Sự lai ghép văn hóa và tính hai mặt của văn hóa thời thuộc địa

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 85)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.Sự lai ghép văn hóa và tính hai mặt của văn hóa thời thuộc địa

Nhà nghiên cứu Benedict Anderson trong Những Cộng đồng Tưởng

tượng: Những suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan tỏa của chủ nghĩa dân

tộc (Imagined communities: reflections on the origin and spread of

nationalism, in lần đầu năm 1983) cho rằng dân tộc (nation) là một cộng

đồng đƣợc gắn kết bằng những tƣởng tƣợng bị chi phối bởi quyền lực hoặc ý thức hệ nào đó. Với đặc điểm nhƣ vậy nên bản sắc văn hóa – điều làm nên cốt lõi của khái niệm dân tộc cũng là một thứ có khả năng vận động và biến đổi không ngừng dƣới ảnh hƣởng của những điều kiện bên ngoài nhƣ hoàn cảnh lịch sử - xã hội. Đầu thế kỷ XX, có thể thấy bản sắc văn hóa Việt Nam đối diện với nguy cơ khủng hoảng toàn diện. Văn hóa cổ truyền với trụ cột là Nho giáo đang tan rã dƣới sự áp lực của văn hóa phƣơng Tây mà ngƣời Pháp mang tới, trong khi văn hóa mới của ngƣời Việt vẫn chƣa hình thành. Những tầng lớp tinh hoa nhất trong xã hội Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm kiếm hƣớng đi đúng đắn nhất cho dân tộc mình. Đa số họ chọn lựa cách tiếp xúc với văn hóa phƣơng Tây thông qua những con đƣờng khác nhau. Một bộ phận trí thức ngƣời Việt theo văn hóa Pháp, học tiếng Pháp. Một bộ phận lớn khác lại lựa chọn Nhật Bản làm con đƣờng cho Việt Nam học tập. Nhƣng về bản chất, dù đi theo con đƣờng nào thì ngƣời Việt cũng không tránh khỏi sự tiếp xúc và giao lƣu với phƣơng Tây, bởi lẽ,

ngƣời Nhật cũng phát triển dựa trên sự thay đổi hoàn toàn mọi mặt đời sống xã hội theo kiểu Tây phƣơng kể từ sau Minh Trị Duy Tân (1868). Từ đó, quá trình lai ghép giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa phƣơng Tây đã diễn ra. Tuy nhiên, do đặc trƣng của sự tiếp xúc và giao lƣu theo kiểu cƣỡng ép, quá trình lai ghép văn hóa của Việt Nam đã diễn ra với quy luật riêng, đầy khác biệt. Những đặc điểm của tính lai ghép trong văn hóa Việt Nam đƣợc thể hiện trong cả bốn tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo

lên chùa, Con ngựa Mãn Châu Nỗi buồn chiến tranh.

Trƣớc hết, quá trình lai ghép văn hóa ở Việt Nam đã tạo ra một nền văn hóa phức hợp. Tín ngƣỡng phồn thực bản địa với những hình thức cúng tế mang đậm chất shaman giáo mà đại diện là đạo Mẫu song hành cùng phát triển với tôn giáo ngoại lai – Thiên chúa giáo. Cần phải lƣu ý rằng trƣớc đây, khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam cũng đã xảy ra một quá trình lai ghép và cuối cùng đã tạo nên Phật giáo mang tính Việt Nam, thể hiện qua cấu trúc của hầu hết các ngôi chùa làng ở miền Bắc: cấu trúc tiền Phật hậu Mẫu. Phật giáo Việt Nam khác biệt hoàn toàn so với Phật giáo Trung Hoa hay Ấn Độ, Campuchia bởi ảnh hƣởng của tín ngƣỡng dân gian Việt Nam. Không gian Phật giáo cũng vô cùng gần gũi với ngƣời Việt: chùa làng. Hình ảnh ngôi chùa làng xuất hiện trong cả hai tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Đó là những ngôi chùa nhỏ, ít sƣ sãi thậm chí chỉ có ngƣời giữ chùa. Nhƣng đó là nơi sức mạnh tinh thần đƣợc nuôi dƣỡng, là nơi che chở và an ủi cho biết bao con ngƣời. Phật giáo kiểu Việt Nam là một tuyệt tác của sự lai ghép văn hóa: vừa mang giá trị nhân văn phổ quát tầm thế giới, vừa có đƣợc sức sống, sự hòa nhập với tự nhiên và con ngƣời của văn hóa Việt.

Thiên chúa giáo không gắn bó với tín ngƣỡng bản địa nhƣ Phật giáo bởi tinh thần Tây phƣơng quá rõ rệt của nó, tuy nhiên nó vẫn song hành

phát triển chứ không hủy diệt đƣợc tín ngƣỡng bản địa. Tính chất phức hợp ấy thể hiện ở ngay trong làng Cổ Đình: một ngôi làng nhỏ nhƣng có đủ nhà thờ Công giáo, chùa làng và đền thờ Mẫu. Ở tầm quốc gia, kiểu văn hóa phức hợp ấy đã tạo nên Đạo Cao Đài - tôn giáo hoàn toàn bản địa Việt Nam thờ cúng đầy đủ các vị thần thánh, từ đạo Phật cho đến Cơ đốc giáo cũng nhƣ các vĩ nhân trong lịch sử Việt Nam và nhân loại. Sự lai ghép văn hóa này vừa góp phần bảo vệ nhƣng đặc điểm riêng biệt của văn hóa Việt Nam, vừa giúp chúng ta hấp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại. Nhờ đặc tính này mà lớp trầm tích văn hóa của ngƣời Việt ngày càng đƣợc bồi đắp dày dặn đem đến sự đa dạng cho bản sắc văn hóa dân tộc.

Con ngƣời cũng chịu ảnh hƣởng của sự phức hợp văn hóa ấy. Những ngƣời nhƣ ông đốc Kha, Dƣ An, Trình là những điển hình của sự phức tạp trong văn hóa ở cấp độ cá thể. Họ mang trong mình tƣ tƣởng Tây phƣơng, tôn trọng tự do và quyền cá nhân của con ngƣời nhƣng trong những hoàn cảnh nhất định, văn hóa Nho giáo truyền thống vẫn thắng thế trong họ. Ông đốc Kha và Dƣ An coi trọng chữ Hiếu, làm mọi việc để đảm bảo nguyện vọng của cha mẹ, dù những hành động ấy có hủy hoại cuộc sống của con cái hay chính bản thân mình. Trình vừa là trí thức vừa là một nhà cách mạng song tƣ tƣởng về lễ giáo của anh vẫn không hề mất đi. Anh sẵn sàng lên án chị dâu vì dám sống với ngƣời tình trong khi chồng chƣa rõ tin tức, mặc dù bản thân Trình hiểu rõ bản chất của cuộc hôn nhân đó nhƣ thế nào, chị dâu anh đã phải hy sinh và chịu đựng ra sao. Bà Thu (Đội gạo lên chùa), một bà me Tây ít học dù dám lấy chồng Tây và sinh ra một đứa con lai nhƣng vẫn gom góp để về quê mua nhà, tậu ruộng, gây dựng đời sống cho em trai mình. Với bà, sự gắn bó với gia tộc, việc góp phần làm thịnh vƣợng gia tộc là một nghĩa vụ thiêng liêng mặc dù trong mắt gia đình và làng xóm bà bị coi rẻ vì làm me Tây.

Quá trình lai ghép văn hóa ấy còn tạo ra những xung đột mang tầm vóc thời đại. Vấn đề quan hệ giữa những ngƣời trí thức mới với thời cuộc, với giai cấp nông dân là một vấn đề đƣợc đặt ra trong bối cảnh lịch sử - xã hội đƣơng thời. Ngƣời trí thức mới theo Tây học là một sản phẩm đƣợc tạo ra trong lòng xã hội thuộc địa. Ở họ, truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc là thứ đƣợc gia đình, xã hội hun đúc chứ không phải là thứ họ đƣợc giáo dục trong nhà trƣờng Pháp – Việt. Chính điểm khác biệt trong giáo dục ấy đã phân cách ngƣời trí thức với đại đa số những thành phần khác trong xã hội. Ban đầu, do là những ngƣời nắm đƣợc những ƣu thế về mặt tƣ tƣởng và nhận thức, họ là những ngƣời lãnh đạo quần chúng. Huy của Mẫu

Thượng Ngàn; Trí, Hải của Đội gạo lên chùa; Trình của Con ngựa Mãn

Châu đều là những trí thức trƣớc khi là những nhà Cách mạng. Thế nhƣng, sau khi Cách mạng thành công, ngay lập tức vị thế của những ngƣời trí thức bị nghi ngờ. Quần chúng không tin họ bởi họ “phức tạp quá”, và cũng bởi họ là “con đẻ” của chế độ thuộc địa. Bản thân những ngƣời trí thức không phải ai cũng nhận thức đƣợc vai trò của quần chúng. Ở họ có vấn đề nhƣ trong Đôi mắt của Nam Cao. Cùng phấn đấu cho một lý tƣởng chung là độc lập dân tộc, cùng có mối thù với ngƣời Pháp “coi dân bản xứ nhƣ lũ mọi” nhƣng với nhiều trí thức, quần chúng là những ngƣời thấp kém hơn. Ông tham Chinh luôn đau đáu trong mình một câu hỏi: “Tại sao giới trí thức nhƣ ông, bạn bè ông, (…) lại quá chậm trễ để nắm lấy vận mạng của xứ sở đau thƣơng này? Tại sao những ngƣời ông vẫn coi thƣờng vì ít học, cái “giai cấp cần lao” vẫn phụ thuộc, hầu hạ ông, không biết từ lúc nào lại có thể trở thành những cây đàn viôlông số một trong bản nhạc tƣng bừng của vận hội mới?” [84; 570]. Ngay cả Trình, em trai ông vẫn có một khoảng cách trong quan hệ với những ngƣời đồng chí xuất thân nông dân của anh. Không phải vì Trình coi thƣờng họ nhƣ anh mình mà bởi anh cũng

nhận ra giữa anh và quần chúng nhân dân có một sự ngăn cách, một sƣ khác biệt không thể san bằng trong một thời gian ngắn mà Trình gọi đó là “vấn đề thị hiếu”. Chính vì thế những ngƣời trí thức phải đối mặt với vấn đề: bắt buộc họ phải hiểu và hòa nhập đƣợc với quần chúng, lựa chọn đào thải một phần con ngƣời mình thuộc về phía văn hóa thuộc địa để đƣợc chấp nhận. Nếu không hoàn thành đƣợc quá trình này họ sẽ giống nhƣ cha đẻ và cha dƣợng Kiên (Nỗi buồn chiến tranh), bị cô lập và gạt ra bên lề của xã hội bởi sự thất bại trong việc nhận đƣợc sự công nhận của quần chúng.

Ngoài xung đột mang tầm vóc thời đại về vận mệnh của một lớp ngƣời thì quá trình lai ghép văn hóa còn đặt ra vấn đề về số phận, cách ứng xử của những “sản phẩm” lai ghép Việt – Pháp: những đứa con lai. Trong các tác phẩm có sự xuất hiện của hai đứa con lai: Nhị - con của Nhụ và Julien trong Mẫu Thượng Ngàn, và trung úy phòng nhì Bernard trong Đội

