Giải pháp chung nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh:

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn của công ty cổ phần Spp Việt Nam (Trang 61)

3.2.1.1. Giải pháp chung nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh:

- Quản lý chi phí hợp lý: mặc dù doanh thu, lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng nhưng tốc độ tăng lợi nhuậ thấp hơn tăng doanh thu. Điều này là do một loạt các chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh đều tăng:

+ Giá cả nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng tăng do ảnh hưởng giá thế giới + Việc tăng lương hàng năm cũng khiến cho chi phí quản lý tăng lên. + Chi phí bán hàng cũng gia tăng do đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng, phát triển thương hiệu, chi phí hoa hồng.

+ Lãi suất ngân hàng và chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng có xu hướng tăng lên so với các năm trước

Vì vậy để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên VKD nói chung và VCĐ,VLĐ nói riêng, công ty cần có những biện pháp quản lý chi phí hợp lý:

+ Chính sách quản lý hàng tồn kho hiệu quả

+ Quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất đến mức thấp nhất

+ Chọn lọc những nhà cung cấp có uy tín trong nước, nước ngoài nhằm hạn chế những rủi ro nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh

+ Tìm kiếm các nguồn huy động vốn mới khi mà chi phí vay vốn ngày càng tăng

sản phẩm từ đó góp phần thúc đẩy doanh thu tăng lên:

+ Phát huy thế mạnh của công ty là các dòng máy biến áp. Các sản phẩm được ưa chuộng

+ Đầu tư nghiên cứu thêm các sản phẩm mới mà thị trường đang có nhu cầu. Tiếp tuc phát triển các dòng sản phẩm đang bán chạy

+ Tiếp tục đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến nhất hiện nay nhằm nâng cao, củng cố vững chắc vị thế đứng đầu của các dòng sản phẩm chủ lực

+ Mở rộng mạng lưới phân phối đặc biệt là các khu vực nhiều khu công nghiệp nhằm gia tăng thị trường và cạnh tranh, đảm bảo khai thác tối đa thị trường cả chiều rộng và chiều sâu, đồng thời phát huy hình ảnh và sự hiện diện của các sản phẩm của công ty

3.2.1.2 Giải pháp mang tính hệ thống:

- Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa trong quản lý và sản xuất kinh doanh:

Xây dựng kế hoạch trong sản xuất kinh doanh chủ yếu là trách nhiệm của phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng sản xuất và ban giám đốc. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao trong công tác xây dựng kế hoạch cần có cán bộ chuyên trách theo dõi công tác sử dụng vốn thường xuyên theo định kỳ. Sau đó tổng hợp đánh giá các số liệu về quá trình sử dụng vốn, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng và các tác động đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có các giải pháp và kiến nghị kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quyết định bởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, bất ký một doanh nghiệp náo cũng phải quan tâm việc sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu, giá cả thế nào, nhu cầu vốn bao nhiêu để có thể huy động sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp một cách tối ưu, nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy doanh nghiệp cần phương án, kế hoạch kinh doanh được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường.

+ Căn cứ vào định mức hao phí, thực trạng sử dụng vốn

+ Căn cứ vào trình độ, năng lực của đội ngũ làm công tác quản lý

Công ty phải đề ra định mức và phân phối vốn ở từng khâu một cách hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành đúng tiến độ chung

- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra:

Với tình hình kinh tế biến động như hiện nay: giá cả nguyên vật liệu gia tăng, lạm phát cao.. luôn tiềm ẩn những rủi ro bất thường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt, công ty có thể bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục.

- Hoàn thành tổ chức hoạt động tài chính công ty một cách chuyên nghiệp:

Phòng kế toán hiện nay chỉ chủ yếu làm nhiệm vụ kế toán.Mảng tài chính của công ty còn yếu, chưa chuyên nghiệp, chưa thể giúp lãnh đạo công ty trong việc ra các quyết định về sử dụng và huy động vốn một cách hiệu quả.

Tăng cường hệ thống kiểm soát quản trị: Trong hệ thống quản lý hiện đại, hệ thống kiểm soát quản trị không phải là vấn đề mới, xong nó mang ý nghĩa quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp. Bằng cách xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống quản lý, hệ thống kiểm soát quản trị sẽ có tác dụng thiết thực trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế huy động và sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý: đây là khâu then chốt trong công tác quản lý nói chung và quá trình đổi mới công tác tổ chức bộ máy nói riêng, đồng thời tác động trực tiếp tới công tác quản lý vốn

trong công ty.

+ thực hiện đặt hàng đào tạo hàng năm với các trường đại học để tuyển dụng đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực.

+ thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận với công nghệ mới.

+ đổi mới công nghệ quản lý, xây dựng quy chế đánh giá nhận xét cán bộ và chính sách đãi ngộ nhằm kích thích sản xuất, nâng cao năng suất lao động và khuyến khích nhân tài.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ, chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên: quy định mức khen thưởng phải tương xứng và khuyến khích được tính năng động, long nhiệt huyết của cán bộ công nhân viên vào công việc chung của công ty. Đồng thời phải có chính sách phạt nghiêm minh để giữ vững kỉ cương, nề nếp ở công ty

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn của công ty cổ phần Spp Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w