Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trong bốn tiếu thuyết Mẫu

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 43)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trong bốn tiếu thuyết Mẫu

Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa, Con ngựa Mãn Châu, Nỗi buồn chiến

tranh

Trong Mẫu Thượng Ngàn, có một sự kết hợp của ngƣời kể chuyện. Nhà văn vừa sử dụng ngƣời kể chuyện bên ngoài toàn tri với một ngƣời kể chuyện bên trong là bà ba Váy trong chƣơng “Bà ba Váy kể chuyện”. Mặc dù chủ yếu sử dụng ngƣời kể chuyện bên ngoài nhƣng tác phẩm lại có kết cấu đa điểm nhìn. Điểm nhìn thứ nhất chính là điểm nhìn zero của ngƣời kể chuyện bên ngoài. Nhà văn sử dụng điểm nhìn này để thông tin cho ngƣời đọc về tiểu sử, đặc điểm của các nhân vật hiện diện trong tiểu thuyết. Nhƣng đồng thời, nhờ việc liên tục xây dựng các đối thoại của các nhân vật trong tiểu thuyết về những vấn đề khác nhau, nhà văn đã tạo ra một tự sự đa điểm nhìn. Những điểm nhìn này bổ trợ và soi chiếu lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể có tính phức tạp với nhiều vấn đề đan xen. Trong các cuộc đối thoại, lời của mỗi nhân vật đại diện cho một điểm

nhìn khác biệt về vấn đề đó. Nguyễn Xuân Khánh đã thành công khi tạo ra một “không khí đối thoại” trong tác phẩm của mình.

Chƣơng X: “Đối thoại” của Mẫu Thượng Ngàn thể hiện rõ đặc điểm trần thuật đa điểm nhìn của tác phẩm qua cuộc tranh luận của các nhân vật: ông đầu bếp Lềnh, nhà nghiên cứu dân tộc học Réne, ngƣời chủ đồn điền Julien và cha xứ Colombert. Cùng tranh luận về vấn đề đánh giá văn hóa Việt Nam và văn hóa Pháp cũng nhƣ tƣơng lai của Việt Nam, mỗi nhân vật đại diện cho một quan điểm đƣợc thể hiện ở một điểm nhìn khác nhau. Ông đầu bếp Lềnh, ngƣời đƣợc giới thiệu với một quá khứ phức tạp (từng là tú tài, tham gia chống nhà Thanh, đã từng làm cƣớp) đại diện cho Trung Hoa, một thế lực có nhiều ảnh hƣởng tới Việt Nam trong thời kỳ phong kiến có thái độ và cách đánh giá của một đối thủ đầy hiểu biết về văn hóa và con ngƣời Việt Nam nhƣng lại chấp nhận rằng mình đã thua trong cuộc chiến văn hóa với ngƣời Việt và nhận thức đƣợc sức mạnh nội tại của con ngƣời và văn hóa Việt Nam. Nhà nghiên cứu dân tộc học Réne, một nhà khoa học chân chính mong muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam có cái nhìn khách quan, đánh giá văn hóa Việt Nam và văn hóa Pháp ở cả ƣu và nhƣợc điểm. Với Réne, văn hóa không phân cao thấp, ngƣời Việt và ngƣời Pháp đều có những ƣu thế của riêng mình. Đặc biệt, dù ngƣời Pháp đang giữa vai trò thống trị ở Việt Nam và Đông Dƣơng nhƣng ông tin tƣởng rằng ngƣời Việt sớm muộn gì cũng sẽ tự nhận thức đƣợc vấn đề của dân tộc mình và khắc phục những vấn đề đó tự hoàn thiện đồng thời sẽ giành lại đƣợc độc lập từ tay ngƣời Pháp. Cha Colombert, một giáo sĩ gắn bó với Việt Nam đến mức tự nhận mình đã “Đông phƣơng hóa” vừa thừa nhận những mặt tích cực của văn hóa và văn minh phƣơng Tây nhƣng cũng có một thái độ trân trọng và khâm phục văn hóa Việt Nam. Bác sĩ Alexandre, một ngƣời Pháp đã lấy vợ Việt nhận ra khả năng tƣơng tác giữa

hai nền văn hóa Pháp - Việt và nhận định khả năng “đồng hóa ngƣợc lại” của văn hóa và con ngƣời ở các thuộc địa với văn hóa và con ngƣời thực dân đang đặt ách thống trị lên các thuộc địa. Pierre Messmer, một trong ba anh em nhà Messmer đang sở hữu đồn điền Messmer ở làng Cổ Đình bằng sự quan sát khách quan của một ngƣời nghệ sĩ đối với văn hóa bản địa Việt Nam đã nhận ra vẻ đẹp của nền văn hóa ấy. Trong khi đó, Julien Messmer, vị chủ đồn điền đại diện cho những nhà thực dân lại phủ nhận hoàn toàn những giá trị của văn hóa Việt Nam, đồng thời ca ngợi văn hóa Pháp nhƣ một đỉnh cao, và cuộc xâm lƣợc của ngƣời Pháp ở Đông Dƣơng là công cuộc khai sáng văn minh cho những dân tộc man rợ. Ông ta cũng không tin tƣởng ngƣời Việt có thể giành đƣợc độc lập cũng nhƣ có khả năng chống lại văn hóa và văn minh của ngƣời Pháp.

Trong toàn bộ tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn, liên tục có những vấn đề đƣợc đƣa ra và các nhân vật lý giải vấn đề ấy bằng điểm nhìn của riêng mình. Những quan điểm đƣa ra bình đẳng trong hình thức là các cuộc tranh luận, đối thoại. Những kết luận, nhận xét, đánh giá quan trọng nhất trong tác phẩm đều xuất phát từ điểm nhìn bên trong của các nhân vật khác nhau thông qua các phát ngôn hoặc sự suy ngẫm của các nhân vật. Ngƣời kể chuyện toàn tri với điểm nhìn zero không trực tiếp phát ngôn về những vấn đề đó mà chỉ đƣa ra những thông tin mở rộng về bối cảnh và hành động của nhân vật. Việc sử dụng điểm nhìn zero kết hợp với kết cấu đa điểm nhìn gắn với nhiều nhân vật của tác giả đã giúp tạo nên một cái nhìn đa chiều về những vấn đề đƣợc đề cập trong tác phẩm. Hơn thế nữa, gắn những quan điểm khác nhau trên điểm nhìn của các nhân vật giúp tạo nên đối thoại, tranh luận khách quan về những vấn đề đó. Chúng có tính tự do và dân chủ chứ không tạo cảm giác khiên cƣỡng, gò ép nhƣ là sự phát ngôn lại tƣ tƣởng của tác giả trong tác phẩm.

Cùng chung phƣơng thức trần thuật đa điểm nhìn, trong Đội gạo

lên chùa có thể thấy đƣợc sự thay đổi của ngƣời kể chuyện và sự thay đổi

về điểm nhìn trong các chƣơng. Ngƣời kể chuyện bên ngoài toàn tri với điểm nhìn zero đƣợc chọn là ngƣời kể chuyện chính của tự sự. Nhờ có ngƣời kể chuyện này mà mọi góc khuất trong cuộc đời của nhân vật đƣợc bộc lộ với ngƣời đọc. Tuy nhiên, trong tác phẩm lại có những chƣơng đƣợc kể lại thông qua chú tiểu An, nhân vật chính của tiểu thuyết. Với sự thay đổi từ ngƣời kể chuyện toàn tri sang ngƣời kể bên trong tuy giới hạn khả năng tri giác câu chuyện của độc giả nhƣng thế giới nội tâm, quá trình thay đổi và trƣởng thành trong suy nghĩ cũng nhƣ sự suy tƣ chiêm nghiệm của nhân vật chính lại đƣợc đƣa đến đầy đủ sâu sắc và đáng tin cậy hơn cho độc giả. Bên cạnh đó, trong cả hai tác phẩm nhà văn còn đặt cho nhân vật một điểm nhìn bên trong, đó là tự nhân vật bộc lộ chính mình, đối diện với chính mình thông qua độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm là sự phân thân của nhân vật. Nhân vật vừa là ngƣời nói vừa là ngƣời nghe tiếng nói bên trong ấy. Những đoạn độc thoại nội tâm là những khoảnh khắc nhân vật bộc lộ tình cảm chân thực nhất, những suy nghĩ về bản thân và thế giới xung quanh cũng chân thật nhất và thể hiện sâu sắc nhất những phần sâu kín bên trong tâm hồn và tính cách của mình.

Trong Con ngựa Mãn Châu, có thể thấy ở đây tác giả sử dụng hình thức trần thuật với ngƣời kể chuyện bên ngoài (các nhân vật luôn xuất hiện ở ngôi thứ ba: Dƣ An, bà tham Chinh, Can, nàng, ông, y…) và điểm nhìn bên ngoài, nhƣng trong quá trình trần thuật thì lại có một sự chuyển dịch điểm nhìn dần dần từ bên ngoài thành điểm nhìn bên trong. Chúng ta có thể thấy rất nhiều những lời tự bạch. Ở đây, tác giả không sử dụng độc thoại nội tâm, tự bạch và điểm nhìn bên trong xuất hiện xen kẽ với ngƣời kể bên ngoài thông qua những lời gián tiếp. Có thể thấy nhƣ trong đoạn

sau: “Sau cú thử thách đầu tiên để biết thằng con trời đánh vẫn chƣa bị lũ gái điếm ở Sapporo vét cạn sức lực và tính kỷ luật hay bị đổ bệnh giang mai, y mới đƣợc bố cho vào nhà gặp em gái, gặp mẹ, chào thƣa mẹ con đã về, em yêu anh đã về, hai ngƣời đàn bà vẫn rên xiết dƣới cái ách bạo chúa của ông chồng ông bố chào con, chào anh rối rít trong khi y vẫn lấm lem đất núi và tuyết bẩn (…) (1) Tojo Hideki đã bắn vào tim mà không chết. Còn y, chƣa viên đạn nào chạm vào ngƣời nhƣng y đã chết, chết từ lâu. Cái nƣớc Nhật của y, hòn đảo hỏa diệm sơn, biển, cảng cá, bơ và pho mát đảo Hokkaido của y cũng đã mất cùng nƣớc Nhật.(2) Một giọt nƣớc mắt, một giọt thôi vì mƣời năm chinh chiến đã vét cạn nƣớc mắt của y rồi, rơi xuống má Suragana.(3)”[84; 112,113] Trong ba đoạn nhỏ đƣợc đánh dấu (1), (2), (3) ta đều thấy đây là một sự trần thuật với đối tƣợng ở ngôi thứ ba, nhƣ vậy có thể khẳng định ngay đây là điểm nhìn bên ngoài? Điều đó đúng với (1) và (3) bởi đó đơn thuần là mô tả bên ngoài, tƣơng ứng với điểm nhìn bên ngoài. Nhƣng với (2) thì không thể coi đó là điểm nhìn bên ngoài đƣợc, ngƣời kể chuyện bị giới hạn không thể nào tới đƣợc với thế giới nội tâm của nhân vật nhƣ vậy. Nhà văn bằng kỹ thuật trần thuật của mình đã tạo nên một kiểu điểm nhìn bên trong ẩn tàng để bộc lộ tâm sự của nhân vật, nhân vật không phải đang độc thoại nội tâm về mặt hình thức, nhƣng rõ ràng đây là một sự bộc lộ tình yêu của nhân vật Suragana với nƣớc Nhật, những tiếc nuối và đau đớn của một ngƣời con với Tổ quốc của mình.

Dù không tổ chức nhiều những đối thoại nhƣ Mẫu Thượng Ngàn,

nhƣng Nguyễn Quang Thân cũng tạo lập cấu trúc tự sự đa điểm nhìn trong

Con ngựa Mãn Châu. Có thể khảo sát cấu trúc đó thông qua vấn đề trọng

tâm của tác phẩm đó là cách nhận thức về cuộc Cách mạng của từng nhân vật trong tác phẩm. Mỗi nhân vật có một điểm nhìn, một quan niệm khác nhau về Cách mạng tháng Tám. Đối với nhà cách mạng nhƣ Trình, Cách

mạng tháng Tám là một cơ hội để thay đổi lịch sử dân tộc, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân đế quốc. Nhƣng với ông tham Chinh thì cuộc Cách mạng ấy là một cơ hội để ông đánh canh bạc lớn của cuộc đời mình. Ông đốc tờ Can thì dửng dƣng hoàn toàn với cuộc Cách mạng. Những ngƣời nhƣ Đạt, Nuôi Tu hay những ngƣời dân lao động thì chờ đợi nó nhƣ một cơ hội đổi đời, đƣợc trở thành chủ nhân của ruộng đất, đƣợc thay đổi tƣơng quan vị trí với những kẻ quen đè đầu cƣỡi cổ họ. Còn đối với Dƣ An, ngƣời phụ nữ có vai trò quan trọng trong tác phẩm, Cách mạng là cơ hội giải phóng bản thân khỏi gông xiềng của đạo đức và nghĩa vụ đã kìm hãm con ngƣời bà bấy lâu nay. Những điểm nhìn khác nhau ấy quyết định hành động của nhân vật khi đối diện với vấn đề. Trình, Đạt, Nuôi Tu và những ngƣời dân lao động tích cực tham gia Cách mạng. Đặc biệt là Trình, anh hy sinh và dồn mọi tâm huyết cho lý tƣởng mà mình theo đuổi. Ông tham Chinh phiêu lƣu cùng với tham vọng chính trị của mình nƣơng nhờ vào những đảng phái chính trị nhƣ Quốc dân đảng. Dƣ An và đốc tờ Can đứng bên lề cuộc Cách mạng và quan sát nó. Bằng cách sử dụng tự sự đa điểm nhìn, Nguyễn Quang Thân đã đƣa ra đƣợc một thực tại phức tạp và đa chiều chứ không dừng lại ở việc ca ngợi cuộc Cách mạng. Ông thành công khi vấn đề đƣợc khắc họa trong tác phẩm đã gợi nên những suy tƣ nhiều chiều cho độc giả về một sự kiện lịch sử đã đƣợc định hình về giá trị từ lâu nhƣ Cách mạng tháng Tám.

Nỗi buồn chiến tranh, ngay cấu trúc bên ngoài của tác phẩm đã

ẩn chứa tính vấn đề về mặt ngƣời kể chuyện và điểm nhìn. Tác giả sử dụng kiểu kết cấu truyện lồng trong truyện: Nỗi buồn chiến tranh ở lớp chuyện đầu tiên là cuốn tiểu thuyết đầu tay và cũng là tác phẩm duy nhất của nhà văn Kiên, một cựu chiến binh chống Mỹ. Trong tiểu thuyết của mình, Kiên viết toàn bộ diễn tiến của cuộc đời anh từ tuổi thơ, thời đi học, cuộc đời

