Hậu thuộc địa và nghiên cứu văn học

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 25)

5. Cấu trúc luận văn

1.1.3.Hậu thuộc địa và nghiên cứu văn học

Về nguồn gốc của chủ nghĩa hậu thuộc địa các nhà nghiên cứu đa số tán thành chủ nghĩa này đƣợc bắt nguồn từ những công trình của Frantz Fanon và Albert Memmi với bối cảnh là trong những cuộc đấu tranh của các nƣớc Bắc Phi giành độc lập từ thực dân Pháp. Đặc biệt là các công trình phê bình về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa thực dân của Fanon. Hai công trình tiêu biểu nhất của Fanon: Da đen

Mặt nạ trắng (1952) và Những kẻ khốn cùng của trái đất (1961) đã phân

tích về nạn phân biệt chủng tộc và sự đàn áp mà kẻ thực dân thực thi ở xã hội thuộc địa, cuộc sống khốn khổ của ngƣời dân trong các xã hội đã bị thuộc địa hóa. Fanon đã tiến hành các phân tích tâm lý với các cƣ dân thuộc địa để giải thích mặc cảm nhƣợc tiểu của ngƣời da đen trong xã hội thuộc địa với chuẩn mực đƣợc thiết lập bởi ngƣời da trắng. Ông cũng chỉ ra tâm lý hai mặt/ tâm lý nƣớc đôi (ambivalence) của ngƣời dân thuộc địa khi đối diện với mẫu quốc. Một điểm quan trong nữa là Fanon đã đƣa quan điểm của mình về ý thức dân tộc (national consciousness) trở thành chìa khóa giúp các nƣớc thuộc địa có thể hoàn toàn giải phóng dân tộc mình. Những quan niệm của Fanon về dân tộc (ý thức dân tộc, tinh thần dân tộc (national spirit), chủ nghĩa dân tộc (nationalism)…, đã đƣợc các nhà lý thuyết hậu thuộc địa về sau kế thừa và phát triển. Tuy nhiên sự ra đời của tác phẩm

Đông phương học (1978) của Edward W. Said mới chính là dấu mốc mang

lý thuyết hậu thuộc địa nhận đƣợc sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau với hƣớng nghiên cứu đa ngành. Đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, có thể thấy rằng hậu thuộc địa là một lý thuyết có khả năng bổ sung về mặt nghiên cứu theo hƣớng ý thức hệ cho phƣơng pháp xã hội học văn học, bởi nó có lợi thế đem tới một điểm tựa vững chắc về mặt lý thuyết để giải thích nhiều vấn đề mang tính xã hội – lịch sử trong những môi trƣờng có tính chất đặc thù nhƣ các nƣớc thuộc địa sau độc lập.

Hai trong số những khái niệm của lý thuyết hậu thuộc địa có khả năng ứng dụng trong nghiên cứu văn học đƣợc chúng tôi sử dụng trong luận văn này là khái niệm tính lai ghép (hybridity) và tính hai mặt

(ambivalence). Tính lai ghép là một trong những nội dung chủ yếu đƣợc trình bày trong lý thuyết Hậu thuộc địa. Các nhà lý thuyết hậu thực dân/ thuộc địa đã tiếp nhận và tái phổ biến (repopularize) tính lai ghép và áp dụng vào việc tìm hiểu văn học và văn hóa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh – những vùng đất đã từng là thuộc địa và cả những cộng đồng lƣu vong. Trong các lý thuyết gia về tính lai ghép hiện nay thì Homi Bhabha đƣợc coi là một trong những tên tuổi nổi bật nhất, đƣợc nhắc đến nhiều nhất và lý thuyết của ông cũng đƣợc nhiều ngƣời áp dụng nhất. Lý thuyết của ông đƣợc xuất phát từ sự phê phán với chủ nghĩa hậu thực dân (postcolonial cricticism). Bhabha chuyên nghiên cứu về khía cạnh tâm lý và văn học, ông tập trung vào tính lai ghép trong chính trị văn hóa (cultural polictics). Ông tin rằng tính lai ghép đƣợc hình thành từ sự giao tiếp giữa thực dân và dân chúng ở các thuộc địa. Sự lai ghép, theo Homi Bhabha, là một quá trình mà trong đó nhà cầm quyền thực dân âm mƣu phiên dịch lại bản sắc của kẻ bị trị nhƣ một cái Khác (the Other) trong một khung lý thuyết mà họ cho là có giá trị phổ quát nhƣng cuối cùng âm mƣu ấy thất

