Tình hình tài sả n nguồn vốn công ty năm 2011-

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty TNHH điện kỹ thuật việt nam (Trang 31)

Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó. Thời điểm báo cáo thường được chọn là thời điểm cuối kỳ hoặc cuối năm. Do đó đặc điểm chung của bảng cân đối kế toán là cung cấp dữ liệu thời điểm về tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp.

Thông tin về tài sản công ty TNHH Điện Kỹ Thuật Việt Nam được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2. 1.Bảng czấn đối kế toán- Tài sản công ty TNHH Điện Kỹ Thuật Việt Nam

Đơn vị: Việt Nam đồng

Chỉ tiêu

Chênh lệch

2013 và 2012 2011 và 2012

Số tiền % Số tiền %

TÀI SẢN NGẮN HẠN 255.256.689 11,45 1.297.857.051 139,41

Tiền và các khoản tương đương tiền 1.739.441.586 2899,77 (63.545.173) (51,44)

Các khoản phải thu ngắn hạn (33.436.282) (42,04) 12.524.090 18,69

Hàng lưu kho (1.453.451.200) (69,79) 1.343.009.770 181,58 Tài sản ngắn hạn khác 2.702.585 40,45 5.868.364 721,23 TÀI SẢN DÀI HẠN (33.489.960) (1,73) (136.606.782) (6,60) Tài sản cố định (29.209.613) (1,67) (22.828.977) (1,29) Tài sản dài hạn khác (4.280.347) (2,33) (113.777.805) (38,22) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 221.766.729 5,33 1.161.250.269 38,69

33

Từ bảng 2.1, ta thấy quy mô tài sản của công ty có chiều hướng tăng rõ rệt. Năm 2012 tăng khoảng 1.161 triệu đồng so với năm 2011tương đương 38,69% nhưng năm 2013-2012 lại có chiều hướng tăng trưởng chậm lại khoảng 221 triệu đồng so với năm 2012 tương đương 5,33%.Lý do chủ yếu tổng tài sản năm 2012-2013 tăng trưởng chậm lại so với giai đoạn 2011-2012 là do công ty chuyển nhượng toàn bộ khu nhà máy tại khu cụm KCN vừa và nhỏ thị trấn Phùng cho công ty TNHH Điện Hiệp Lực.

Bảng 2. 2. Bảng tỷ trọng cơ cấu tài sản Công ty TNHH Điện Kỹ Thuật Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 tài sản ngắn hạn 56,66 53,54 31,02 22,52 3,12 tài sản dài hạn 43,34 46,46 68,98 (3,12) (22,52) Chênh lệch giữa TSNH và TSDH 13,32 7,08 (37,96) - -

(Nguồn: Phòng tài chính-Kế toán)

Biểu đồ 2. 1.Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu tài sản công ty TNHH Điện Kỹ Thuật Việt Nam giai đoạn 2011-2013

( Nguồn: Bảng 2.2)

Xét một cách tổng quát, có thể thấy qua cả 3 năm, cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty thay đổi theo mỗi năm. Năm 2012 và năm 2013, tài sản ngắn hạn đều có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng tài sản dài hạn và năm 2011 thì ngược lại.

31,02%

53,54% 56,66%

68,98%

46,46%

43,34%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2011 là 31,02% thấp hơn 22,53% so với năm 2012 và trong giai đoạn 2012-2013 tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng 3,12%. Tương tự, tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2011 so với tổng tài sản là 68,98%, cao hơn 22,53% so với chỉ tiêu này năm 2012 và trong giai đoạn 2012-2013 giảm 22,53%.

Năm 2011, tài sản dài hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản mức chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn là 37,96% (tương đương với 1.139.563.666 Việt Nam đồng). Điều này là dễ hiểu vì công ty là công ty điện kỹ thuật, ngoài đầu tư cho những yếu tố như nguyên vật liệu, các công cụ hỗ trợ,…là các tài sản ngắn hạn thì công ty còn phải đầu tư cho nhà xưởng máy móc, thiết bị,…là các tài sản dài hạn của công ty.

Năm 2012, có sự thay đổi lớn trong cơ cấu tài sản của công ty. Tài sản ngắn hạn tăng mạnh, chiếm 53,54% tổng tài sản. Sự thay đổi này là do năm 2012, công ty chi trả thêm cho hoạt động nhân sự nhằm mở rộng thêm nhà máy tại Xuân Đỉnh- Hà Nội.

