Giới thuyết về vấn đề người kể chuyện và điểm nhìn

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 40)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Giới thuyết về vấn đề người kể chuyện và điểm nhìn

2.1.1.1. Người kể chuyện

Ngƣời kể chuyện là một khái niệm cơ bản của trần thuật học. Về điều này, T. Todorov từng khẳng định: "Ngƣời kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tƣởng tƣợng… Không thể có trần thuật nếu thiếu ngƣời kể chuyện" [78; 196], với ông thì ngƣời kể chuyện không chỉ là ngƣời kể mà còn là ngƣời định giá: "Ngƣời kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hƣ cấu. Chính ngƣời kể chuyện là hiện thân của những khuynh hƣớng mang tính xét đoán và đánh giá" [78; 197].

Nhƣ vậy, ngƣời kể chuyện là một thành phần giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên thế giới hƣ cấu của một tự sự. Vấn đề ngƣời kể chuyện cho chúng ta thông tin về lời trần thuật lại câu chuyện là của ai? Đó là lời hiện diện trên văn bản đƣợc xác định bằng ngôi kể. Ngƣời kể chuyện có thể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba tùy thuộc vào mục đích của nhà văn.

Trong Diễn ngôn trần thuật (in trong cuốn Figures III), Gérard Genette đƣa ra bốn kiểu ngƣời kể chuyện dựa trên hai trục đối lập: trục thứ nhất dựa vào mối quan hệ giữa ngƣời kể chuyện và văn bản trần thuật mà phân ra thành người kể chuyện bên trong (intradiegetic narrator) và người

kể chuyện bên ngoài (extradiegetic narrator); trục thứ hai xét trên quan hệ

giữa ngƣời kể chuyện và câu chuyện mà nó thuật lại sẽ phân biệt người kể

chuyện dị sự (heterodiegetic narrator) và người kể chuyện đồng

ngƣời trần thuật hiện diện một cách cụ thể với tƣ cách là một nhân vật trong văn bản còn ngƣời kể chuyện bên ngoài thƣờng hay bị đồng nhất với tác giả bởi kiểu ngƣời kể chuyện này thƣờng có lời trần thuật ở ngôi thứ ba. Ngƣời kể chuyện đồng sự là ngƣời có tham gia vào câu chuyện còn ngƣời kể chuyện dị sự có thể chỉ là ngƣời chứng kiến và kể lại toàn bộ câu chuyện.

2.1.1.2. Điểm nhìn

Điểm nhìn là một khái niệm đặc thù của trần thuật học trong thế kỉ XX. Khái niệm này đƣợc xuất hiện lần đầu tiên trong công trình Kĩ thuật hư cấu (The craft of Fiction) của Percy Lubock. Sau đó, khái niệm này nhận đƣợc quan tâm bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhƣ Jean Pouillon

(Thời gian và tiểu thuyết - Temps et roman), Wayne Boothe (Tu từ học

của hư cấu - Rhetoric of Fiction), Tveztan Todorov (Thi pháp học -

Poétique) và đặc biệt là G. Genette trong công trình kinh điển Diễn ngôn

trần thuật (in trong Figure III). Trong việc nghiên cứu điểm nhìn, các nhà

nghiên cứu thƣờng sử dụng ba khái niệm để cùng chỉ điểm nhìn: điểm nhìn (point of view), sự tụ tiêu (focalization) và phối cảnh trần thuật (narrative perspective). Nếu nhƣ khái niệm ngƣời kể chuyện trả lời vấn đề “Các phát ngôn trong tác phẩm là lời của ai, do ai nói?”, thì khái niệm điểm nhìn trả lời câu hỏi "Chúng ta tri giác câu chuyện thông qua ai?". Nhƣ vậy, điểm nhìn ở đây không phải là một khái niệm để chỉ sự thấy, quan sát đƣợc bằng thị giác mà là một ẩn dụ về sự tri giác (perception) thế giới nói chung. Trong thế kỉ XX, vấn đề điểm nhìn mới đƣợc đặt ra do sự phát triển của các thể văn trần thuật, đặc biệt là tiểu thuyết. Những kĩ thuật viết tiểu thuyết nở rộ với những tìm tòi vƣợt ra kiểu tiểu thuyết kể từ ngôi thứ ba với điểm nhìn toàn tri truyền thống. Hơn thế nữa, văn học lại có sự giao thoa với những nghệ thuật có tính thị giác nhƣ hội họa và điện ảnh, mà điện ảnh lại

