Cấu trúc tuyến nhân vật trong bốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn,

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 51)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Cấu trúc tuyến nhân vật trong bốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn,

Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa, Con ngựa Mãn Châu, Nỗi buồn chiến tranh

Trong giai đoạn 1945 – 1975 đã có một số tiểu thuyết đồ sộ viết về thời thuộc địa mà ta có thể kể ra ở đây nhƣ Vỡ bờ, Sóng gầm, Cửa biển… Trong những tác phẩm ấy có thể thấy cấu trúc tuyến nhân vật đƣợc sử dụng chủ yếu là kết cấu song tuyến. Nhà văn dựa vào mâu thuẫn và xung đột lớn nhất, bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là mâu thuẫn dân tộc giữa một bên là dân tộc Việt Nam và bên còn lại là thực dân Pháp, Nhật và bè lũ tay sai để xây dựng nên hai tuyến nhân vật đối chọi nhau gay gắt. Xét tiểu thuyết Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi (tập 1 xuất bản năm 1962, tập 2 xuất bản năm 1972). Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Khắc, một chiến sĩ cách mạng. Trong tiểu thuyết, hai tuyến nhân vật đƣợc định vị rõ ràng, một bên là nhân

vật chính diện bao gồm: những chiến sĩ cách mạng, những ngƣời ủng hộ và có thiện cảm với cách mạng nhƣ Hội, An, bác Mẫn, chị Gái, Lập, Mộc, Quyên… và một bên là các nhân vật phản diện đại diện cho thực dân Pháp, đế quốc Nhật và những kẻ tay sai nhƣ Công, vợ chồng Nghị Khanh, Lý Tốn, huyện Môn, Tƣờng, Phúc… Mâu thuẫn giữa hai tuyến nhân vật này không thể dung hòa hay thỏa hiệp. Tất cả họ đƣợc đặt trong bão táp giành độc lập dân tộc và đƣợc yêu cầu buộc phải chọn lựa lấy một thái độ, một con đƣờng đi cho mình. Ở đó, không có chỗ cho những ngƣời đứng giữa, nhân vật buộc phải đứng về phía bên này hoặc bên kia.

Vậy trong bốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa,

Con ngựa Mãn Châu, Nỗi buồn chiến tranh có điểm gì mới trong cấu

trúc hệ thống nhân vật so với giai đoạn trƣớc?

Trƣớc tiên, về mặt hình dung những mâu thuẫn và xung đột, cả ba nhà văn đều nhận thấy hiện thực có nhiều vấn đề phức tạp hơn so với sự hình dung của thời kỳ 1945 – 1975. Chúng ta có thể xét bảng thống kê một số mâu thuẫn/ xung đột tiêu biểu trong các tác phẩm:

STT Xung đột/

mâu thuẫn Tác phẩm

Nhân vật liên quan nhóm 1

Nhân vật liên quan nhóm 2

1 Mâu thuẫn

dân tộc

Mẫu Thƣợng Ngàn

Toàn bộ ngƣời dân Việt Nam xuất hiện trong tác phẩm

Ba anh em nhà

Messmer, binh lính Pháp.

Đội gạo lên chùa

Toàn bộ ngƣời dân Việt Nam xuất hiện trong tác phẩm

Đại úy Thaland,

Bernad, ngƣời Pháp

Con ngựa Mãn Châu

Toàn bộ ngƣời dân Việt Nam xuất hiện trong tác phẩm

Quân đội Nhật Bản, ngƣời Pháp

2 Mâu thuẫn dòng tộc

Mẫu Thƣợng Ngàn Họ Đinh Họ Vũ

Đội gạo lên chùa Họ Bùi Họ Nguyễn

3 Xung đột

văn hóa

Mẫu Thƣợng Ngàn Dân làng Cổ Đình Những ngƣời Pháp

nhƣ Phillipe, Julien… Đội gạo lên chùa

Các nhân vật ngƣời Việt Nam trong tác phẩm Ngƣời Pháp nhƣ Thaland, Gustave 4 Xung đột tƣ tƣởng

Đội gạo lên chùa Chú tiểu An

Các nhân vật xuất hiện trong nửa sau câu chuyện từ sau 1954

Con ngựa Mãn Châu

- Trình - Trình - Trình - Chinh - Đạt - Can, - Dƣ An

Nỗi buồn chiến

tranh

Cha Kiên, cha dƣợng

Kiên Kiên, mẹ Kiên

Có thể thấy, bảng trên đã thể hiện ít nhất bốn mâu thuẫn và xung đột lớn chi phối nội dung của các tác phẩm. Thời thuộc địa trong sáng tác của các nhà văn vẫn tồn tại mâu thuẫn lớn nhất của lịch sử thời kỳ này: mâu thuẫn dân tộc giữa Việt Nam và các đế quốc xâm lƣợc nhƣ Nhật, Pháp. Tuy nhiên, chồng chéo lên nhau, các mâu thuẫn và xung đột khác cũng xuất hiện tạo ra sự phân cách giữa các tuyến nhân vật. Những mâu thuẫn này không giống nhau ở từng tác phẩm mà chúng có nhiều khác biệt. Nguyễn Xuân Khánh, một ngƣời viết về nông thôn miền Bắc trong thời kỳ thuộc địa đã nhận thấy tính phức tạp trong quan hệ làng xã. Những con ngƣời cùng một môi trƣờng sống, liên hệ với nhau hằng ngày, là láng giềng, bạn học… nhƣng lại có thể đối đầu nhau vì những mâu thuẫn mang tính dòng

tộc. Xung đột và ganh đua giữa hai dòng họ Vũ và Đinh trong Mẫu

Thượng Ngàn, họ Bùi và họ Nguyễn trong Đội gạo lên chùa đã đƣa những

nhân vật nhƣ Hai Phác (Trịnh Huyền) và lý Cỏn, quản Mật và thầy đội Hải vào thế đối chọi gay gắt. Các nhân vật phụ khác cũng hành động dựa trên sự phân chia theo mâu thuẫn dòng tộc này. Đặc biệt, trong thời điểm lịch sử nhạy cảm cần đến sự lựa chọn đƣờng đi, mâu thuẫn dòng tộc này lại là nguyên nhân khiến cho các nhân vật thuộc về hai tuyến ấy có sự lựa chọn khác nhau dẫn đến sự khác biệt ngày càng lớn giữa họ. Cụ đồ Tiết, Cả Chất, Hai Phác của họ Đinh; Hải của họ Nguyễn đều lựa chọn con đƣờng chống Pháp, còn những nhân vật của họ Vũ nhƣ tiên chỉ Nhậm, lý Cỏn hay quản Mật của họ Bùi lại lựa chọn con đƣờng hợp tác với ngƣời Pháp. Nhƣng trong đó cũng có những nhân vật có lựa chọn khác biệt so với tuyến họ đƣợc định ra, đơn cử nhƣ Vũ Xuân Huy của họ Vũ lại là một ngƣời nhiệt tình với những tƣ tƣởng Cách mạng và mang trong mình tinh thần đấu tranh chống Pháp. Nhờ Huy mà Đinh Công Tuấn - một ngƣời theo họ Đinh đƣợc giác ngộ Cách mạng. Ông chánh Long, bố của quản Mật lại là ngƣời nhận thấy sai lầm trong việc lựa chọn của con trai mình. Ông biết ngƣời Pháp sẽ thất bại và cảm thấy con mình đang làm những việc gây tội nợ, sẽ chuốc họa về sau.

Nguyễn Xuân Khánh còn nhận thấy một xung đột có ảnh hƣởng lớn trong thời thuộc địa đó là xung đột về văn hóa. Những ngƣời Pháp trong tác phẩm đều là đại diện cho một nền văn hóa ngoại lai và tất yếu thứ văn hóa ngoại lai ấy có sự xung đột với văn hóa bản địa. Về mặt tôn giáo, những ngƣời theo đạo Thiên chúa có xung đột với đạo Phật, tín ngƣỡng thờ Mẫu. Nhà thờ làng Cổ Đình càng to đẹp thì ngôi chùa của ông hộ Hiếu càng tiêu điều, đổ nát. Khi đứng trƣớc xung đột này, những ngƣời Việt Nam theo Pháp lại không còn đứng về phía ngƣời Pháp nữa, họ tin tƣởng

và kính ngƣỡng tôn giáo cũng nhƣ tín ngƣỡng bản địa của mình. Trong Đội

gạo lên chùa,những ngƣời Pháp nhƣ Bernard, Gustave coi đạo Phật là một

thứ mê tín, lừa mị dân chúng để tranh thủ tình cảm, làm cơ sở cho Việt Minh. Ngay trong lòng những ngƣời Việt Nam cũng có sự khác biệt về nhận thức tôn giáo. Ở Mẫu Thượng Ngàn, một ngƣời theo Nho học nhƣ cụ đồ Tiết vẫn tin tƣởng vào tín ngƣỡng thờ Mẫu nhƣng cũng nhƣ vậy, trong

Đội gạo lên chùa ông cử Mậu - cha của thiền sƣ Vô Úy lại không tin vào

đạo Phật. Ông cử Mậu tin vào sách thánh hiền của Nho gia nhƣng cuối cùng lại có một ngƣời con đi tu theo Phật giáo. Về văn hóa, ngƣời Pháp đều cảm thấy văn hóa Việt Nam là một thứ văn hóa bản địa đầy huyền bí và khó hiểu. Có những ngƣời Pháp quan niệm văn hóa Việt Nam là trực tiếp xung đột và không thể dung hòa. Đó là những ngƣời nhƣ Julien, Helene… họ cảm thấy văn hóa phƣơng Đông ấy thấp kém, đầy bất trắc. Tuy nhiên, lại có những ngƣời nhƣ Pierre, Rene, đại úy Thalan… lại chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng và học hỏi lại từ nền văn hóa khác với mình.

Trong Con ngựa Mãn Châu lại vắng bóng những mâu thuẫn và xung đột kể trên. Tuy trong tác phẩm có xuất hiện một nhân vật ngoại lai hoàn toàn là Suragana nhƣng bản thân anh lại không mang dù chỉ một chút tƣ tƣởng xung đột văn hóa với nền văn hóa bản địa. Suragana là ngƣời biết chấp nhận. Trong khi các sĩ quan cấp trên của anh ta muốn áp đặt văn hóa Nhật ở mọi nơi đặt chân tới thì Suragana đã sớm nhận thấy đó là điều bất khả. Để tồn tại ở xứ khác, điều quan trọng nhất là phải biết thích nghi, học hỏi và chấp nhận. Trong tác phẩm, xung đột chi phối nhiều nhất đến hành vi của các nhân vật lại là xung đột tƣ tƣởng. Trình – ngƣời lãnh đạo Cách mạng ở huyện, đƣợc ăn học đầy đủ, có trí thức, hoài bão và nhiệt tình Cách mạng. Trình hoàn toàn tin tƣởng vào tƣơng lai của Cách mạng và đất nƣớc, thế nhƣng, tƣ tƣởng của Trình lại xung đột hoàn toàn trƣớc hết là với ông

