Một số kiến nghị với nhà nước nhằm thực hiện giải pháp trên:

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn của công ty cổ phần Spp Việt Nam (Trang 70)

- Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho ngành thiết bị điện để công ty có sơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có biện pháp thích hợp.

bớt những thủ tục rườm rà không đáng có trong việc xin giấy phép đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Quy định về lãi suất: Vay vốn qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn là một kênh huy động vốn phổ biến của các doanh nghiệp. Lãi suất được coi như là chi phí vốn mà việc tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặc dù ưu tiên hàng đầu của Chính phủ hiện nay là kiềm chế lạm phát bằng chính sách thắt chặt tiền tệ tuy nhiên Chính phủ cũng nên cân nhắc các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bởi vì khi khó tiếp cận với nguồn vốn vay, doanh nghiệp có thể dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng. Có những doanh nghiệp khác vay được vốn với lãi suất cao sẵn sang đầu tư vào lĩnh vực dinh doanh có khả năng thu lời lớn nhưng rủi ro cao, khiến nợ xấu của ngân hàng có thể tăng nhanh trong thời gian tới. Nếu xu hướng này xảy ra sẽ dẫn đến một hệ lụy không nhỏ. Chính phủ nên chỉ đạo các ban ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hoàn thiện hệ thống thuế: Tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp. Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể hơn nữa giúp các doanh nghiệp tránh được những vướng mắc, sai sót không đáng có trong quá trình thực hiện. Khi chính sách lãi suất còn khá nóng, chưa thể hạ nhiệt, Nhà nước có thể đưa ra những ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp như giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp… Đồng thời với tình hình giá cả nguyên vật liệu đầu vào đang có xu hướng tăng cao trên thế giới.

Bộ Tài chính cần có chính sách hoàn thuế kịp thời, trả vốn kinh doanh cho các khoản phải thu của các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng. Về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: tuy chiếm tỷ trọng không cao trong các khoản phải thu của công ty nhưng nếu không được hoàn thuế kịp thời thì gây ra sự lãng phí trong khi công ty vẫn phải đi vay từ bên ngoài với lãi suất cao.

- Chính sách ngoại thương: Chính sách ngoại thương cũng tác động không nhỏ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đặc thù của ngành thiết bị điện hiện đại thường phải nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới. Vì vậy chính sách ngoại thương như thuế nhập khẩu, thủ tục hải quan… có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Nhà nước nên có chính sách ngoại thương hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Công ty đang triển khai chiến lược xuất khẩu sản phẩm của mình ra các nước láng giềng. Vì vậy, Công ty cũng gặp những trở ngại khi bước ra thị trường thế giới:

+ Rào cản biện pháp thuế quan đặc thù: Thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu, thuế chống trợ cấp…. các rào cản về thuế quan và phi thuế quan đều có xu hướng làm tăng chi phí sản xuất, chi phí quản lý.

+ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài.

Vì vậy, Nhà nước cần tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp về lao động tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quyển sở hữu trí tuệ… Đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết cho Công ty nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung trong quá trình hội nhập.

- Chính sách hỗ trợ:

+ Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Hiện nay các công ty sản xuất trong nước đang đối mặt với các cuộc cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng nhập lậu, đó là sự chênh lệch khá lớn về giá cả. Việc tràn lan hàng nhập lậu ở tất cả các chủng loại đã gây ra không ít khó khăn cho công ty trong việc tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nội địa và đó có thể là nguyên nhân trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Để giúp công ty thoát khỏi tình trạng này Nhà nước cần tăng cường phối hợp với các ban ngành có liên quan để ngăn chặn tình trạng nhập lậu một cách triệt để càng sớm càng tốt.

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh thong qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện nước, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu…

- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh, hạn chế độc quyền.

- Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tài chính phát triển, các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết.

+ Khắc phục những bất cập hiện nay của thị trường chứng khoán để thị trường chứng khoán phát huy được đúng chức năng là “kênh dẫn vốn cho nền kinh tế” . Ngày 24/11/2010 vừa qua, Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chứng khoán. Luật Chứng khoán sửa đổi đã điều chính, bổ sung một số nội dung phù hợp với tình thình thị trường, các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đồng bộ với các bộ luật khác tạo ra sự thống nhất về khuôn khổ

pháp lý. Hiện nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang hoàn thiện Nghị định hướng dẫn sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2011. Nhà nước cần đẩy nhanh tốc độ triển khai Nghi định vào thực tế để giúp thị trường phát triển một cách bền vững hơn. Đồng thời, Chính phủ cần xây dựng đề án chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2010-2020.

+ Thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu vì đây là một kênh huy động vốn rẻ và hiệu quả. Hiện nay thị trường vẫn đang thiếu cơ sở pháp lý, các văn bản hướng dẫn hoạt động phát hành chứng khoán riêng lẻ chưa đầy đủ, ngoài Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn củ thể hoạt động này vẫn chưa được ban hành. Đồng thời chưa hình thành thông lệ thị trường phát hành trái phiếu

chuẩn.

II. KẾT LUẬN

Sự đổi mới và sâu sắc của nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi hợp lý để theo kịp xu thế phát triển của đất nước nói riêng và theo kịp trình độ của thế giới nói chung. Điều đó đòi hỏi, doanh nghiệp phải tận dụng mọi phương thức huy động các nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nguồn vốn trong nước lẫn nguồn vốn nước ngoài, đồng thời phải đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tài chính, tín dụng

Trong những năm qua, công ty cổ phẩn SPP Việt Nam đã không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thiết bị điện. Doanh thu, lợi nhuận hàng năm liên tục tăng, hệ thống các nhà phân phối được mở rộng, sản phẩm đa dạng cả về mẫu mã, chủng loại và chất lượng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, công ty đang hướng tới xâm nhập được vào thị trường nước ngoài.. Để có được những thành tựu này là nhờ chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo công ty trong vấn đề sử dụng vốn. Song bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đạt được, công ty còn phải đương đầu với những thử thách trong điều kiện kinh tế mới và những vấn đề còn tồn tại

trong công tác sử dụng vốn. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững cho công ty nói riêng và sự phát triển của ngành thiết bị điện nói chung.

Có thể nói, vấn đề hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề phức tạp đặc biệt là trong điều kiện kinh tế- tài chính biến động thất thường như hiện nay. Do thời gian có hạn và hiểu biết của em còn hạn chế nên những khiếm khuyết là điều khó tránh khỏi. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để có cách nhìn toàn diện hơn về chuyên đề thực tập

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Xuân Quế, người trực tiếp hướng dẫn trực tiếp đã tạo điều kiện giúp đỡ hoàn thành chuyên đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần SPP Việt Nam các năm 2010,2011,2012

2. TS. Lê Thị Xuân, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB trường đại học kinh tế quốc dân

3. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, Giáo trình phân tích tài chính doanh

nghiêp, NXB trường đại học kinh tế quốc dân

4. Cổng thông tin bộ tài chinh www.mof.gov.vn 5. Trang web cổ phiếu 68 www.cophieu68.com

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn của công ty cổ phần Spp Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w