản lý đôi khi chưa được chú trọng, vận dụng kém hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu quản lý, thậm chí chủ yếu phục vụ cho việc lập các BCTC định kỳ đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước.

Trong hạch toán một số phần mềm, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở một số tài khoản kế toán còn lẫn lộn và chưa có sự thống nhất giữa các doanh nghiệp. Ví dụ, đối với chi phí tài chính có đơn vị hạch toán ở tài khoản 635, có đơn vị lại ghi ở tài khoản 811…

Thậm chí một số DN do dựa vào phần mềm kế toán, sổ sách kế toán được ghi trên máy tính nên chủ quan, hàng năm công ty không tin toàn bộ sổ sách phát sinh, sổ in ra không có số trang, không đóng dấu giáp lai, không có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng. Đến khi đoàn thanh tra hỏi đến thì mới in ra, nhiều khi phần mềm bị lỗi, sổ kế toán in ra rất lộn xộn, gây khó khăn trong việc kiểm tra.

Thứ tư, về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu.

Đây là khâu quan trọng, đảm bảo sự chính xác của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi trong sổ kế toán và báo cáo kế toán. Thực tế hiện nay, hầu như chưa có DN nào lập được danh mục các chứng từ cần thiết cũng như thiết lập cho mình một trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý và phổ biến nó tới từng kế toán viên của DN. Mặt khác, các DN còn vi phạm đến những quy định mang tính bắt buộc của chế độ chứng từ kế toán như: lập chứng từ không theo biểu mẫu quy định, có nhiều loại chứng từ viết tay không đảm bảo tính pháp lý, không phản ánh đầy đủ

các nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không đủ chữ ký kiểm soát theo quy định, không đầy đủ và chính xác về số lượng và giá trị…

Trong hệ thống chứng từ kế toán, hoá đơn là chứng từ kế toán bắt buộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Cục thuế thành phố Hà Nội (Trang 46)