tham Chinh, anh trai anh. Ông tham Chinh là một viên chức mẫn cán điển hình của xã hội thời Pháp thuộc. Bản thân ông cũng là một ngƣời nhiều tham vọng. Ngay khi Nhật thay thế Pháp ở Đông Dƣơng, ông tham Chinh đã xây dựng ƣớc mơ chính trị của mình. Ông theo ngƣời Nhật rồi lại theo Quốc dân đảng. Tƣ tƣởng khác biệt dẫn đến khác biệt trong hành động. Với Trình, hành động của ông tham Chinh là một sự phản bội, rằng ông tham Chinh đang “ngáng đƣờng dân tộc đi tới độc lập tự chủ”. Trình cũng sẵn sàng nói rằng: “Một ngƣời vô tƣ và ngây thơ chính trị nhƣ anh thì tốt nhất là hãy trùm chăn trƣớc thời cuộc, về trại Ông Đốc sống với chị và cháu. (...) Anh ấy mà về đây hoạt động Quy – dê – đê (Quốc dân đảng – NV) thì chính em là ngƣời phải ra tay khử anh ấy” [84;70, 71]. Nhƣ vậy, xung đột tƣ tƣởng chính trị giữa hai anh em ruột Chinh và Trình đã đƣợc khẳng định là có thể dẫn tới sự đối đầu một mất một còn. Thế nhƣng, với chính những ngƣời đồng chí của mình, Trình cũng có xung đột về mặt tƣ tƣởng với họ. Đạt, ngƣời nông dân đƣợc Trình dìu dắt tham gia Cách mạng và hiện giờ là ủy viên quân sự của huyện nhiều lúc vẫn thấy “lấn cấn” với nhiều “tâm tƣ thầm kín khó lòng bày tỏ” mỗi khi nghĩ đến Trình. Đạt thấy Trình vẫn thƣờng nói tiếng Tây mà không cảm thấy dân ta khổ sở điêu đứng mất bao nhiêu năm vì bọn Tây ấy. Với Đạt, Trình quá phức tạp, khó hiểu, và theo quan niệm của Đạt thì: “Thứ ngƣời có học thức phức tạp thƣờng là không tin đƣợc. Đã là ngƣời của cách mạng thì phải chân chỉ nhƣ hạt lúa, củ khoai, làm nhiều hơn nói, có chết cũng không từ” [84;144]. Còn với Trình, anh nhận ra sự khác lạ ấy trong suy nghĩ của ngƣời đồng chí thân cận, nhƣng Trình cũng hiểu rằng “không thể một lúc, một ngày mà sửa chữa hay nâng cao đƣợc một cái gu, một nền văn hóa. Đây là chuyện thị hiếu thấp” [84; 243]. Với Trình, ngƣời nông dân không xấu nhƣng ở họ, tƣ tƣởng tiểu

nông đã ăn sâu bén rễ không có cách nào ngay lập tức thay đổi đƣợc. Ông đốc Can và Dƣ An, hai ngƣời có cùng xuất phát điểm với Trình khi đều là những ngƣời trí thức Tây học nhƣng không bởi thế mà giữa họ không có xung đột về mặt tƣ tƣởng. Trình là một ngƣời Cộng sản với lý tƣởng Cách mạng luôn sục sôi trong tâm trí, còn ông đốc Can và Dƣ An lại chọn cho mình chỗ đứng bên lề của cuộc Cách mạng ấy. Dƣ An – bà tham Chinh đã nghĩ: “Cách mạng đến hay không đến thì bà vẫn là bà. Có hay không cách mạng thì cuộc sống của bà chắc chắn vẫn một gam màu buồn bã nhƣ thế, không hơn. Bà không có gì phải vội vã hay bày tỏ. Bà điềm tĩnh nhƣ vẫn điềm tĩnh trƣớc những đƣợc thua của cuộc đời mình” [84; 448]. Ông đốc Can và Dƣ An tham gia Cách mạng vì “tình yêu chứ không phải cơm áo”. Nhận vị trí là ngƣời quan sát, ở bên lề nên Dƣ An đã có những xung đột trực tiếp về mặt tƣ tƣởng với Trình. Dƣ An bảo thẳng với Trình rằng: “hệ quả đầu tiên của “phong trào” là làm cho đàn ông xứ này mắc bệnh sĩ diện, họ thà ở nhà nhịn đói chứ nhất định không chịu đi làm thuê nữa, vì bây giờ họ đã là dân một nƣớc độc lập. (...) các trại trong vùng thiếu ngƣời làm thuê mà nông dân thì suốt ngày đi tập quân sự với đi họp. (...) tôi nhắc cho chú, chính quyền phải làm cho dân không biết mơ mộng hão nhƣng phải lo cho cái bụng của họ no căng, làm cho ý chí của dân yếu đi nhƣng tay chân của họ rắn chắc. (...) Lão bảo hƣ kỳ tâm thì các chú bảo dân sắp có thế giới đại đồng, nghĩa là làm tùy sức cứ thấy đói là ăn, ăn bao nhiêu cũng đƣợc. Lão bảo lo cái bụng cho dân no thì các chú khuyên ngƣời ta không nên đi làm thuê làm mƣớn, lão bảo nhƣợc kỳ chí thì các chú suốt ngày hô hào đấu tranh. Lão bảo cƣờng kỳ cốt thì chỉ thấy nông dân đói đến cất mình lên cũng không nổi” [84; 478, 479, 480]. Trình phẫn nộ với suy nghĩ của Dƣ An về cuộc Cách mạng, anh không cho rằng điều Dƣ An nói là đúng.

