Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn của công ty cổ phần Spp Việt Nam (Trang 32)

1.3.3.1 Nhân tố khách quan:

-Môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, môi trường.. ngày nay thì ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến hoạt động sản xuất kinh doanh không nhiều, tuy nhiên không phải vì thế mà không quan tâm đến yếu tố này. Dù khoa học có phát triển đến đâu, nhưng nếu môi trường tự nhiên không thuận lợi, không phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp thì năng suất, chất lượng không thể tốt bằng việc sản xuất trong điều kiện phù hợp.

-Môi trường pháp lý:

Là hệ thống các chủ trương, chính sách của nhà nước chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù hoạt động trong lĩnh vực nào

thì cũng đều chịu sự điều tiết của nhà nước về pháp luật thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Các quy định của nhà nước về vốn điều lệ, về tỷ giá, tỷ lệ trích lập các quỹ đều tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

-Môi trường kinh tế:

Đây là môi trường bao trùm lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế,lãi suất, tỷ giá… các yếu tố này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần có những biện pháp kịp thời và thích hợp để điều chỉnh hoạt động nhằm thích ứng với sự biến đổi của môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

-Môi trường chính trị văn hóa- xã hội:

Những sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra là đều nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, do đó yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng chính là phong tục tập quán hay thói quen của người tiêu dùng. Mặt khác yếu tố văn hóa, tập tục cũng ảnh hưởng lớn đến thói quen và các mối quan hệ sản xuất kinh doanh. Vì thế nếu thích ứng được với các yếu tố văn hóa thì chắc chắn hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được nâng lên rất nhiều.

Nếu như hoạt động trong môi trường văn hóa lành mạnh chính trị ổn định thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có điều kiện thuận lợi để tiến hành liên tục với tốc độ cao, rủi ro kinh doanh cũng được giảm bớt, qua đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.

-Môi trường kỹ thuật công nghệ:

Trong điều kiện hiện nay, thì yếu tố khoa học- công nghệ là một yếu tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy đây cũng là một trong những yếu tố được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập như hiện nay

1.3.3.2 Nhân tố chủ quan:

-Về loại hình doanh nghiệp:

Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì quá trình sản xuất kinh doanh cũng như đặc thù trong quản lý của doanh nghiệp cũng khác nhau. Loại hình doanh nghiệp trực tiếp ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp sản xuất vật chất thì quá trình sản xuất kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này sẽ khác với quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất bao gồm từ việc nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trường về hàng hóa dịch vụ, tổ chức sản xuất đến việc cuối cùng là tổ chức tiêu thụ hàng hóa và thu tiền về cho doanh nghiệp. Vì thế với loại hình doanh nghiệp này,điều quan trọng là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và hợp lí hóa tồn kho.Đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ thì quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu là mua và bán hàng hóa, dịch vụ, chu kỳ kinh doanh ngắn hơn, hàm lượng vốn lưu động sử dụng thường cao hơn vốn cố định, do đó việc quản lý vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.Cụ thể là việc quản trị tốt các nguồn vốn trong thương mại là các khoản phải thu/ phải trả và sử dụng tốt các nguồn vốn vay, tài trọ trong quan hệ thương mại

-Trình độ của lực lượng lao động:

Con người là một nhân tố vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mọi kế hoạch, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải thông qua quyết định của nhà quản lý và qua sự thực hiện của người lao động.

Người quản ly: là người ra quyết định cuối cùng. Các quyết định quản lý đều chi phối và làm thay đổi sự vận động của vốn dưới hình thái khác nhau

cũng như tạo ra các hình thái cuối cùng của sự vận động ấy. Vì thế mọi hoạt động của người quản lý đều quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tùy theo trình độ và nhận thức của mỗi nhà quản lý, cách thức huy động và sử dụng vốn là khác nhau. Điều đó khẳng định vai trò của nhà quản lý có ảnh hưởng lớn tớ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Người lao động : đó là những người trực tiếp tác động vào các tư liệu lao động thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo quyết định của các nhà quản lý. Các yếu tố đầu vào qua lao động sản xuất của con người trở thành các yếu tố đầu ra qua lưu thông đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể khẳng định trình độ,tay nghề của người lao động có tác động trực tiếp đến tốc độ mức độ vận động, chuyển hóa các hình thái vốn, vì thế tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Người lao động có trình độ càng cao, kinh nghiệm càng nhiều sẽ rút ngắn thời gian sản xuất- lưu thông, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí qua đó đẩy nhanh quá trình luân chuyển của vốn để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

-Các mối quan hệ của doanh nghiệp:

