Xung đột văn hóa giữa kẻ đi chinh phục và nạn nhân của nó

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 65)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Xung đột văn hóa giữa kẻ đi chinh phục và nạn nhân của nó

Ngay sau khi tiến hành xâm lƣợc Việt Nam, ngƣời Pháp đã cố gắng tiến hành một công cuộc “thuộc địa hóa” nhằm thay đổi toàn bộ các mặt đời sống của ngƣời Việt, làm tiền đề cho các cuộc khai thác thuộc địa. Chính động thái đó mà sự tiếp xúc giao lƣu văn hóa Pháp – Việt mang màu sắc đa dạng, vừa tự nguyện vừa cƣỡng ép, vừa chủ động lại vừa bị động. Trong Mẫu Thượng NgànĐội gạo lên chùa chúng ta có thể thấy sự quan tâm của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đếnđề tài này.

Những ngƣời Pháp khi tới Việt Nam xây dựng thuộc địa đều giống nhƣ nhân vật Philippe Messmer cho rằng mình là “một conquistador (nhà chinh phục), đi chế ngự những dân tộc dã man, đi khai hóa văn minh cho những con ngƣời sống trong tăm tối, vác cây thánh giá lên vai, đem ánh sáng của Chúa đến cho những con ngƣời tà giáo”[42; 78]. Đây là tƣ tƣởng của ý thức hệ thực dân. Ý thức hệ này định hƣớng toàn bộ hành động trong thực tế của ngƣời Pháp. Cuộc khai thác thuộc địa của ngƣời Pháp ở Đông Dƣơng đã đƣợc Nguyễn Xuân Khánh tái hiện lại qua quá trình xây dựng đồn điền Messmer ở làng Cổ Đình. Thế hệ thứ nhất của những ngƣời Pháp đến Đông Dƣơng chính là thế hệ của những ngƣời nhƣ Phillipe Messmer, những ngƣời lính viễn chinh đam mê phiêu lƣu mạo hiểm mơ ƣớc xây dựng cho mình một sự nghiệp lớn lao ở xứ ngƣời. Với nhãn quan lịch sử của mình, Nguyễn Xuân Khánh thông qua nhân vật ngƣời kể chuyện toàn tri đã đánh giá: “Ngƣời Pháp đi xâm chiếm thuộc địa, việc đầu tiên họ làm

là chiếm đất đai, khai thác đồn điền. Họ chú ý ngay đến nông nghiệp, bởi vì đầu tƣ nông nghiệp cần ít vốn lại sử dụng đƣợc nhân công tại chỗ vốn đông đúc và rẻ mạt. Vả lại, nhân công thuộc địa chỉ làm nghề nông, họ quen đất đai, quen khổ sở, lại không cần phải đào tạo nghề nhiều khi trồng thứ cây mới. Bóc lột nhân công, bóc lột đất đai là phƣơng thức thu lợi nhanh nhất cho chính quốc”[42; 75]. Nhà văn nhận thức đƣợc bản chất của đế quốc: lý do quan trọng nhất để ngƣời Pháp đến Việt Nam không có gì khác hơn là lợi nhuận có thể thu đƣợc trên đất đai và sức lao động của ngƣời dân bản xứ. Thiếu úy Phillipe Messmer sau khi giải ngũ đã mang trong mình tƣ tƣởng “ngƣời Pháp sang đây cốt để chỉ huy, để khai sáng cho một xứ sở tối tăm. Việc của anh là việc sai khiến ngƣời bản xứ. Anh phải ghi nhớ: anh là ông chủ, là một nhà chinh phục, là một nhà thực dân về đất đai”[42; 77]. Nhƣ vậy, tiền đề của mối quan hệ giữa ngƣời Pháp và ngƣời Việt Nam ở đây đã đƣợc định sẵn là mối quan hệ giữa ngƣời đi chinh phục và kẻ bị khuất phục, một mối quan hệ bất bình đẳng và mang tính cƣỡng ép ngay từ đầu. Cho dù có gắn mác khai sáng và văn minh thì ngƣời Pháp vẫn không thể biện minh đƣợc cho hành động mang bản chất cƣớp đoạt của mình khi xâm lƣợc Việt Nam.

Một trong những chiêu bài đắc lực nhất mà ngƣời Pháp đã sử dụng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa của mình là tôn giáo. Sử dụng tôn giáo ngoại lai là đạo Thiên Chúa để lôi kéo ngƣời dân, đồng thời hủy hoại những tín ngƣỡng và tôn giáo bản địa giúp ngƣời Pháp dễ dàng chinh phục

Việt Nam – xứ thuộc địa đầy huyền bí và hiểm nguy. Trong Mẫu Thượng

Ngàn, vai trò của các nhà truyền giáo đƣợc tác giả khắc họa kỹ lƣỡng. Đức Giám mục Puginier là một ngƣời am hiểu về Bắc Kỳ, có “dáng vẻ phúc hậu hiền hòa” nhƣng đồng thời lại có một “đôi mắt rất sắc”. Ông ta đã không ngần ngại nói với thiếu tá Henry Riviere: “… ta phải dùng sức mạnh chiếm

lấy xứ này. Sau đó, ta phải trao lại cho quan của họ để họ tự cai trị. Tiếng là họ cai trị, nhƣng thực chất vẫn nằm trong tay ta. Nhƣ vậy phản ứng của dân họ sẽ dịu hơn”. Giám mục Puginier qua ngòi bút của Nguyễn Xuân Khánh không chỉ là một ngƣời tu đạo mà còn là một nhà chính trị và quân sự thực dân. Chính những ngƣời truyền giáo đến thuộc địa với ý thức hệ thực dân ấy đã nhanh chóng nhận ra phải lợi dụng sức mạnh để chiến thắng trong cuộc xung đột với các tôn giáo và tín ngƣỡng bản xứ. Ngay sau khi ngƣời Pháp chiếm đƣợc thành Hà Nội, đức Giám mục Puginier đã có ý định xây dựng nhà thờ với mong muốn “chứng tỏ cho mọi ngƣời dân xứ sở này đều phải biết ánh sáng của Đức Chúa trời đã đến nơi này rồi” [42; 316]. Ông ta đã chọn xây dựng Nhà Thờ Lớn Hà Nội chính tại trên đất chùa Báo Thiên, dù biết rõ rằng “đây là một ngôi chùa cổ của xứ An Nam, đƣợc xây dựng từ nhà Lý. Trƣớc kia, có một ngôi tháp rất cao soi bóng xuống hồ Gƣơm. Ngƣời dân Thăng Long cho đó là linh địa” [42; 317]. Ở phạm vi hẹp hơn, tại làng Cổ Đình, Phillipe Messmer cũng khẳng định: “phải dựa vào ngƣời công giáo thì mới vững”. Các linh mục có hẳn phƣơng thức để truyền bá đạo Chúa cho mọi ngƣời: thứ nhất là “truyền qua ngƣời có thế lực rồi lan tỏa xuống dƣới”, nhƣng cách làm này khó có thể phù hợp ở một xã hội có truyền thống Nho giáo lâu đời nhƣ Việt Nam, những ngƣời có thế lực thƣờng đƣợc học hành và có tinh thần bài xích với thứ tôn giáo ngoại lai. Chính vì thế họ đã có cách làm tinh vi hơn, đó là “truyền đạo cho những ngƣời nghèo khổ nhất bằng cách cho họ thuốc thang, tiền bạc, ruộng đất. (…) Những hộ nghèo đƣợc nhà thờ cấp đất cho mỗi gia đình ba sào. Ai thiếu đất, nhà thờ sẽ cho cấy rẽ thêm. Tô ruộng chỉ bằng nửa cấy thuê cho ngƣời bên lƣơng. Rồi cha lại mở trƣờng dạy chữ, dạy kinh bổn cho trẻ em”[42; 320]. Chính nhờ thủ đoạn tinh vi này mà ở làng Cổ Đình, đức cha Colombert đã xây dựng đƣợc một xóm đạo hơn sáu chục gia đình chỉ sau