gạo lên chùa. Nhị là sản phẩm của một cuộc cƣỡng đoạt nhƣng đƣợc sống

trong vòng tay bao dung của Mẫu, khi mới chỉ là một đứa trẻ nhƣng đã có đôi mắt buồn nhƣ thể biết đƣợc số phận lạc loài của mình. Trung úy phòng nhì Bernard Martinot là một Tây lai Việt – Pháp trƣởng thành trong xã hội thuộc địa. Nổi tiếng là một viên phòng nhì tàn ác, Bernard là một sản phẩm lai ghép văn hóa có tính hai mặt điển hình. Ở Bernard là sự hội tụ của cả hai nền văn hóa, kế thừa ở ngƣời cha “cái can trƣờng táo tợn của một kẻ phiêu lƣu mạo hiểm”, thừa hƣởng ở ngƣời mẹ “cái lanh lẹn, tháo vát, láu lỉnh”, bởi vậy anh ta rất “thông minh, cả quyết và dễ dàng thích ứng mọi hoàn cảnh”. Ban đầu, Bernard chỉ có một sự kiêu hãnh âm thầm về nòi giống của mình khi thấy mình không giống với mọi ngƣời xung quanh kể cả ngƣời mẹ. Anh ta nhận thấy mọi ngƣời dƣờng nhƣ đang sợ hãi và lảng tránh mình. Chỉ khi ngƣời đồng đội của cha Bernard trò chuyện với anh ta

của nƣớc Pháp, hai là dòng máu thấp hèn của xứ da vàng. Muốn trở thành cao quý, con phải biết thanh lọc và gột rửa dần dần cho đến hết kiệt cái chất da vàng trong máu huyết của con.”[43; 50]. Sau khi đƣợc học ở trƣờng dành cho con em sĩ quan ngƣời Pháp, Bernard bắt đầu cho rằng mình ƣu việt hơn những ngƣời cùng chủng tộc với mẹ mình. Thế nhƣng, là một ngƣời khôn ngoan, Bernard chọn cho mình lối cƣ xử hai mặt: khi ở trƣờng anh ta có “điệu bộ hoàn toàn Tây, và giọng nói thì y hệt một ngƣời Pháp mới từ Paris sang xứ thuộc địa” [43; 52]. Nhƣng khi về nhà ngoại, anh ta lại biến thành “một ngƣời Annam đặc sệt”. Bernard không “lột xác da vàng, anh chỉ khoác thêm cái lốt da trắng bên nội mà lúc này anh ta mới đƣợc tiếp nhận”, anh ta khéo léo sử dụng chúng để có thể phù hợp với những hoàn cảnh cụ thể. Lối cƣ xử hai mặt ấy chỉ biến mất sau khi Bernard gặp anh cán bộ Việt minh và nghe lời khẳng định: “ngƣời Pháp là kẻ bị thua. Và từ đây, sẽ không bao giờ ngƣời Pháp còn có thể cai trị ngƣời Nam đƣợc nữa”[43; 59]. Niềm tự hào da trắng thƣợng đẳng của Bernard bị đả thƣơng, anh ta quyết định đứng về phía ngƣời cha trong cuộc xung đột Pháp – Việt. Việc ngƣời yêu đầu tiên lấy anh Việt minh đã “dạy dỗ” Bernard và làm sụp đổ niềm kiêu hãnh của anh ta, cùng với cái chết của ông Lý Cẩm – ngƣời cậu ruột đã che chở cho Bernard sống sót sau cuộc đảo chính của Nhật là điểm nút để Bernard quyết định quay lƣng hoàn toàn với dân tộc của mẹ mình. Những hành động tàn bạo của Bernard là hành động của hận thù đã đƣợc chính Nguyễn Xuân Khánh lý giải: “Khi một ngƣời lính đi xâm chiếm phối kết với một ngƣời đàn bà thuộc địa, thì đứa con sinh ra sẽ là bãi chiến trƣờng cho cuộc tranh chấp giữa dòng máu nội và dòng máu ngoại” [43; 70]. Ông cũng nhấn mạnh rằng nếu dòng máu ngoại chiến thắng thì ta sẽ có những chiến sĩ chống thực dân kiên quyết nhất, nhƣng nếu dòng máu nội thắng thế thì “đứa con sẽ trở thành kẻ chống đối lại bầu sữa đã nuôi nấng nó một cách điên cuồng. Hắn cố phủ định