là một nghệ thuật sử dụng rất nhiều đến khái niệm điểm nhìn. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của khái niệm điểm nhìn, bởi lẽ khái niệm đó hoàn toàn có thể áp dụng vơi các tiểu thuyết bằng thƣ hay tiểu thuyết tự thuật trong các thế kỷ trƣớc. Theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự ra đời của khái niệm điểm nhìn đó là: sự phát triển của ngôn ngữ học hiện đại, đặc biệt là ngôn ngữ học về diễn ngôn (l'énonciation). Nó liên quan đến mối quan hệ giữa người phát ngôn và nội dung phát ngôn, hay chính xác hơn, vị thế,

khoảng cách của anh ta với phát ngôn.[81]

Vậy, thực chất vấn đề điểm nhìn là gì? Nhƣ chúng tôi đã trình bày, điểm nhìn liên quan đến sự tri giác. Trong kiểu truyện kể ngôi thứ ba truyền thống ở cả văn học phƣơng Tây và phƣơng Đông, ngƣời kể chuyện biết tất cả mọi điều xảy ra trong câu chuyện, đó là ngƣời kể toàn tri. Anh ta có thể đi sâu vào tâm lí của nhân vật cũng nhƣ mô tả những cử chỉ bên ngoài của nhân vật, anh ta có thể ngƣợc về quá khứ hoặc báo trƣớc tƣơng lai. Thông tin ở đây là không có giới hạn và khi đó, vấn đề điểm nhìn không tồn tại. G. Genette gọi trƣờng hợp này là sự tụ tiêu bằng không, là điểm nhìn zéro. Trong tự sự hiện đại, thông tin trong truyện bắt đầu có sự giới hạn dẫn đến sự thay đổi trong cách kể. Ngƣời kể chuyện có thể lựa chọn việc không đi sâu vào thế giới bên trong của nhân vật. Anh ta chỉ thuật lại câu chuyện một cách "khách quan" ở bên ngoài, anh ta không còn miêu tả đƣợc những suy nghĩ bên trong nhân vật nữa. Nó đối lập với điểm nhìn toàn tri ở chỗ nó là điểm nhìn toàn tri nhƣng bị giới hạn ở bên ngoài. Trƣờng hợp này ngƣời kể chuyện biết ít hơn nhân vật và G. Genette gọi đó là sự tụ tiêu bên ngoài, là điểm nhìn bên ngoài, trung tính. Nhƣng cũng có thể ngƣời kể chuyện đồng nhất cái "biết" của mình với một nhân vật. Anh ta có thể "biết" thế giới bên trong của nhân vật, cảm nhận thế giới qua cảm

nhận của nhân vật. Cái "biết" của anh ta là ngang bằng với nhân vật và khi đó, G. Genette gọi là sự tụ tiêu bên trong hay điểm nhìn bên trong hay phối cảnh qua nhân vật.

Vì vấn đề điểm nhìn liên quan đến sự tri giác về thế giới nên khi phân tích tác phẩm ta cần xác định rõ trong tác phẩm có hay không có điểm nhìn? Nếu tồn tại điểm nhìn thì đó là một điểm nhìn hay tác giả sử dụng nhiều điểm nhìn? Nếu có nhiều điểm nhìn thì nó gắn với những nhân vật nào? Kết hợp nghiên cứu ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trong các tác phẩm sẽ giúp xác định cách thức nhà văn tạo dựng cách sự nhìn nhận và đánh giá về các vấn đề của xã hội thuộc địa đƣợc đề cập trong tác phẩm là đơn giản hay phức tạp. Đây chính là điều mà chúng tôi muốn nghiên cứu trong luận văn này.

Một phần của tài liệu Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp (Trang 40)