- Tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế:
3 Số thuế truy thu bình quân/1 ĐTNT (tỷ đồng) 0,08 0,14 0,
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp thanh tra, kiểm tra trên cơ sở áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro
kỹ thuật phân tích rủi ro
Thực hiện nguyên tắc chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra khi đã phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của ĐTNT theo các tiêu chí nhất định, trên cơ sở đó xây dựng mô hình phân tích rủi ro theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và sắc thuế. Một trong những mô hình thường được áp dụng là mô hình phân tích rủi ro dựa trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính của ĐTNT. Do vậy, cần xây dựng hệ thống tiêu chí đối chiếu, so sánh để lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra.
- Đối chiếu số thuế phải nộp do ĐTNT kê khai với tình hình kinh doanh, doanh số của ĐTNT trong kỳ tính thuế, sự biến động của doanh số thông thường tỷ lệ thuận với số thuế phải nộp, đối chiếu ngang giữa các năm để tìm ra bất hợp lý hoặc hợp lý của kê khai thuế.
- So sánh tỷ suất lợi nhuận bình quân qua các năm và năm báo cáo với tỷ lệ tăng hoặc giảm thuế TNDN phải nộp theo kê khai qua các năm, nếu không có các lý do chính đáng thì bất cự sự sụt giảm số thúê phải nộp nào cũng được coi là rủi ro thuế cần phải tìm hiểu nguyên nhân.
- Có thể so sánh doanh số có được từ hoạt động xuất khẩu với số thuế GTGT phải nộp và số thuế GTGT được hoàn. Dựa vào thống kê hàng hoá, dịch vụ mua vào bình quân phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ đó có thể tìm ra các bất hợp lý hoặc hợp lý về số thế GTGT được hoàn do hoạt động xuất khẩu.
- Đối chiếu số nợ thuế với tình hình kinh doanh, lỗ hoặc lãi trong kỳ tính thuế của ĐTNT.
- Có thể lựa chọn nhiều các đối chiếu và so sánh khác tuỳ theo yêu cầu quản lý thuế, thông thường ĐTNT được lựa chọn là đối tượng thanh tra là những ĐTNT có tỷ lệ cao về các rủi ro thuế (trừ các trường hợp thanh tra theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên hoặc theo đơn thư tố giác).
Phương pháp được lựa chọn để đối chiếu, so sánh, phân tích có thể là phương pháp phân tích theo chiều ngang, phương pháp phân tích theo chiều dọc hoặc phân tích tỷ suất.
- Đối với hiện tượng chuyển giá của các DN có vốn đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện chặt chẽ quá trình kiểm tra hồ sơ vì đối với hiện tượng này cần nắm vững các hiện tượng của nó và tiến hành kiểm tra kỹ đối với các trường hợp có nghi ngờ như lỗ liên tục, mua máy móc thiết bị của công ty mẹ với giá cao… kiểm tra hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá, thành phẩm, nguyên
vật liệu, đối chiếu với số liệu hạch toán sổ kế toán và luồng tiền thanh toán, chú ý đến chênh lệch giữa số khai báo Hải quan và số thực tế hạch toán, các chi phí lắp đặt phát sinh theo các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị. Kiểm tra chi phí, đối chiếu với vấn đề thanh toán công nợ, bù trừ với công ty mẹ ở nước ngoài, chú ý các hợp đồng dịch vụ quản lý, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, chia chi phí quản lý… với công ty mẹ ở nước ngoài. Kiểm tra cân đối nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, hàng hoá, nguyên vật liệu, đối chiếu với các chứng từ gốc, các bảng biểu kiểm kê đầu kỳ, so sánh thực tế qua kiểm kê với số tồn sổ sách hạch toán… chú ý các hợp đồng vay vốn, hợp đồng thanh toán trả chậm, liên quan đến hạch toán chi phí, các vấn đề chênh lệch tỷ giá, phân bổ chênh lệch tỷ giá. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác giám định và nâng cao vai trò giám định cuả các tổ chức giám định tại địa phương để xác nhận đúng giá trị tài sản ban đầu. Có sự kết hợp đồng bộ với các cơ quan chức năng như các công ty kiểm toán, tư vấn để có những báo cáo tài chính trung thực và chính xác về kết quả hoạt động chuyển giao trong nội bộ các DN có vốn đầu tư nước ngoài, với Ngân hàng để cơ thể kiểm soát được tất cả các hoạt động thu chi có liên quan đến các nghiệp vụ chuyển giao tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài vì với chức năng tín dụng của mình, ngân hàng phải có nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ những khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các công ty vay vốn tại ngân hàng, đảm bảo rằng các công ty này sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và trong giới hạn cho phép, nhất là những nguồn vốn sử dụng cho nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư…