Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Bảo Ninh –3 thế hệ

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 32)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.2.Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Bảo Ninh –3 thế hệ

thế hệ nhà văn Đổi mới chịu ảnh hưởng của thời thuộc địa

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933 tại làng Cổ Nhuế, Hà Nội. Đƣợc học hành đầy đủ dƣới thời Pháp thuộc, Nguyễn Xuân Khánh đỗ tú tài Toán và học Đại học Y khoa Hà Nội cho đến hết năm 1952 thì ra vùng tự do tham gia bộ đội. Bƣớc vào những năm 50 của thế kỉ trƣớc, Nguyễn Xuân Khánh đã bắt đầu viết văn. Các tác phẩm chính trong giai đoạn này của ông có thể kể đến là truyện ngắn Một đêm và tập truyện

Rừng sâu, cũng trong giai đoạn này, tác giả sáng tác Làng nghèo. Nhận định về các tác phẩm đầu tay của Nguyễn Xuân Khánh, nhà phê bình Lại Nguyên Ân đã viết: “Các tác phẩm trong tập Rừng sâu có thể xem nhƣ đại diện cho ngòi bút Nguyễn Xuân Khánh trong toàn bộ thời kỳ từ 1958 đến tận những năm đầu 1970. Đó là thời kỳ Nguyễn Xuân Khánh đang ở trong vùng trung tâm của văn học miền Bắc, – một nền văn học mang tính hƣớng tâm (centration) cao độ: hƣớng tâm ở sự đồng thuận, đồng dạng đến mức đồng nhất về các chủ đề văn học trong sáng tác của các tác giả khác nhau (từ 1958 có hai chủ đề chính: “xây dựng miền Bắc” và “đấu tranh thống nhất”, từ 1964 hai chủ đề này đƣợc diễn giải khác đi ít nhiều tùy theo từng lúc, ứng với hai lĩnh vực đời sống đƣợc gọi là hai “hiện thực”: chiến đấu và sản xuất, cuộc sống ở hai miền Nam và Bắc, đƣợc diễn giải nhƣ “tiền tuyến” và “hậu phƣơng”,…); hƣớng tâm về tổ chức văn học (các nhà văn hầu hết đều là cán bộ nhà nƣớc, đều nằm trong biên chế những cơ quan văn nghệ trực thuộc một bộ, ban ngành cụ thể của hệ thống cơ quan quân, dân, chính, đảng); thậm chí hƣớng tâm về khu vực cƣ trú (số đông nhà văn, nếu không phải đang đi công tác ở chiến trƣờng hoặc đƣợc “cắm” về các cơ sở thì hầu hết đều có chỗ ở tại thủ đô Hà Nội)” [4; 29]. Giai đoạn trƣớc Đổi mới Nguyễn Xuân Khánh có hai tác phẩm đáng chú ý là Miền hoang

tưởngTrư cuồng. Cũng chính bởi hai tác phẩm này mà sự nghiệp sáng

tác phẩm đều bị coi là có vấn đề về mặt tƣ tƣởng. Miền hoang tưởng đƣợc viết vào những năm 1973-1974, với tên gọi ban đầu là Hoang tưởng trắng. Sau rất nhiều năm, tác phẩm mới đƣợc phép xuất bản với tên gọi Miền

hoang tưởng với bút danh là Đào Nguyễn. Gần 10 năm sau đó, tiểu thuyết

Trư cuồng đƣợc hoàn thành nhƣng cũng nhƣ các tác phẩm của Trần Dần,

Hoàng Cầm, Lê Đạt viết thời kỳ này, hai tiểu thuyết của nhà văn cũng nằm trong tình trạng đóng băng trong nhiều năm sau đó. Đến những năm 90 của thế kỷ trƣớc, Miền hoang tưởng mới đƣợc phép in thành sách nhƣng ngay lập tức đã nhận lại rất nhiều sự phản đối và để lại nhiều hệ lụy xung quanh nó. Với tác phẩm này, ngòi bút của nhà văn một lần nữa lại đi chệch ra khỏi quỹ đạo trƣớc khi nghệ thuật đƣợc “cởi trói”. Mƣời năm sau khi vắng bóng trên văn đàn, Nguyễn Xuân Khánh đã trở lại với bộ ba tiểu thuyết lịch sử đều đƣợc Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành bao gồm: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu

Thượng Ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011). Bộ ba tiểu thuyết này

đã khẳng định tên tuổi của Nguyễn Xuân Khánh trong văn học đƣơng đại Việt Nam với tƣ cách là một tiểu thuyết gia xuất sắc.

1.2.2.2. Nhà văn Nguyễn Quang Thân

Nguyễn Quang Thân sinh ngày 15 tháng 04 năm 1936 tại Sơn Lễ, Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh, trong một gia đình viên chức yêu nƣớc. Cha ông sớm thoát ly theo cách mạng, và tiếp nối bƣớc chân của ngƣời cha, khi mới 14 tuổi Nguyễn Quang Thân đã vào trƣờng Thiếu sinh quân Quân khu 4. Sau đó đến đầu những năm 60, Nguyễn Quang Thân đƣợc tham dự vào khóa học tại trƣờng bồi dƣỡng viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam ở Quảng Bá, Hà Nội. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Quang Thân bắt đầu vào năm 1957 với truyện ngắn Nước về. Ông viết trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ truyện ngắn, tiểu thuyết cho đến kịch bản phim và ở lĩnh vực nào ông cũng đạt đƣợc những thành quả lớn nhƣ tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu, Hội thề;

kịch bản Cây bạch đàn vô danh. Nguyễn Quang Thân cũng là một nhà văn sớm có tinh thần đổi mới, nhà nghiên cứu Mai Hƣơng khi khái quát lại hành trình sáng tác của Nguyễn Quang Thân đã cho rằng: “Từ đầu những năm 60, Nguyễn Quang Thân đã chia tay với những trang viết bằng phằng ban đầu đi theo hƣớng mổ xẻ cuộc sống, gắng thấy cho đƣợc sự vận động căng thằng, phức tạp của nó với mục tiêu: loại trừ đƣợc cái xấu, cái ác, góp phần hoàn thiện cuộc sống và con ngƣời. Đi từ khía cạnh chƣa hoàn thiện để đạt tới sự hoàn thiện – đóng góp của Nguyễn Quang Thân chủ yếu theo hƣớng đó. Anh đằm lại trong cảm hứng ngợi ca sôi nổi của một thời văn chƣơng. Anh đem đến cái vị tuy đắng nhƣng lạ, bên cạnh cái vị ngọt ngào thơm thoảng của những “hƣơng cỏ mật” quen thuộc. Đặt trong hoàn cảnh hai mƣơi năm trƣớc, hƣớng đi ấy quả không phải đƣợc dễ dàng chấp nhận. Chúng ta có hiểu vì sao trên con đƣờng Nguyễn Quang Thân đến với văn học có những chặng không hoàn toàn êm ả” [35].

1.2.2.3. Nhà văn Bảo Ninh

Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phƣơng sinh ngày 18 tháng 6 năm 1952 tại Diễn Châu, Nghệ An và lớn lên ở Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình trí thức, cha là giáo sƣ ngôn ngữ Hoàng Tuệ. Ông vào bộ đội năm 1969, đến 1975 ông giải ngũ. Từ 1984 – 1986 Bảo Ninh học khóa 2 trƣờng viết văn Nguyễn Du. Ngay khi còn đang theo học trong trƣờng viết văn Nguyễn Du, bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh đã đƣợc Bảo Ninh hoàn thành. Ngay sau khi đƣợc công bố, năm 1991, Nỗi

buồn chiến tranh của Bảo Ninh đƣợc trao giải thƣởng của Hội Nhà văn

Việt Nam, tên tuổi của ông lập tức gây đƣợc sự chú ý trên cả văn đàn trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên vì Nỗi buồn chiến tranh đã tạo ra một làn sóng dƣ luận với nhiều luồng ý kiến trái chiều nên nó dần bị chìm vào quên lãng cho đến năm 2003, cuốn sách của Bảo Ninh lại lặng lẽ đƣợc tái bản và xuất

hiện trong đời sống văn học Việt Nam với tên gọi Nỗi buồn chiến tranh

(NXB Hội Nhà văn) và Thân phậncủa tình yêu (NXB Hội phụ nữ). Có lẽ

điều ảnh hƣởng lớn nhất đến Bảo Ninh chính là việc trở thành ngƣời lính trong thời điểm cuộc chiến tranh ở giai đoạn tàn khốc nhất (1969 – 1975). Bảo Ninh viết không nhiều, có thể nói là viết chậm theo nhƣ lời nhà văn nói, số lƣợng tác phẩm của ông chỉ có một tiểu thuyết Nỗi buồn chiến

tranh và ba tập truyện ngắn: Truyện ngắn Bảo Ninh, Lan man trong lúc

kẹt xeChuyện xưa kết đi, được chưa?, tuy nhiên không ai có thể gạt bỏ

vị trí của Bảo Ninh trên văn đàn, ông vẫn là một trong những đại diện xuất sắc nhất của văn chƣơng đƣơng đại Việt Nam.

Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân và Bảo Ninh là ba điển hình cho các thế hệ nhà văn sau Đổi mới. Ở họ có cả những điểm tƣơng đồng và khác biệt. Trƣớc hết, họ đều là những nhà văn trƣởng thành trong hai cuộc chiến tranh khốc liệt để giành lấy độc lập cho dân tộc. Nguyễn Xuân Khánh tham gia bộ đội chống Pháp, Nguyễn Quang Thân cũng đã từng học trƣờng Thiếu sinh quân còn Bảo Ninh có sáu năm trên chiến trƣờng chống Mỹ. Tiếp đến, cả ba tác giả đều chịu ảnh hƣởng sâu sắc của thời thuộc Pháp. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong tiểu sử của cả ba tác giả. Nguyễn Xuân Khánh hoàn toàn nhận sự giáo dục phổ thông của nhà trƣờng Pháp – Việt; Nguyễn Quang Thân sinh ra và lớn lên dƣới thời thuộc Pháp, cho đến năm 14 tuổi mới học trƣờng Thiếu sinh quân; Bảo Ninh tuy không sinh ra dƣới thời Pháp thuộc nhƣng lại chịu ảnh hƣởng của ngƣời cha, một trí thức Tây học – giáo sƣ ngôn ngữ học Hoàng Tuệ (đã từng học trƣờng Quốc học Huế và học luật trƣớc khi tham gia Cách mạng). Cả ba nhà văn đều có ý thức Đổi mới rất sớm, ở Nguyễn Xuân Khánh là những tác phẩm mang ý tƣởng táo bạo đến mức bị quy là có vấn đề về tƣ tƣởng, Nguyễn Quang Thân thì có khuynh hƣớng nhìn nhận lại hiện thực từ những

năm 60, còn Bảo Ninh ngay ở tác phẩm đầu tiên đã thể hiện một tƣ duy sáng tạo khác biệt. Có lẽ, chính nhờ những điểm tƣơng đồng ấy mà ba nhà văn đã cùng tìm đến đề tài tự sự lịch sử với những suy tƣ, trăn trở về quá khứ, với mong muốn tìm kiếm một cách nhìn nhận về quá khứ khác hơn, khách quan hơn và công bằng hơn.

Tiểu kết

Trong chƣơng này, chúng tôi đã khoanh vùng những cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan trực tiếp tới đề tài nghiên cứu. Các cơ sở lí luận có tính chất phƣơng pháp lí thuyết chúng tôi lựa chọn để tiếp cận đề tài đó là

thi pháp học, xã hội học văn học lý thuyết Hậu thuộc địa. Thi pháp học

với tƣ cách là một hƣớng nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực văn học giúp phân tích phƣơng diện hình thức của tác phẩm. Xã hội học văn học chỉ ra vấn đề về mối quan hệ giữa tác phẩm và đời sống xã hội. Từ đó, phƣơng pháp này gợi mở ra một sự nghiên cứu sâu sắc vƣợt ngoài khuôn khổ của phƣơng diện hình thức, kiếm tìm và giải mã những yếu tố chi phối đến quá trình sáng tạo của nhà văn đặc biệt là những yếu tố mang tính chất xã hội. Lý thuyết Hậu thuộc địa là phần bệ đỡ cho việc cụ thể hóa hƣớng nghiên cứu của đề tài: sự tái hiện cuộc va chạm Đông – Tây về văn hóa và thời thuộc địa trong văn học đƣơng đại đƣợc xây dựng nhƣ thế nào trong các trƣờng hợp đƣợc khảo sát.

Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã chỉ ra những yếu tố đặc biệt của hoàn cảnh lịch sử, xã hội giai đoạn sau Đổi mới và những tác động, ảnh hƣởng của nó tới văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi Đổi mới nói riêng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã “cởi trói” cho các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, tạo điều kiện cho ngƣời nghệ sĩ phát huy khả năng sáng tạo và tiếp cận những luồng tƣ tƣởng văn hóa mới. Văn học Việt Nam trong không khí chung của văn nghệ nƣớc nhà cũng đã có một bƣớc ngoặt