trận mạc và cả tình yêu của anh. Cuốn tiểu thuyết là sự dằn vặt tinh thần với những xung đột nội tâm khủng khiếp diễn ra bên trong con ngƣời Kiên. Khi Kiên bỏ đi cuốn tiểu thuyết ấy vẫn đang còn dang dở, nó sẽ mãi mãi không đƣợc hoàn thành. Nhƣng câu chuyện ấy đƣợc đem đến với độc giả thông qua sự trần thuật của một nhân vật khác. Đó là một nhà văn – cựu chiến binh giống nhƣ Kiên, anh ta đã sắp xếp và định dạng lại cuốn tiểu thuyết để hoàn chỉnh thành văn bản hiện hữu. Với một cấu trúc nhƣ vậy thì ai mới là ngƣời kể chuyện? Kiên, ngƣời bạn Kiên hay cả hai? Theo Yves Reuter trong Dẫn nhập nghiên cứu tiểu thuyết [95] thì với kiểu kết cấu truyện trong truyện nhƣ thế này, có thể chia ngƣời kể chuyện làm hai cấp độ, cấp độ 1 là ngƣời bạn – nhà văn, cấp độ 2 là Kiên. Việc xác định điểm nhìn do phụ thuộc vào sự tri giác về câu chuyện nên ở đây có thể xác định ngƣời kể chuyện ở cấp độ 2 – Kiên chính là đối tƣợng để xác định điểm nhìn vì mọi thông tin ngƣời đọc có đƣợc là thông qua cuốn tiểu thuyết của Kiên. Nhƣ vậy, Bảo Ninh đã có sự ý thức trong việc lựa chọn lối viết của mình, ông hƣớng ngòi bút của mình vào trong thế giới nội tâm của nhân vật chứ không phải là cuộc sống xung quanh. Điểm nhìn bên trong của tác phẩm đã xuất sắc trong việc bộc lộ thế giới nội tâm phong phú đầy những mâu thuẫn, dằn vặt và suy tƣ của Kiên. Không tạo nên một không khí đối thoại đa chiều thể hiện nhiều quan điểm khác nhau của nhiều nhân vật thông qua cấu trúc tự sự đa điểm nhìn nhƣ Nguyễn Xuân Khánh và Nguyễn Quang Thân, Bảo Ninh bằng những độc thoại nội tâm, những hồi ức của Kiên lại thể hiện sự phong phú, đa dạng trong thế giới bên trong của con ngƣời. Thế giới ấy cũng ẩn chứa nhiều vấn đề phức tạp bởi sự tác động của thế giới hiện thực đến nhân vật.

Trong Nỗi buồn chiến tranh cũng có sự hiện diện của nhiều điểm nhìn thể hiện mâu thuẫn của hai luồng tƣ tƣởng. Điểm nhìn thứ nhất là của

những ngƣời nhƣ mẹ Kiên và Kiên khi anh chƣa đi bộ đội. Đó là điểm nhìn của những ngƣời trí thức trƣởng thành sau Cách mạng tháng Tám trong môi trƣờng xã hội mới. Những ngƣời trí thức ấy gắn bó với quần chúng và sôi nổi nhập cuộc với xã hội đƣơng thời. Họ tin tƣởng vào những gì đƣợc chỉ dẫn, phấn đấu và hy sinh cho một lý tƣởng chung đƣợc đề ra cho toàn xã hội. Điểm nhìn đƣợc gắn với hai nhân vật cha đẻ và cha dƣợng Kiên lại bộc lộ quan điểm khác. Họ có một hệ giá trị riêng và đánh giá thực tại theo những giá trị đó. Về mặt tiêu cực thì điểm nhìn của họ là tàn dƣ của thời thuộc địa với sự xa lánh quần chúng và hiện thực cuộc sống xung quanh, tôn thờ những giá trị riêng biệt, không hòa nhập với xã hội. Nhƣng điểm nhìn ấy cũng có mặt tích cực, bởi qua điểm nhìn đó họ đã nhận thấy mặt trái của lịch sử, tiên đoán đƣơc những mất mát đau thƣơng không thể bù đắp nổi của chiến tranh. Ở phƣơng diện này, họ là những nhà tiên tri thấy trƣớc đƣợc phía bên kia của vòng nguyệt quế chiến thắng.

Có thể thấy rằng, cả ba tác giả đều cố gắng tìm kiếm cho mình những kỹ thuật biểu hiện mới về ngƣời kể chuyện và điểm nhìn. Phát triển kỹ thuật trần thuật đa điểm nhìn, các nhà văn cho thấy bức tranh hiện thực vô cùng rộng lớn và có nhiều vấn đề đan xen. Đối diện với những vấn đề thực tại ấy, mỗi con ngƣời có những suy nghĩ khác nhau phụ thuộc vào “điểm nhìn” của họ. Những điểm nhìn đó có tính độc lập, phụ thuộc vào tƣ tƣởng của từng nhân vật. Các nhân vật ngang hàng trong đối thoại và hành động. Đây là dấu hiệu cho thấy tƣ duy đổi mới có tính chất dân chủ của các

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)