- Tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế:
3 Số thuế truy thu bình quân/1 ĐTNT (tỷ đồng) 0,08 0,14 0,
3.1. Định hướng công tác thanh tra, kiểm tra thuế thời gian tới của Cục thuế TP Hà Nộ
ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ Ở CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
3.1. Định hướng công tác thanh tra, kiểm tra thuế thời gian tới củaCục thuế TP Hà Nội Cục thuế TP Hà Nội
Từ khi chuyển sang mô hình quản lý theo chức năng , công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế thành phố Hà Nội đã từng bước được đổi mới về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ đã đạt được những kết qủa đáng kể góp phần vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Cùng với định hướng nhiệm vụ công tác chung cho những năm tới, định hướng công tác thanh tra, kiểm tra được Ban lãnh đạo Cục quan tâm sâu sắc, với quan điểm chỉ đạo:
- Lấy công tác thanh tra, kiểm tra làm trọng điểm của quản lý thu. Công tác kiểm tra là nền tảng, công tác thanh tra là mũi nhọn trong quản lý thu thuế. - Công tác thanh tra, kiểm tra gắn liến với quản lý thu thuế với tư cách là một chức năng, là một giai đoạn trong quán trình quản lý. Trong quá trình đó, người nộp thuế và cơ quan thuế đều có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về thuế. Thanh tra, kiểm tra thúc đầy tính tuân thủ các quy định về thuế. Tính tuân thủ về thuế không chỉ là yêu cầu đối với người nộp thuế mà cũng là trách nhiệm của ngay cả đội ngũ công chức thuế. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, thì một trong những việc mà cơ quan thuế các cấp phải làm là xây dựng được sự đồng thuận và đồng cảm giữa người nộp thuế và cơ quan thuế trong việc thực hiện pháp luật thuế. Cục thuế TP Hà Nội xác định công tác thanh tra, kiểm tra là một trong các yếu tố quan trọng và cơ bản để thúc đẩy việc tuân thủ chính sách thuế đối với người nộp thuế và ngay cả đối với đội ngũ công chức thuế nói chung , công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng.
- Đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra phải có kiến thức chuyên môn đầy đủ và kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp vững vàng. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quản lý thuế thì công tác thanh tra, kiểm tra phải được phân công chuyên sâu theo chức năng kết hợp với luân chuyển công việc, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra cho cán bộ, xây dựng và áp dụng công nghệ thông tin, khai thác cơ sở dữ liệu về người nộp thuế để lựa chọn đúng đối tượng đúng nội dung và phạm vi cần thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra phải không gây cản trở hoạt động bình thường của các doanh nghiệp và phát huy tác dụng răn đe, ngăn ngừa và phát hiện xử lý các hành vi vi phạm về thuế trên cơ sở khuyến khích sự tự giác tuân thủ của người nộp thuế.
- Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện một cách khoa học và phù hợp với thực tiễn, việc phân tích thông tin doanh nghiệp phải mang tính chất chuyên sâu, đảm bảo tính chính xác, xác định đúng đối tượng, nội dung, phạm vi cần thanh tra, kiểm tra để nâng cao hiệu qủa của công tác thanh tra, kiểm tra trên cơ sở đó phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, phát huy tối đa khả năng nguồn nhân lực hiện có. Tổ chức thu thập thông tin, phân loại doanh nghiệp, lựa chọn những doanh nghiệp có nhiều rủi ro về thuế, những doanh nghiệp có quy mô lớn để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2009 theo đúng quy định của luật quản lý thuế. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra hoàn thuế GTGT, đặc biệt kiểm trước hoàn sau, kiểm tra các đối tượng cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể…
- Thay đổi phương pháp thanh tra, kiểm tra theo quản lý kỹ thuật rủi ro, tập trung lực lượng thanh tra vào nhóm doanh nghiệp không tuân thủ nhằm khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ, phát hiện và xử lý nghiêm những doanh nghiệp cố tình vi phạm.
- Công tác kiểm tra giám sát phải được tăng cường theo chức năng chuyên sâu: việc giám sát kê khai phải được tiến hành thường xuyên liên tục trong suốt quá trình quản lý đối với từng doanh nghiệp kể từ khi đăng ký thuế, kê khai hàng tháng đến quyết toán thuế nhằm kịp thời chấn chỉnh các hành vi vi phạm. Phạm vi giám sát kiểm tra bao quát toàn bộ các doanh nghiệp thuộc danh sách quản lý, thông báo và xử lý kịp thời các trường hợp có dấu hiệu vi phạm mua bán hóa đơn, bỏ trốn mất tích, các doanh nghiệp có vi phạm pháp luật thuế.
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại kiến thức kế toán, đào tạo kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế cho tất cả cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Phối hợp với các bộ, ban ngành liên quan trong việc thu thập thông tin về người nộp thuế, kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật thuế. Phối hợp với Tổng cục cảnh sát đẩy mạnh điều tra, xử lý nghiêm các hoạt động buôn bán và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Tổ chức kiểm tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh nội địa có thuế GTGT âm liên tục, hoặc doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng số thuế nộp không tương xứng, kê khai lỗ liên tục, nợ thuế kéo dài nhưng vẫn mở rộng đầu tư kinh doanh.
- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong việc thực hiện các quy trình quản lý thuế; xử lý nghiêm, ngăn ngừa các hành vi gây phiền hà, sách nhiễu người nộp thuế, các hành vi thông đồng, tiếp tay cho các đối tượng kinh doanh trốn thuế hoặc vụ lợi, xâm tiêu tiền thuế của nhà nước… làm trong sách đội ngũ cán bộ công chức thuế.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, cơ quan thông tấn, báo chỉ để thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách thuế.