Chính khác biệt và mâu thuẫn trong tƣ tƣởng giữa một nhà Cách mạng vừa giành thắng lợi với một bà chủ trại yêu đất đai, mùa màng đã khiến họ xa nhau hơn, mặc dù họ đều là những ngƣời tốt, có tình yêu đồng loại và đều hy vọng vào tƣơng lai tƣơi sáng sẽ đến sau cuộc Cách mạng. Dƣ An tham gia kháng chiến vì đƣợc ở bên ông đốc Can. Họ coi đó là một cơ hội để đƣợc ở bên nhau, để đƣợc giải phóng bản thân khỏi những nghĩa vụ và trật tự đã chia rẽ tình yêu của hai ngƣời, chứ không coi đó là một lý tƣởng, một sự nghiệp.

Ông đốc Can và Dƣ An đã vĩnh viễn nằm lại trên đồi thông Linh Cảm nhƣng kiểu nhân vật mà hai ngƣời là đại diện lại vẫn hiện diện mãi cho đến sau này trong Nỗi buồn chiến tranh. Ở Nỗi buồn chiến tranh, ta không tìm thấy những mâu thuẫn và xung đột hiện diện trên bề nổi của tác phẩm bởi nhƣ ở trên đã phân tích, Nỗi buồn chiến tranh có một dạng thức trần thuật khác biệt so với ba tiểu thuyết còn lại. Thế nhƣng, ta vẫn thấy trong tác phẩm có một tuyến nhân vật mang trong mình xung đột về mặt tƣ tƣởng, đó là những ngƣời trí thức bên lề yếu đuối và lạc loài. Họ là những “nhà thơ tiền chiến” đã ẩn danh nhƣ dƣợng của Kiên, những họa sĩ thời “mỹ thuật Đông Dƣơng” nhƣ cha của Kiên. Dƣợng của Kiên về cuối đời hoàn toàn đứng ngoài cuộc với cuộc chiến tranh đang tới. Ông nhƣ một “ẩn sĩ” sống ẩn mình trong một ngôi nhà xám xịt và cũ kỹ bên bờ sông Hồng. Ông sống độc thân, sống theo kiểu đắp đổi để tồn tại qua ngày nhƣng vẫn giữ trong mình một tác phong lịch thiệp thể hiện tƣ thái của một con ngƣời. Khi Kiên tới “Ông pha trà ngon mời anh, đƣa thuốc cho anh hút, nhìn anh với vẻ buồn buồn”[71; 56]. Ở cha dƣợng Kiên toát lên một “trí tuệ sâu sắc, đa dạng với một tâm hồn lãng mạn và nhiệt thành theo lối tình cảm chủ nghĩa thời xƣa, mơ mộng ngọt ngào, giàu nhạy cảm nhƣng dƣờng nhƣ rất

ngây thơ, thiếu thiết thực và vô bổ, thậm chí lầm lạc” [71; 56]. Còn cha Kiên – ngƣời họa sĩ tài năng từ ngày mẹ anh bỏ cha con anh, ông suy sụp hẳn, uống rƣợu nhiều hơn và thả hồn mình vào những cơn mộng du. Ông giam mình trên tầng áp mái của chung cƣ, chìm đắm trong rƣợu mạnh và thuốc lá. Ở đó ông sáng tác trong đau khổ, trong sự bất lực của mình trƣớc những biến đổi của thời cuộc. Ông không tìm ra con đƣờng hòa nhập với lập trƣờng quan điểm, thẩm mỹ của quần chúng nhân dân lao động: “Phải hạ tính vĩnh cửu xuống mà thêm chất phàm tục vào? – Có lần Kiên bắt gặp cha mình đang giận dữ quát vào mặt bức họa đang vẽ dở trên giá – Phải xác định thành phần giai cấp cho sông núi? Họ dạy thế, vậy phải làm sao bây giờ, hả?” [71;125]. Tranh của ông bị ngƣời ta phê là những “chân dung ma

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)