Trên gác độ sản xuất kinh doanh nói chung, mối quan hệ của doanh nghiệp tồn tại ở hai lĩnh vực là mua và bán. Nói cách khác, mối quan hệ này được đặt trên hau phương diện đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng hóa tiêu thụ…là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi vì qua nhà cung cấp doanh nghiệp có đủ các yếu tố đầu vào vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và sản phẩm đầu ra có thị trường tiêu thụ thuận lợi. Hơn nữa, khi có các mối quan hệ như trên tốt thì doanh nghiệp sẽ tận dụng được các ưu tiên, hỗ trợ về vốn trong quan hệ thương mại, từ đó sẽ đảm bảo

cho nguồn vốn doanh nghiệp dồi dào và lượng vốn được luân chuyển một cách liên tục. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp là điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, nâng cao uy tín trên thương trường và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thương trường

-Cơ cấu vốn và chi phí vốn Cơ cấu vốn:

Như chúng ta đã biết, nguồn vốn bao gồm các khoản nợ và vốn chủ. Nợ bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. vốn của chủ có thể bao gốm vốn huy động bằng cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu tiên, lợi nhuận không chia. Trên góc độ nguồn vốn, tỷ trọng các nguồn đó trong tổng nguồn chính là cơ cấu vốn.

Chính sách cơ cấu vốn liên quan tới mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Có thể nói rủi ro và lợi nhuận là hai mặt đối lập của cùng một vấn đề là hiệu quả sử dụng vốn. Hai mặt trên thường hay có mối quan hệ đồng biến với nhau. Tuy nhiên tác dụng của chúng tới việc sử dụng vốn hiệu quả thì lại ngược nhau. Lợi nhuận càng cao dĩ nhiên sẽ làm hiệu quả sử dụng vốn càng cao, ngược lại rủi ro càng cao sẽ tạo nguy cơ giảm càng nhiều hiệu quả hoạt động, hay hiệu quả sử dụng vốn. Nhằm đáp ứng mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, cơ cấu vốn tối ưu cần đạt được cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. cơ cấu nguồn vốn hợp lý là một tỷ lệ thích hợp các yếu tố nguồn vốn, từ đó đảm bảo hạn chế rủi ro mà vẫn không làm giảm lợi nhuận.

Có bốn nhân tố tác động đến những quyết định về cơ cấu vốn:

+ rủi ro kinh doanh: đây là loại rủi ro tiềm ẩn trong tài sản của doanh nghiệp. Rủi ro càng lớn, tỷ lệ nợ tối ưu càng thấp

+ chính sách thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng đến chi phí của nợ vay thông qua điều tiết phần tiết kiệm nhờ thuế. Thuế suất cao sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nợ do phần tiết kiệm thuế tăng lên

+ Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Đặc biệt là khả năng tăng vốn một cách hợp lý trong điều kiện có tác động xấu. Các nhà quản lý tài chính

biết rằng tài trợ vốn vững chắc là một trong những điều kiện có tác động xấu. Các nhà quản lý tài chính biết rằng tài trợ vốn vững chắc là một trong những điêu kiện cần thiết để doanh nghiệp hoạt động ổn dịnh và có hiệu quả

+ Quan điểm của các nhà quản lý :Một số nhà quản lý sẵn sang sử dụng nợ nhiều hơn,trong khi đó một số khác lại muốn sử dụng vốn chủ sở hữu

Bốn nhân tố có tác động rất lớn đến mục tiêu cơ cấu vốn.Với mỗi doanh nghiệp, cơ cấu vốn tối ưu tại mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau. Nhiệm vụ các nhà quản lý là xác định và đảm bảo kết cấu vốn tối ưu.

Chi phi vốn:

Vốn là nhân tố quan trọng hàng đầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác,để sử dụng vốn, doanh nghiệp cần bỏ ra một cho phí nhất định. Chi phí cuả mỗi nhân tố cấu thành gọi là chi phí nhân tố cấu thành của loại vốn cụ thể đó

Chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, được tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn đầu tư vào dự án hoặc doanh nghiệp để giữ không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu.

Chi phí vốn có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp, được sử dụng là căn cứ để lựa chọn tỷ lệ chiết khấu khi quyết định đầu tư.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CP SPP VIỆT NAM

2.1. Khái quát về công ty Cổ phần Spp Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty cổ phần Spp Việt Nam -tiền thân là Nhà máy Chế tạo Điện cơ - được thành lập ngày15 tháng 1 năm 1980, với sản phẩm chính là máy động cơ điện dùng cho máy công- nông nghiệp, máy phát điện.