ngƣời mẹ.(…) Hắn ghê tởm dòng máu ngƣời mẹ mà hắn mang trong huyết quản” [43; 70]. Tính hai mặt của sản phẩm lai ghép văn hóa này đƣợc quy định ngay từ trong huyết thống, chính bởi thế dù cố gắng đến thế nào để phủ nhận ngƣời mẹ thì Bernard vẫn không thể chối bỏ sự hiện diện của ngƣời mẹ trong mình và sự thật hắn là một đứa con lai. Bernard ghen tị với Thalan - ngƣời lãnh đạo trực tiếp bởi tính Pháp thuần túy toát ra từ con ngƣời ông mà Bernard không thể nào bắt chƣớc đƣợc. Hắn ta không thuộc về thế giới của ngƣời mẹ bởi đã độc ác chối bỏ, nhƣng ngƣợc lại hắn cũng không thuộc về thế giới của ngƣời cha bởi lẽ hắn vẫn là một đứa con lai mang trong mình sự tự ti về dòng máu. Hắn chỉ là một đứa trẻ lạc loài của cả hai nền văn hóa.

Sự lai ghép là một quá trình diễn ra âm thầm hàng ngày hàng giờ. Những giá trị văn hóa mà hiện tại chúng ta đang có đều là sản phẩm của quá trình lai ghép lâu dài. Tuy nhiên, trong thời kỳ thuộc địa, với sự phức tạp của tình hình chính trị thì sự lai ghép trong văn hóa diễn ra nhanh chóng, trên nhiều bình diện hơn. Sự lai ghép ấy mang lại những giá trị tích cực, làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa Việt Nam cũng nhƣ giúp cho văn hóa Việt Nam tiếp cận đƣợc với văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, quá trình ấy cũng để lại những vấn đề nhức nhối nhƣ các nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân và Bảo Ninh đã đƣa vào trong tác phẩm của mình. Với các nhà văn, lai ghép văn hóa nên là một quá trình diễn ra tự nhiên mới đem lại những kết quả tốt nhất. Cuộc va chạm Đông – Tây về văn hóa đầu thế kỷ XX đã khiến quá trình lai ghép văn hóa diễn ra theo kiểu cƣỡng bức và áp đặt. Điều đó làm cho quá trình tạo dựng sản phẩm lai ghép văn hóa nhanh chóng hơn nhƣng đồng thời nó cũng tạo ra những sản phẩm méo mó và lệch lạc.

Tiểu kết

Trong Chƣơng ba, chúng ta đã phân tích đƣợc sự tái hiện xung đột Đông – Tây trong văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX trong bốn tiểu thuyết

Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa, Con ngựa Mãn Châu Nỗi buồn

chiến tranh. Có thể thấy, cuộc xung đột văn hóa ấy mang cả hai ý nghĩa

tích cực và tiêu cực đến cho hai phía. Ngƣời Pháp tự ý thức đƣợc tính chất phi nghĩa của cuộc xâm lƣợc và nhận ra giá trị của những nền văn hóa ngoại lai. Sự tiếp xúc với những nền văn hóa nguyên sơ đã khiến cho lý trí, logic đôi khi còn cứng nhắc của văn hóa Pháp phai nhạt đi, giúp nó trở nên mềm mại và linh hoạt hơn. Ngƣợc lại, văn hóa Việt Nam cũng đã tiếp nhận đƣợc những tinh hoa của văn hóa phƣơng Tây: tinh thần phản biện, ý thức cá nhân… Cũng nhờ sự tiếp xúc với văn hóa Pháp mà văn hóa Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hƣởng của Nho giáo để tiến vào một quỹ đạo văn hóa khác. Đồng thời, xung đột Đông – Tây trong văn hóa đã giúp hình thành tầng lớp trí thức Tây học – một tầng lớp đặc trƣng của xã hội thuộc địa.

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 85)