bại, thay vào đó một cái gì đó vừa quen thuộc lại vừa mới lạ ra đời nhƣ một thứ tự sự đối ngƣợc (counter narrative) với những điển phạm ở Tây Phƣơng. Điều quan trọng [mà chúng ta] cần chú ý là với Bhabha thì lai ghép không phải là một sự vật, một cái gì đã hoàn tất và tĩnh tại, mà là một quá trình: lai ghép đối đầu với logic thống trị của diễn ngôn quyền lực và mở ra một không gian thứ ba (third space) hay không gian của cái thứ ba (space of thirdness) ở đó ý nghĩa luôn luôn ở - giữa không phải cái/chỗ này mà cũng không phải cái/chỗ khác và không bao giờ ổn định [97; 36-9]. Thực chất, quá trình lai ghép là quá trình diễn ra liên tục bởi sự giao lƣu tiếp xúc của con ngƣời trong các môi trƣờng văn hóa khác nhau dẫn đến sự tiếp biến văn hóa. Chỉ có các cộng đồng văn hóa thuần khiết nhất với sự tuyệt đối không trao đổi và giao lƣu mới có thể không xảy ra quá trình lai ghép trong suốt lịch sử. Việt Nam là một quốc gia có sự lai ghép văn hóa từ rất lâu đời. Những dấu vết đầu tiên của sự lai ghép trong văn hóa Việt Nam có thể tìm thấy trong thần thoại và truyền thuyết của cả ngƣời Kinh – Việt và các dân tộc khác. Truyền thống về dòng dõi của dân tộc Việt Nam là một minh chứng xác đáng của sự lai ghép, những tổ tiên đầu tiên của ngƣời Việt là kết quả của cuộc hôn phối giữa hai loài – đại diện cho hai nền văn hóa khác biệt: Lạc Long Quân – giống Rồng đại diện cho văn hóa sông nƣớc đồng bằng ven biển và Âu Cơ – giống Tiên đại diện cho văn hóa của vùng trung du và miền núi. Ẩn sâu trong truyền thuyết là một quá trình lai ghép, sáp nhập, thậm chí có cả thôn tính của hai bộ lạc/tộc ngƣời để tạo ra một dân tộc, một nền văn hóa mới với sự lên ngôi của Hùng Vƣơng – ngƣời con cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Khởi nguồn của dân tộc đã vậy, trong suốt lịch sử của mình dân tộc Việt chƣa bao giờ ngừng có sự trao đổi văn hóa với các nền, vùng văn hóa xung quanh và dĩ nhiên là quá trình lai ghép văn hóa chƣa bao giờ ngừng lại. Kết quả của quá trình ấy là

một nền văn hóa đặc sắc, nhiều giá trị, vừa độc đáo lại vừa có tính phổ quát. Tuy nhiên đối tƣợng của chúng tôi lại không phải là quá trình lai ghép tự nhiên đó mà là sự lai ghép mang tính chất hậu thuộc địa. Trong lịch sử Việt Nam có thể dễ dàng thấy có hai dân tộc đã đóng vai trò là kẻ chinh phục tiến hành quá trình thực dân hóa ở Việt Nam đó là Trung Hoa và Pháp. Ngƣời Trung Hoa đã xâm lƣợc Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên và thành công tạo lập đƣợc một ách đô hộ kéo dài tới một nghìn năm cùng với khá nhiều thời kỳ chiếm đóng ngắn ngủi xen kẽ trong lịch sử trung đại Việt Nam. Dấu ấn của quá trình thuộc địa hóa ấy để lại dấu ấn đậm nét trong văn hóa và văn học Việt Nam. Nhƣng sự giao lƣu tiếp xúc ấy vẫn chỉ mang tính nội bộ, bởi Trung Hoa và Việt Nam vẫn đƣợc coi là đồng chủng, đồng văn. Quá trình ngƣời Pháp đến Việt Nam lại mang những đặc điểm khác. Đó thực sự là một cuộc va chạm giữa văn hóa Đông và Tây và thực sự đây là một quá trình cần đến một sự đầu tƣ kỹ càng và nghiêm túc về sản phẩm của quá trình lai ghép văn hóa đó.