Đây là nhà máy Chế tạo thiết bị điện đầu tiên ở Nước ta. Ngày đầu thành lập chỉ có 481 công nhân viên, trong đó chỉ vẻn vẹn có 1 kỹ sư, 2 tài chính kế toán viên ; diện tích nhà làm việc, sản xuất chỉ tập trung tại địa điểm 22 Ngô Quyền, thiết bị sản xuất tập trung ttừ ba cơ sở lại, phần lớn máy móc cũ kỹ từ thời Pháp để lại và một số thiết bị tự sản xuất, nói chung là khó đáp ứng được nhu cầu sản xuất máy điện, trong khi đó nhiện vụ của nhà máy là sản xuất các loại máy điện từ 4,5 Kw trở xuống. Nhưng với sự nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên nên năm đầu tiên Nhà máy đả sản xuất được 4000 động cơ, một kết quả đánh dấu thành tựa đầu tiên trong sản xuất của Công ty.

Kể từ ngày thành lập, với sự phấn đấu và quyết tâm cao độ của cán bộ công nhân viên Công ty đồng thời được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bộ chủ quản - Bộ Công nghiệp, Công ty Chế tạo điện cơ đã từng bước mở rộng và phát triển sản xuất một cách vững chằc

Trong những năm tiếp theo đó, Công ty không ngừng cải tạo, mở rộng thêm các phân xưởng , nhà làm việc ba tầng và sửa chửa, cải tạo các nhà xưởng cũ, trang bị các hệ thống Palăng, cầu trục để có thể sản xuất các loại máy lớn. Nhiều thiết bị mới được bổ sung tăng cường như hệ thống

- Năm 1989-1990, do toàn nghành cơ khí nói chung gặp khó khăn, sản xuất đình trệ và có xu hướng giảm sút, nên Công ty đã tổ chức sản xuất thêm các loại hàng phụ như quạt bàn 32W, chấn lưu đèn ống,. . . đến năm 1993- 1994 thi bỏ sản xuất phụ tập trung vào sản xuất chính là đọng cơ điện các loại.

- Năm 1994 do nhu cầu mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh,. Do đó từ tháng ba năm 1995toàn bộ các bộ phận của Công ty trên địa điểm này dần dần được di chuyển đến địa điểm mới lở xã Phú Diễn-huyện Từ liêm - Hà nội, với tổng diện tích khoảng 40900m2 theo chủ trương vừa sản xuất, vừa xây dựng. Đến cuối năm 1997 việc di chuyển cơ bản đã hoàn tất, các bộ phận của Công ty đã đi vào sản xuất bình thường.

- Ngày 15 tháng 1 năm 1996, để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, Nhà máy Chế tạo Điện cơ đã được đổi tên thành Công ty cổ phần SPP Việt Nam

Hiện nay cơ sở của Công ty được bố trí tại các địa điểm sau :

- Trụ sở Công ty đặt tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội gồm có : Giám đốc, các Phòng Kinh doanh, Phòng Tài chính – Kế toán và cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

- Cơ sở 2 tại xã Đông ngạc –Từ liêm –Hà Nội gồm có phân xưởng đúc gang

- Cở sở 3 tại xã Phú diễn -Từ liêm -Hà nội. Gồm có : Phó giám đốc phụ trách sản xuất, các Phòng kỹ thuật, Phòng Chất lượng sản phẩm, Phòng Tổ chức và các phân xưởng : Cơ khí, Lắp ráp, Cơ điện, Đúc dập.

Như vậy cho đến nay với gần 40 năm hình thành và phát triển, Công ty đã có những thay dổi đáng kể nhưng đó là một tất yếu khách quan phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước và với điều kiện sản xuất

kinh doanh.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lí của công ty:

Cơ cấu tổ chức công ty: Hiện nay công ty có 384 cán bộ công nhân viên, được tổ chức theo mô hình:

 + Hội đồng quản trị: gồm có 05 thành viên, là bộ phận quản lý cao cấp nhất của Công ty.

Thực hiện chức năng kiểm soát mọi hoạt động của Công ty, thông qua các chiến lược và các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty, lãnh đạo chung toàn Công ty, quyết định các vấn đề lớn.

+ Ban điều hành: tổng giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất, phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật.

Tổng giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của Công ty, chỉ đạo các đơn vị trong Công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty, trong đố chức năng chủ yếu tập trung vào chỉ đạo các hoạt động sau:

•Xây dựng và triển khai các chiến lược của Công ty.

•Bố trí nhân sự

•Công tác tài chính và công tác kế toán.

- Phó giám đốc sản xuất: phụ trách về công tác sản xuất,chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn của công ty cổ phần Spp Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w