vài năm và những ngƣời thuộc xóm đạo đều là dân ngụ cƣ nghèo khổ nhất trong làng. Trên bề mặt, dƣờng nhƣ trong cuộc chiến giữa nhà thờ Công giáo và tín ngƣỡng bản địa, nhà thờ đang thắng thế. Ở Hà Nội, Nhà Thờ Lớn đƣợc dựng lên uy nghi tráng lệ trên nền chùa Báo Ân. Ở làng Cổ Đình, ngôi nhà thờ cũng đƣợc xây dựng “cao, cao vút lên trời. Ngôi nhà thờ nằm ở đỉnh quả đồi, nên nó đã cao trông lại càng cao. (…) tƣợng đức Chúa Trời bằng thạch cao hai tay giang rộng, chiếc áo choàng xòe sang hai bên. Trông tƣợng Chúa nhƣ hình một con đại bàng đang bay trên bầu trời Cổ Đình”[42; 324]. Bức tƣợng Chúa của nhà thờ Cổ Đình ở trên cao trông xuống những ngƣời dân đang sinh sống, theo dõi họ nhƣ “một con đại bàng đang bay”. Ở đây, biểu tƣợng của một tôn giáo đề cao tình yêu thƣơng, tinh thần nhân đạo Cơ đốc giáo là chúa Trời lại không hề có một sự ấm áp, che chở mà phảng phất hình dáng của một kẻ đi săn dõi theo con mồi của mình. Đây là một sự phê phán ngầm của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đối với sự đồng lõa của Cơ đốc giáo với quá trình xâm lƣợc Việt Nam của ngƣời Pháp.

Quá trình xung đột giữa yếu tố tôn giáo và tín ngƣỡng bản địa với thứ tôn giáo mới du nhập nhƣng đƣợc hỗ trợ bởi sức mạnh chính trị và quân sự diễn ra gay gắt. Dù đạo Phật có suy yếu – thể hiện qua hình ảnh ngôi chùa làng Cổ Đình tiêu điều và đổ nát chỉ có có tƣợng của một ông Hộ pháp là nguyên lành. Đạo Mẫu – tín ngƣỡng bản địa của ngƣời Việt tồn tại trong những ngôi đền, ngôi miếu nhỏ trên rừng. Thế nhƣng sức sống của tín ngƣỡng và tôn giáo bản địa không những không mất đi mà nó phát triển nhƣ một dòng chảy ngầm mạnh mẽ. Nó xung đột và cạnh tranh trực tiếp với tôn giáo ngoại lai kia ở thế giới siêu hình. Và dƣờng nhƣ, có một sự “đánh trả” của thế giới tâm linh bản địa với những kẻ xâm lƣợc. Pierre khi mới sang Việt Nam đã bị ma cụt đầu – hồn ma của những ngƣời Việt yêu

nƣớc bị thực dân Pháp xử tử ám ảnh đến mức dở điên dở dại, sau khi khỏi bệnh vẫn chịu di chứng là liệt một bên tay. Julien lên đền Mẫu, vì báng bổ thần linh mà bị rắn thần – ngựa ngài của Mẫu đuổi cắn. Những yếu tố tâm linh ấy kết tinh từ tâm thức chung của cộng đồng – dân tộc Việt Nam không chấp nhận sự hiện diện của những kẻ ngoại xâm. Thế nhƣng, đặc điểm vị tha và bao dung của dân tộc Việt Nam, chính tôn giáo và tín ngƣỡng bản địa ấy lại cứu vớt những kẻ ngoại lai, trao cho họ một cơ hội sống khác. Những kẻ đƣợc nhận ân huệ ấy đều thức tỉnh và thay đổi nhận thức về sức mạnh tâm linh của nền văn hóa mà họ tƣởng nhƣ là thấp kém hơn. Thực dân Pháp không đồng hóa đƣợc văn hóa Việt Nam, nơi mà nó đặt ách đô hộ mà ngƣợc còn nhận ân huệ của nền văn hóa ấy và bị đồng hóa ngƣợc lại. Đức cha Colombert sau khi ở Việt Nam đã có lối suy nghĩ nhƣ một ông già bản xứ, cha cũng từ chối không về Pháp mà muốn sống nốt quãng đời còn lại ở Việt Nam. Nhƣ vậy, tinh thần Pháp đã bị tinh thần Việt Nam khuất phục, không thể hoàn thành đƣợc mục đích ban đầu là chi phối đời sống tinh thần ngƣời Việt.

