H = Trị giá thực tế của vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Trị giá hạch toán của vật liệu tồn kho đầu kỳ và nhập
3.3.5. Giải pháp 5: Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Mặt Trời Vàng.
phần Mặt Trời Vàng.
- Đảm bảo điều kiện giá trị hàng tồn kho không được vượt quá giá trị dự tính sẽ thực hiện.
- Chỉ được ghi vào cuối niên độ kế toán khi lập báo cáo tài chính.
- Việc lập dự phòng phải tính cho từng nhóm hàng có tính chất như nhau hoặc cho từng loại mặt hàng.
- Cuối niên độ kế toán phải hoàn nhập toàn bộ các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập vào cuối niên độ kế toán trước và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ.
* Nguyên vật liệu tồn kho trong kỳ là đối tượng được phép lập dự phòng giảm giá. Theo thông tư 13 ban hành ngày 27 tháng 02 năm 2006 qui định:
Khoản dự phòng được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xây dựng trong năm kế hoạch, nhằm đảm bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư tồn kho không cao hơn giá cả trên thị trường.
Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài Chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch ( bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.
Riêng đối với các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu thì phải lập BCTC giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.
- Về việc trích lập và sử dụng tài khoản trích lập.
Căn cứ vào biến động thực tế về giá nguyên vật liệu tồn kho doanh nghiệp chủ động xác định mức trích lập, sử dụng từng khoản dự phòng đúng mục đích và xử lý theo các qui định cụ thể dưới đây.
+ Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu ( gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém chất lượng, ứ đọng, chậm luân chuyển) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo qui định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
Là những vật tư thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ NVL tồn kho này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho đó.
+ Phương pháp lập dự phòng:
Mức lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự phòng = Lượng vật tư
hàng hóa x Giá gốc hàng hóa - Giá trị thuần
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác theo qui đinh chuẩn mực kế toán số 02 – hàng tồn kho ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho ( giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán ( ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ ( ước tính).
+ Xử lý khoản dự phòng.
Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc NVL tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được NVL tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho theo các qui định nêu trên.
Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá NVL tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá NVL tồn kho.
Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dự phòng giảm giá NVL tồn kho, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp phần chênh lệch.
Nếu số dự phòng trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá NVL tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác.
- Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng:
Nếu NVL tồn đọn do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng do không còn giá trị sử dụng...thì phải xử lý như sau:
Lập Hội đồng xử lý tài sản của doanh nghiệp để thẩm đinh tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kiểm kê chi tiết tên, số lượng, giá trị NVL phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán hoặc thanh lý tài sản, giá trị thiệt hại thực tế.
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại NVL tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý tài sản ( do người gây ra thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).
+ Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị ( đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), chủ doanh nghiệp căn cứ vào biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến NVL tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
+ Xử lý hạch toán: Giá trị tổn thất thực tế của NVL tồn đọng khô thu hồi đã có quyết định hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp
* Kế toán sử dụng tài khoản 159- (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho) để phản ánh việc trích lập, hoàn nhập và sử dụng khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Vào cuối niên độ kế toán, khi có đầy đủ chứng cứ chắc chắn về giá NVL trên thị trường giảm xuống so với giá thực tế NVL đang tồn trữ trong kho. Kế toán dự phòng giảm giá NVL tồn kho:
Nợ TK 632: lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho Có TK 159: Lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho - Vào cuối niên độ kế toán tiếp theo:
+ Nếu số dự phòng cần trích lập niên độ này lớn hơn số đã trích lập năm trước, kế toán ghi.
Nợ TK 632: lập dự phòng (phần chênh lệch) Có TK 159: lập dự phòng ( phần chênh lệch)
+ Nếu số dự phòng cần lập trong niên độ này nhỏ hơn trong niên độ kế toán trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch.
Nợ TK 159: hoàn nhập dự phòng (phần chênh lệch) Có TK 632: hoàn nhập dự phòng (phần chênh lệch)
Như vậy, nếu công ty áp dụng phương pháp lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho thì đây là công cụ hữu hiệu để bảo toàn vốn lưu động. HĐ SXKD của công ty trong điều kiện giá cả biến động, dự phòng làm giảm giá niên độ đó nhưng lại là nguồn bù đắp nếu giảm giá NVL thực sự phát sinh.
KẾT LUẬN
Mỗi bài toán có thể được phân tích giải quyết dựa trên các cách tiếp cận khác nhau và nhiều phương pháp khác nhau. Bài toán kế toán nguyên vật liệu sản xuất nồi Inox tại công ty Cổ phần Mặt Trời Vàng cũng không phải là một ngoại lệ. Sau thời gian ngăn thực tập tại công ty Cổ phần Mặt Trời Vàng, được tiếp xúc với công tác kế toán tại đây, trên cơ sở áp dụng các lý luận cơ bản về nguyên vật liệu nói chung và đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu nói riêng tại công ty, qua đó thấy được ưu điểm, nhược điểm và đưa ra các đề xuất khắc phục những nhược điểm đó trong kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Mặt Trời Vàng.
Trong số những giải pháp mà em đưa ra chắc chắn có đôi chỗ mang tính cá nhân dưới cái nhìn và trình độ của một sinh viên thực tập. Nhưng chúng đều mang trong đó tâm huyết, nỗ lực và mong muốn được góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất nồi Inox tại công ty Cổ phần Mặt Trời Vàng. Em rất mong nhận được sự xem xét và đóng góp của các anh chị, cô (chú) trong công ty, thây cô và bạn đọc.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty Cổ phần Mặt Trời Vàng, các cô chú, anh chị phòng hành chính nhân sự, phong kế toán, toàn thể nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại công ty và em xin cảm ơn thầy giáo T.S Nguyễn Tuấn Duy đã hướng dẫn tận tình cho em để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2012 Sinh viên
MỤC LỤC