Năm 2013, có một sự chênh lệch rõ rệt giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, cụ thể là tài sản ngắn hạn chiếm 56,66% tổng tài sản tương đương với 2.484.079.928 Việt Nam đồng. Điều này là hợp lý vì đây là thời điểm kết thúc việc đầu tư mở rộng nhà máy tại Xuân Đỉnh, công ty bây giờ gấp rút tiến hành thực hiện các đơn hàng và tìm kiếm lợi nhuận để bù vào chi phí đã bỏ ra, tài khoản hàng tồn kho giảm mạnh từ hơn 2 tỷ đồng năm 2012 xuống chỉ còn 629 triệu đồng năm 2013 trong khi đó tiền và các khoản tương đương tiền có sự tăng vọt.

Bảng 2. 3 Bảng tỷ trọng cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Điện Kỹ Thuật Việt Nam giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 năm 2011

Tiền và các khoản tương đương tiền 72,44 2,69 13,27

Các khoản phải thu ngắn hạn 1,86 3,57 7,2

Hàng tồn kho 25,32 93,44 79,45

Tài sản ngắn hạn khác 0,38 0,3 0,08

Tổng tài sản ngắn hạn 100 100 100

35

Biểu đồ 2. 2.Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Điện Kỹ Thuật Việt Nam giai đoạn 2011-2013

(Nguồn bảng 2.3)

Biểu đồ tỷ trọng tài sản ngắn hạn có thể dễ dàng nhận thấy tỷ trọng hàng tồn kho của công ty rất lớn, chiếm từ 25-93,44%, chiếm nhiều nhất trong các khoản mục của tài sản ngắn hạn cho thấy việc quản lý hàng tồn kho của công ty chưa hợp lý.

Năm 2011-2012 tỷ trọng hàng tồn kho rất lớn năm 2011 là 79,45%, năm 2012 là 93,44%. Có tình trạng như vậy là do có một số loại nguyên vật liệu công ty bắt buộc phải nhập từ phía nước ngoài mà trong tình trạng tỷ giá VND và USD có chiều hướng tăng (từ tháng 8/2011 tỷ giá ở mức 20.828 VND/USD đến 6/2012 tỷ giá ở mứa 21.036VND/USD)i ty đưa ra chính sách nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu hơn. Mặc dù vậy công ty cũng có kế hoạch nhập nguyên vật liệu nhằm mục đích cho nhà máy mới mở rộng tại Xuân Đỉnh đi vào hoạt động từng phần để có thể tận dụng tối đa khả năng sản xuất của nhà máy. Đầu năm 2013 tỷ trọng hàng tồn kho chỉ còn 25,32%, được như vậy là do việc xây dựng mở rộng nhà máy tại Xuân Đỉnh đã hoạt tất và đi vào hoạt động.

Thay vì tỷ trọng hàng tồn kho lớn, năm 2013 tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền có sự tăng đột biến so với 2 năm 2011 và 2012, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền 2011 là 13,27% năm 2012 là 2,69%. Có sự biến đổi như vậy là do

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

13,27% 2,69% 72,44% 7,20% 3,57% 1,86% 79,45 % 93,44% 25,32% 0,08% 0,30% 0,38%

Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác

năm 2011 cụm nhà máy tại KCN thị trấn Phùng đã có dấu hiệu xuống cấp, hoạt động sản xuất bị gián đoạn dẫn đến tỷ trọng hàng tồn kho lớn nhưng tiền và các khoản tương đương tiền lại thấp. Đến năm 2012, công ty quyết định chuyển nhượng lại cụm nhà máy tại KCN thị trấn Phùng cho công ty TNHH Điện Hiệp Lực và đầu tư xây dựng mở rộng và nâng cấp nhà máy tại Xuân Đỉnh. Thời điểm năm 2012 công ty ưu tiên việc đầu tư vào nhà máy tại Xuân Đỉnh nên tất cả các nguồn lực của công ty tập trung cho việc xây dựng mở rộng nhà máy Xuân Đỉnh, chính vì như vậy nên tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền của năm 2012 giảm mạnh chỉ còn 2,69%.

Năm 2013 tỷ trọng hàng tồn kho giảm, tiền và các khỏa tương đương tiền tăng nhanh do công ty thu hồi tiền từ các hợp đồng năm 2012, hơn hết sau khi đi vào hoạt động nhà máy tại Xuân Đỉnh hoạt động với công xuất cao, máy móc thiết bị hiện đại nên có thể sản xuất lắp đặt đi vào hoạt động nhiều loại thiết bị như tủ điện cho khu trung cư, khu công nghiệp, cung cấp và nhân lắp đặt thiết bị cao thế, trung thế và hạ thế…và đặc biệt công ty có đầu tư cho những thiết bị thế hệ tương lai với chất lượng tốt đáp ứng được nhiều đơn đặt hàng lớn. Hơn hết sau khi xây dựng mở rộng nhà máy, công ty trú trọng hơn vào hoạt động nghiên cứu sản xuất nguyên vật liệu nhờ vậy công ty có thể giảm sự phụ thuộc vào một số nguyên vật liệu nhập khẩu.