Chữ Quốc ngữ của Việt Nam nhƣ đã nói ở trên, đƣợc hình thành bởi sự cấp thiết của việc tìm ra một công cụ có thể giúp những nhà truyền giáo phƣơng Tây có thể ghi lại đƣợc tiếng Việt để họ có thể dễ dàng tiếp cận với văn hóa bản địa. Chính bởi vậy, với ngƣời Pháp, chữ Quốc ngữ là “phƣơng tiện trung gian” để xóa sạch tàn dƣ của chữ Nho, phổ biến tiếng Pháp. Ở phƣơng diện này cũng tồn tại một cuộc đấu tranh mà Nguyễn Xuân Khánh cho rằng đó là một “cuộc vật lộn gay go” về việc giành quyền chủ động trong việc sử dụng chữ Quốc ngữ. Ngƣời Việt sẽ cố gắng biến đổi chữ Quốc ngữ thành tiếng Việt, thành ngôn ngữ bản địa giống nhƣ đã từng biến đổi chữ Hán của Trung Quốc trong lịch sử Trung đại. Ông già Tầu tên Lềnh, đầu bếp của anh em nhà Messmer, ngƣời đại diện của văn hóa Trung

Hoa trong Mẫu Thượng Ngàn đã đánh giá: “Sự bình định không gì bằng chữ nghĩa. Gƣơm giáo rồi sẽ qua đi, song hận thù còn lại mãi. Nhƣng chữ nghĩa đem ra giảng dạy thì chẳng bao giờ qua đi. Nó còn lại mãi” [42; 584]. Ý thức hệ của thực dân luôn có điểm tƣơng đồng dù có sự khác biệt về văn hóa, lịch sử thì những kẻ đi xâm lƣợc nhƣ Trung Quốc và Pháp vẫn tìm thấy phƣơng pháp chung để phục vụ cho công cuộc xâm lƣợc của mình.

Sau khi ngƣời anh Phillipe qua đời, ngƣời em Julien tiếp quản đồn điền và phát huy hơn nữa ý thức hệ thực dân. Có thể nói, so với ngƣời anh thuộc “lớp ngƣời chinh phục” còn mang tƣ duy về quá trình thuộc địa hóa nhƣ một cuộc phiêu lƣu và chinh phục, Julien có một nhãn quan thực dân triệt để. Julien đã từng tuyên ngôn: “Có những dân tộc sinh ra trên trái đất này để thống trị, và cũng có những dân tộc sinh ra để bị trị. Lịch sử là cuộc vật lộn khốc liệt giữa các dân tộc. Dân tộc nào yếu hèn, dân tộc ấy sẽ phải ở vị trí mà họ xứng đáng. Lịch sử loài ngƣời mãi mãi nhƣ vậy”[42; 413]. Julien coi trọng sức mạnh quân sự, cho rằng với kẻ đi chinh phục thì chỉ có sức mạnh quân sự mới có thể đảm bảo sự thống trị với xã hội thuộc địa. Chính bởi vậy, Julien coi thƣờng văn hóa và con ngƣời bản địa. Ngƣời anh cả Phillipe qua việc lấy bà Mùi đã chứng tỏ sự thỏa hiệp của một ngƣời đi chinh phục với nạn nhân của mình. Ngƣời anh thứ hai Pierre với nhãn quan của một nghệ sĩ, nhà khoa học, coi văn hóa bản địa là một đối tƣợng để nghiên cứu và khám phá. Còn Julien coi con ngƣời và văn hóa Việt Nam là đối tƣợng, là nạn nhân để ông ta thực thi sức mạnh quân sự nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất cho mình. Julien theo dõi tất cả mọi ngƣời trong làng, nghi ngờ tất cả ngƣời bản xứ, kể cả những ngƣời giúp ông ta làm việc. Ông ta coi thƣờng tín ngƣỡng thờ Mẫu, coi đó là một sự tụ tập để truyền bá những điều mà Julien không kiểm soát đƣợc. Ông ta làm náo loạn điện thờ Mẫu của ngƣời Cổ Đình, coi đó là thứ “mê tín quàng xiên” bởi tôn giáo là “thứ

tốt đẹp nhƣ đạo Phật, đạo Thiên chúa…”. Đối với ngƣời dân bản xứ, Julien hoàn toàn cƣ xử bằng thái độ khinh thƣờng. Ông ta coi những ngƣời nhƣ quản Liến, lý Cỏn… chỉ là những kẻ tay sai theo mình chỉ vì lợi ích và sẵn sàng phản bội bất cứ lúc nào. Đối với những ngƣời phụ nữ bản xứ, Julien coi họ là đồ chơi, là đối tƣợng để thỏa mãn khi phát tiết dục vọng. Ông ta không đồng ý với việc anh trai mình đã từng lấy vợ ngƣời Việt. Dòng máu của ngƣời Pháp với Julien là cao quý, không thể pha tạp.

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)