Dự báo triển vọng của thị trường Dược phẩm Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu lực tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh Dược phẩm của Công ty TNHH một thành viênDược phẩm Trung Ương 1 (Trang 36)

Với mục tiêu đến năm 2015 của Thủ tướng chính phủ là phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế- kĩ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn.

Việt Nam là một quốc gia có nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, có nền kinh tế tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng dân số và GDP ngày càng tăng là một yếu tố tiềm năng để đầu tư vào thị trường Dược phẩm. Bên cạnh đó, Dược phẩm là một ngành phát triển mạnh và ổn định ngay trong nền kinh tế suy thoái, có tỷ suất lợi nhuận cao nên hiện nay không chỉ có sự phát triển của các công ty trong nước mà các công ty nước ngoài cũng đang nhắm đến thị trường ngành Dược Việt Nam với tiềm năng đầu tư lớn ngay từ khi Việt Nam gia nhập WTO do đó sẽ chịu sự cạnh

tranh càng khốc liệt với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước đồng thời sẽ chịu ảnh hưởng biến động của nền kinh tế toàn cầu. Dự báo triển vọng phát triển ngành Dược trong 10 năm tới:

- Cầu thị trường:

Bảng 4.1: Quy mô thị trường ngành Dược

Quy mô (triệu USD) 2007 2008 2009 2010

Tổng giá trị thuốc sử dụng 1136 1426 1710 2050

Tổng sản xuất trong nước 601 715 858 1230

(Nguồn: Hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược)

Bảng 4.2: Doanh thu Dược

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Doanh thu (triệu USD) 1114 1425 1710 2050

Tốc độ tăng trưởng (%) 35 28 20 20

(Nguồn Cục quản lý Dược)

Ngành Dược đang có tốc độ phát triển trung bình hàng năm từ 16-18%, năm 2010 giá trị sản xuất ước đạt 1,2 tỷ USD tăng trưởng đạt 20%, đáp ứng 50% nhu cầu về thuốc. Tốc độ tăng GDP năm 2010 đạt 7% và tốc độ tăng trưởng ngành Dược đạt 20%. Quy mô thị trường ngành dược Việt Nam ngày càng phát triển mạnh với tổng giá trị thuốc sử dụng đạt 2050 triệu USD và thuốc sản xuất trong nước đạt 1230 triệu USD. Chi tiêu tiền thuốc bình quân trên đầu người ngày càng tăng với mức thu nhập ngày càng cao năm 2010 ở mức 24USD/ người/năm cao hơn năm 2009 4USD/người/năm khoảng 6%. Nhận thấy, Dược phẩm là một sản phẩm thiết yếu do đó nhu cầu cho Dược phẩm không thể giảm trong những năm tới. Doanh thu thị trường ngành Dược sẽ phát triển từ 2,05 tỷ USD năm 2010 đến khoảng 6,1 tỷ USD năm 2019, nhưng để duy trì được mức tăng 20% hàng năm, bình quân GDP đầu người cần tăng ít nhất từ 3-4% năm và chi phí bình quân cho dược phẩm tăng từ 15-20%/năm. Năm 2010 tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong nước đạt khoảng 1,9 tỷ USD/năm; tiền nhập khẩu nguyên phụ liệu sẽ đạt khoảng 440-480 triệu USD mỗi năm và đến năm 2015 là khoảng 1 tỷ USD.

Trong khi đó dân số trẻ của Việt Nam sẽ trưởng thành, tuổi thọ sẽ nâng lên và tăng từ 90 triệu người lên hơn 100 triệu người năm 2019. Những nhân tố này sẽ thúc đẩy nhu cầu và chi tiêu cho Dược phẩm theo đầu người từ 24USD/người lên

hơn 60USD/người năm 2019. - Cung sản phẩm:

Bảng 4.3: Số liệu thống kê sản xuất, nhập khẩu thuốc qua các năm

Năm Tổng trị giá tiền thuốc sử dụng (1.000USD) Trị giá SX trong nước (1.000USD) Trị giá thuốc nhập khẩu (1.000USD) Bình quân tiền thuốc đầu người

(USD)

2007 1.136.353 600.630 810.711 13,39

2008 1.425.657 715.435 923.288 16,45

2009 1.696.135 831.205 1.170.828 19,77

2010 1.913.661 919.039 1.252.572 22,25

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu lực tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh Dược phẩm của Công ty TNHH một thành viênDược phẩm Trung Ương 1 (Trang 36)