Do công ty TNHH Điện Kỹ Thuật Việt Nam là công ty sản xuất nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn cụ thể năm 2011 là 0,08% năm 2012 là 0,3% năm 2013 là 0,38%. Có sự thay đổi như vậy do ban giám đốc công ty có ý định mua một số xe đưa đón cán bộ công nhân viên trong giai đoạn 2012-2013.

Công ty hiện đang áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt nên các khoản phải thu ngắn hạn luôn được khống chế ở mức thấp tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn qua các năm 2011 là 7,2% , 3,57% cho năm 2012 và 1,86% năm 2013. Công ty có thể xem xét về chính sách linh hoạt hơn để thu hút nhiều khách hàng hơn.

37

Bảng 2. 4. Bảng cân đối kế toán – Nguồn vốn của công ty TNHH Điện Kỹ Thuật Việt Nam giai đoạn 2011-2012

Đơn vị: Việt Nam đồng

Chỉ tiêu Chênh lệch 2013 và 2012 2012 và 2011 Số tiền % Số tiền % NỢ PHẢI TRẢ 268.895.452 9,15 1.114.360.928 61,06 Nợ ngắn hạn 268.895.452 9,15 1.114.360.928 61,06 Vay và nợ ngắn hạn (735.640.971) (41,80) 579.999.996 49,15 Phải trả người bán 548.005.535 1186,16 46.200.000 _

Người mua trả tiền trước 393.928.727 40,65 344.513.181 55,16

Thuế và các khoản phải nộp (8.917.679) (85,29) (6.554.589) (38,53)

Phải trả cho người lao động 53.671.979 55,85 96.093.296 _

các khoản phải trả ngắn hạn khác 17.847.861 31,02 54.109.044 1577,78

VỐN CHỦ SỞ HỮU (47.128.723) (3,85) 46.889.341 3,99

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 0 0.00 0 0,00

Lợi nhuận chưa phân phối (47.128.723) (201,81) 46.889.341 (199,22)

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 221.766.729 5,33 1.161.250.269 38,69

Về nguồn vốn, ta thấy nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm, tỷ lệ thay đổi qua các năm lớn 2011 và 2012 chênh lệch là 38,69% khá lớn, nhưng đến năm 2012 và 2013 giảm xuống còn 5,33% do sự điều chỉnh và quản lý lại nguồn vốn. Điều này cho thấy với cơ cấu nguồn vốn hiện tại, công ty có thể phát huy hết nguồn lực.

Sau đây là tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn:

Bảng 2. 5. Bảng tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn công ty TNHH Điện Kỹ Thuật Việt Nam giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Nợ phải trả 73,17 70,61 60,80

Nợ ngắn hạn 73,17 70,61 60,80

Nợ dài hạn 0,00 0,00 0,00

Vốn chủ sở hữu 26,83 29,39 39,20

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Qua bảng 2.5, ta thấy qua giai đoạn 2011-2012 tỷ trọng giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu không thay đổi nhiều, các khoản nợ phải trả trung bình chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn, còn lại gần 30% là vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm phần lớn nợ phải trả, điều này là khá hợp lý bởi công ty nhìn chung có sự ứ đọng vốn do hàng tồn kho khá lớn nên các khoản phải trả ngắn cần được tài trợ từ nguồn nợ ngắn hạn, mặt khác công ty đang mở rộng và nâng cấp nhà máy nhưng nguồn tiền bị ứ đọng do hàng tồn kho nhiều mà đa phần là NVL chính vậy công ty cũng sử dụng một phần tiền ngắn hạn để đầu tư. Cụ thể, nợ ngắn hạn năm 2011 chiếm 60,8% trong cơ cấu nguồn vốn, chỉ tiêu này năm 2012 và năm 2013 là 70,61% và 73,17%.

Nợ ngắn hạn trong năm 2011-2012 tăng khoảng 10% từ 60,8% lên 70,61% có sự biến đổi như vậy là do công ty tăng khoản vay ngắn hạn đầu tư cho việc nhập khẩu NVL chip tủ điện từ Đức, sứ cách điện cao thế của Nhật,… với số lượng lớn nhằm tránh sự biến động tăng của giá làm cho giá vốn tăng cao. Tới giữa năm 2012 tỷ giá có sự ổn định hơn nhờ các chính sách của nhà nước nhưng công ty muốn đầu tư nhanh chóng và nhà máy Xuân Đỉnh nên trực tiếp lấy từ nguồn vay ngắn hạn của công ty nhanh tróng đầu tư trực tiếp. Đầu năm 2013 công ty bắt đầu đi vào hoat động nhà máy Xuân Đỉnh, các đơn đặt hàng tăng nên các khoản như người mua trả trước và phải trả người bán tăng chính vì vậy nên nợ ngắn hạn của công ty có chiều hướng tăng.