quan trọng trong đổi mới tƣ duy và hình thức. Nhiều tác phẩm xuất sắc, có giá trị, phản ánh sâu rộng các vấn đề của xã hội và con ngƣời đã ra đời trong giai đoạn này. Ba tác giả Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân và Bảo Ninh thuộc về ba thế hệ nhà văn khác nhau, tiếp thu nền giáo dục và quá trình sáng tạo văn học ở điều kiện khác nhau nhƣng tinh thần chung dễ thấy ở họ là sự tìm về quá khứ để giải quyết những vấn đề của hiện tại, suy ngẫm, chiêm nghiệm về quá khứ của cá nhân và của cả dân tộc. Nguyễn Xuân Khánh – ngƣời đã sinh ra, lớn lên và trải nghiệm đầy đủ các thời kỳ của lịch sử Việt Nam hiện đại là đại diện cho lớp nhà văn thứ nhất của thời kỳ Đổi mới, trƣởng thành dƣới sự giáo dục của nhà trƣờng Pháp Việt và hoạt động sáng tác từ rất sớm. Nguyễn Quang Thân là thế hệ đầu tiên chịu sự giáo dục của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa nhƣng bên trong vẫn rơi rớt lại những dấu ấn của thời kỳ Pháp thuộc. Bảo Ninh trƣởng thành hoàn toàn dƣới mái trƣờng xã hội chủ nghĩa, cống hiến và trƣởng thành qua cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cả ba nhà văn có thể coi là những hiện tƣợng nổi bật của văn học đƣơng đại Việt Nam và mang đầy đủ những nét đặc trƣng của các nhà văn Đổi mới. Trong các chƣơng tiếp theo, chúng tôi sẽ tìm kiếm và chỉ ra những vấn đề về hình thức và nội dung trong các tự sự lịch sử có liên quan đến thời thuộc địa của ba nhà văn này, từ đó chỉ ra cách nhìn nhận của văn học đƣơng đại về một giai đoạn lịch sử còn nhiều vấn đề cần lƣu tâm của dân tộc ta: thời Pháp thuộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 2: CÁI NHÌN MỚI VỀ GIAI ĐOẠN THUỘC ĐỊA

Trong Chƣơng 1 của Luận văn, chúng tôi đã đƣa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn để làm tiền đề cho sự phân tích các tác phẩm nhằm tìm ra sự vận động của tự sự lịch sử về thời thuộc địa của văn học Đổi mới. Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát những đặc điểm cấu trúc hình thức của bốn tiểu thuyết: Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa, Con

ngựa Mãn ChâuNỗi buồn chiến tranh có liên quan trực tiếp đến mục

đích nghiên cứu của đề tài. Chính bởi vậy về phƣơng pháp luận đây là chƣơng chủ yếu sử dụng thi pháp học. Nhƣ đã giới thuyết ở Chƣơng 1, thi pháp học là một thuật ngữ đƣợc sử dụng hết sức phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới nên chúng tôi sử dụng cách hiểu thuật ngữ thi pháp học trong luận văn này là trùng với các hiểu của Tveztan Todorov trong bài viết Thi

pháp học, in trong tập Chủ nghĩa cấu trúc là gì (1977). Mục đích chính

của chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu theo hƣớng thi pháp học là nhằm tìm ra những điểm mới trong cấu trúc hình thức của các tiểu thuyết đƣợc nghiên cứu trong phạm vi của đề tài. Chỉ khi tìm ra đƣợc những điểm mới đó ta mới có thể tiến đến bƣớc tiếp theo là tìm ra đƣợc lý do của sự xuất hiện những hình thức nghệ thuật mới. Đó chính là điều mà M. Bakhtine đã ý thức đƣợc khi ông tiến hành nghiên cứu tiểu thuyết. Với Bakhtin, hình thức đa thanh của tiểu thuyết là phản chiếu của một cái nhìn thế giới đặc thù. Đó cũng là ý thức đã chi phối Roland Barthes khi ông viết tác phẩm

Độ không của lối viết. Tiến xa hơn Bakhtine, R. Barthes dựng lên ba cấp

độ của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chƣơng: ngôn ngữ - thứ có tính xã hội và trung tính; phong cách - thứ có tính cá thể nhƣng thuần sinh học và bản năng; cuối cùng là lối viết, cũng có tính cá thể nhƣng lại là một chiến lƣợc, một lựa chọn có ý thức của ngƣời viết có nguồn gốc từ ý thức xã hội. Với tinh thần đó, trong chƣơng này điểu chúng tôi hƣớng đến không chỉ là đƣa

ra những phân tích về kĩ thuật và mô hình viết mà hơn hết chúng tôi muốn tìm kiếm những điểm mới trong cách hình dung về thời thuộc địa. Chính cái nhìn mới về thời thuộc địa này là yếu tố chi phối, tạo ra những điểm mới trong cấu trúc hình thức của các tác phẩm.

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 32)