Tính chất hai mặt/ nƣớc đôi (ambivalence) vốn là một thuật ngữ của tâm lý học để chỉ sự dao động liên tục giữa hai sự mong muốn trái ngƣợc nhau. Thuật ngữ này cũng diễn tả một cảm giác diễn ra đồng thời vừa yêu thích vừa căm ghét một sự vật, một con ngƣời hay một hành động nào đó. Khái niệm này đã từng đƣợc xuất hiện trong hai nghiên cứu quan trọng nhất của M. Bakhtin là Sáng tác của Francois Rabelais và văn hóa

dân gian thời Trung cổ và phục hưng (Rabelais and His world)

Những vấn đề thi pháp Dostoievski (Problems of Dostoyevsky’s Poetics)

khi ông tiến hành nghiên cứu sự kiện carnaval. Theo đó, Bakhtin cho rằng những nét đặc trƣng nhất của sự kiện carnaval đó là: tính hai mặt (ambivalence), tính đa thanh (polyphonie) và cái cƣời (rire). Tuy nhiên, tính hai mặt theo nghiên cứu của Bakhtin khác biệt với tính hai mặt của lý

thuyết hậu thuộc địa. Homi Bhabha trong nghiên cứu của mình cho rằng tính hai mặt của hậu thuộc địa đó là trạng thái giằng xé giữa yêu thích và căm ghét, một trạng thái thƣờng thấy giữa chủ thể thực dân và thuộc địa. Sở dĩ có tính chất này là do sự phức tạp trong mối quan hệ thực dân và thuộc địa. Chủ thể thuộc địa không đơn thuần chỉ chống đối lại thực dân mà ngay nội tại của chủ thể thuộc địa luôn luôn diễn ra một quá trình thích ứng và chống đối thực dân song song với nhau. Ngƣợc lại, đối với chủ thể thực dân, trong quá trình xây dựng thuộc địa cũng mang trong mình tính hai mặt bởi vì quá trình thuộc địa hóa sẽ vừa mang tính chất bóc lột (exploitative) lại vừa có tính chất nuôi dƣỡng (nurturing). Chủ thể thực dân luôn muốn tạo ra chủ thể thuộc địa phục tùng và “bắt chƣớc” (mimic) nó. Mặt khác mối quan hệ thực dân – thuộc địa mang tính hai mặt bởi vì thực dân không bao giờ muốn thuộc địa trở thành bản sao chính xác của mình. Tính chất này đã chỉ ra sự phức tạp trong mối quan hệ giữa thực dân – thuộc địa với nhiều ranh giới trong mối quan hệ ấy mang tính chất chồng chéo, phức tạp.

Nhƣ vậy, với sự kết hợp của hai phƣơng pháp thi pháp học và xã hội học văn học cùng với lý thuyết hậu thuộc địa sẽ cung cấp cho luận văn một khung lý luận để áp dụng nghiên cứu và tìm ra những vấn đề nội dung và tƣ tƣởng thông qua sự tìm hiểu cấu trúc hình thức của các tác phẩm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhấn mạnh một lần nữa, bởi sự khác biệt về điều kiện chính trị - văn hóa - xã hội của các quốc gia đƣợc hậu thuộc địa chọn làm đối tƣợng nghiên cứu và hình thành nên lý thuyết với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, chính bởi vậy chúng tôi sẽ có sự linh hoạt trong việc áp dụng những vấn đề lý thuyết hậu thuộc địa trong nghiên cứu của mình chứ không rập khuôn máy móc theo lý thuyết mà bỏ qua vấn đề thực tiễn.

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 25)