39

Bảng 2. 6. Bảng cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty TNHH Điện Kỹ Thuật Việt Nam giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: %

(Nguồn: Phòng tài chính-Kế toán)

Theo bảng 2.6, các có sự tăng giảm khác nhau qua các năm, một số chỉ tiêu có sự biến động mạnh như phải trả người bán,và người mua trả trước. Cụ thể, phải trả người bán năm 2011 và 2012 có sự chênh lệch 1.57%( khoảng 46.200.000) nhưng sự chênh lệch ở năm 2012 và 2013 có sự tăng cao 16,95%, người mua trả trước năm 2011 đến 2012 giảm 1,25% trong khi đó năm 2012 và 2013 lại tăng nhanh chóng 9,52%.

Biểu đồ 2. 3. Biều đồ cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty TNHH Điện Kỹ Thuật Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

64,66% 59,88% 31,93% 0,00% 1,57% 18,52% 34,22% 32,97% 42,48% 0,93% 0,36% 0,05% 0,19% 1,96% 2,35%

Vay và nợ ngắn hạn Phải trả cho người bán

Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Phải trả cho người lao động Các khoản phải trả ngắn hạn khác

Chỉ tiêu năm 2013 năm 2012 năm 2011 chênh lệch 2012-2013 2011-2012 Vay ngắn hạn 31,93 59,88 64,66 (27,95) (4,78)

Phải trả cho người bán 18,52 1,57 0,00 16,95 1,57

Người mua trả tiền trước 42,48 32,97 34,22 9,52 (1,25)

Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 0,05 0,36 0,93 (0,31) (0,58)

Phải trả người lao động 4,67 3,27 0,00 1,40 3,27

Các khoản phải trả ngắn hạn

Vay ngắn hạn trong năm 2011 và 2012 có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty lần lượt là 64,66% và 59,88% lý do năm 2011 và 2012 công ty nhập khẩu nhiều NVL về và sử dụng nguồn vay ngắn hạn để tri trả cho việc nhập khẩu của công ty. Năm 2012 tỷ trọng vay ngắn hạn thấp hơn năm 2011 khoảng 4,78% do năm 2012 công ty cho hoạt động 2 cụm nhà máy chính vậy số NVL tồn kho giảm dần, vay ngắn hạn cũng nhờ vậy mà giảm. Năm 2013 tỷ trọng vay ngắn hạn so với năm 2012 giảm 27,95% nhờ việc tăng công suất hiệu quả của nhà máy mới. Đồng thời, năm 2011-2012 là bước đầu xây dựng mở rộng nhà máy tại Xuân Đỉnh trong khi đó vốn lại ứ đọng khá nhiều ở hàng tồn kho chính vì vậy ban giám đốc công ty quyết định lấy khoản vay ngắn hạn đầu tư cho việc mở rộng xây dựng, năm 2013 việc xây dựng cũng đã hoàn thành, vay ngắn hạn giảm đáng kể so với 2 năm trước.

Các khoản người mua trả tiền trước nhìn tổng quan trong giai đoạn 2011-2013 của công ty tăng. Đi vào từ giai đoạn 2011-2012 ta có thể nhận tháy có sự giảm nhẹ chỉ giảm 1,25% có sự giảm nhẹ này là do có nhiều công ty điện kỹ thuật mới gia nhập, thị trường trở nên bão hòa, một số khách hàng nhỏ như hộ gia đình có nhiều sự chọn lựa dịch vụ chính vì vậy có sự giảm nhẹ trong giai đoạn này. Công ty nhận thấy sự bão hòa của thị trường nên quyết định có sự thay đổi sâu về chất lượng, tập trung vào phát triển sản phẩm mới an toàn và tiết kiệm điện hơn, sau sự đầu tư nhà máy mới với công nghệ tiên tiến, công ty phát triển dòng sản phẩm thế hệ tương lai đi đầu các doanh nghiệp cùng ngành trong nước. Giai đoạn 2012-2013 người mua trả trước tăng 9,52% tuy tăng chưa tới 10% nhưng đây là dấu hiệu tốt cho đà tăng trở lại của công ty.

Năm 2011 không có khoản phải trả người bán do doanh nghiệp chỉ sản xuất các thiết bị điện đơn giản có thể tự sản xuất ra các nguyên vật liệu như dây điện, vỏ tủ điện hay một số các thiết bị dùng trong điện gia dụng. Nhưng đến năm 2012 khi công ty đi vào hoạt động nhà máy mới thiết bị hiện đại sản xuất sản phẩm chất lượng cao thì khoản phải trả người bán tăng 1,57% , có sự tăng nhẹ như vậy là do nhà máy mới chưa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty TNHH điện kỹ thuật việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)