Cơ cấu tổ chức và quản lí của công ty:

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn của công ty cổ phần Spp Việt Nam (Trang 40)

Cơ cấu tổ chức công ty: Hiện nay công ty có 384 cán bộ công nhân viên, được tổ chức theo mô hình:

 + Hội đồng quản trị: gồm có 05 thành viên, là bộ phận quản lý cao cấp nhất của Công ty.

Thực hiện chức năng kiểm soát mọi hoạt động của Công ty, thông qua các chiến lược và các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty, lãnh đạo chung toàn Công ty, quyết định các vấn đề lớn.

+ Ban điều hành: tổng giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất, phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật.

Tổng giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của Công ty, chỉ đạo các đơn vị trong Công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty, trong đố chức năng chủ yếu tập trung vào chỉ đạo các hoạt động sau:

•Xây dựng và triển khai các chiến lược của Công ty.

•Bố trí nhân sự

•Công tác tài chính và công tác kế toán.

- Phó giám đốc sản xuất: phụ trách về công tác sản xuất,chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty, lãnh đạo trực tiếp các phân xưởng và các trung tâm.

- Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách và chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật và quản lý chất lượng của Công ty, trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật và giao dịch với khách hàng về tư vấn kỹ thuật. Ngoài ra có vai trò trong việc quản lý công tác tổ chức và kế hoạch lao động.

+ Các phòng nghiệp vụ: Phòng Tài chính kế toán; Phòng Kinh doanh; Phòng Kế hoạch; Phòng Thiết kế; Phòng Kỹ thuật; Phòng Tổ chức; Phòng

Quản lý chất lượng.

+ Các xưởng sản xuất: Xưởng Chế tạo Biến Thế; Xưởng Lắp ráp; Xưởng Cơ khí; Xưởng Đúc dập; Xưởng chế tạo Tủ điện; Trung tâm khuôn mẫu và thiết bị.

2.1.3.Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty:

với sự cố gắng nỗ lực, đoàn kết gắn bó và nhất trí cao, tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, tạo ra công việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Hằng năm công ty đều được bằng khen, cờ thi đua cấp trên khen thưởng do các thành tích đã đạt được.

Kết quả kinh doanh trong 10 năm trở lại đây tương đối khả quan, từ năm 2002 đến 2012doanh thu của công ty đều tăng trưởng, tình hình sản xuất kinh doanh đều không những đạt được chỉ tiêu đề ra mà còn vượt mức.

Bảng 01: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng TT Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2012/2011 So sánh năm 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 251.233 316.878 322.551 5.673 1,79% 65.645 26,13%

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 195 425 1.658 1.233 290,12% 230 54,11%

3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch

vụ 49.842 59.495 51.072 (8.423) 14,16% 9,653 16,22%

4 Chi phí quản lí doanh nghiệp 14.729 20.723 20.679 (44) (0,212%) 5.994 40,69%

5 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 38.574 45.396 48.765 3.369 7,4% 6.882 17,68%

6 Thu nhập khác 1.146 353 1222 896 246,17% (793) (69,20%)

7 Chi phí khác 329 196 473 277 141,32% (133) (40,42%)

8 Lợi nhuận khác 816 157 748 591 376,43% (659) (80,76%)

9 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuê 39.390 44.544 49.513 4.969 11,15% 5,154 13,08%

10 Chi phí thu nhập doanh nghiệp hiện hành 4.383 4.164 5,008 844 20,27% (219) (5%)

11 Lợi nhuận sau thuế và thu nhập doanh nghiếp 35.007 41.390 44.505 3.115 7,5% 6.383 18,23%

(Nguồn báo cáo tài chính năm 2010,2011,2012 của công ty SPP Việt Nam) Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận sau thuế liên tục tăng trong giai

đoạn 2010-2012, chứng tỏ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty luôn giữ ở mức ổn định và phát triển.

Các loại chi phí cũng có nhiều sự thay đổi qua các năm. Năm 2011 tất cả các loại chi phí đều tăng , nhưng sang năm 2012 thì các chi phí lại đồng loạt giảm. Điều này chứng tỏ công ty đã làm khá tốt trong công tác giảm chi phí. Giúp cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng đều qua các nămLợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 so với năm 2010 tăng 6.882 triệu đồng, tương ứng tăng 17,68%. Sang đến năm 2012 thì mức tăng chỉ là 3.369 triệu đồng tương ứng với mức tăng 7,4%.Sỡ dĩ như vậy là do các khoản giảm trừ doanh thu tăng vọt trong năm 2012 mức tăng lên tới 1.233 tương ứng với mức tăng 290,12 %. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của công ty. Vì thế công ty cần có những biện pháp cụ thể ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn trong những năm tới

Các loại thu nhập khác và lợi nhuận khác cũng chiếm một phần nhỏ trong tổng lợi nhuận. Năm 2011 giảm so với năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012 lại tăng lên đáng kể. Điều này cũng làm cho lợi nhuận trước thuế của các năm tăng khá đều

Tuy có nhiều sự thay đổi về các khoản chi phí, lợi nhuận nhưng Tổng công ty vẫn đảm bảo việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước luôn được thực hiện đầy đủ và đúng hạn, cho thấy chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn.

Để có được lợi nhuận sau thuế tăng mạnh như vậy cũng một phần là do khi Tổng công ty cổ phần hóa, đã chú trọng hơn đến các biện pháp quảng cáo, marketing để đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm. Một lần nữa khẳng định chính sách, chiến lược của Nhà nước cũng như của Tổng công ty là hoàn toàn hợp lý.

Bảng 02: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty từ 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

TT Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2011/2010 So sánh năm 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ A. Tài sản ngắn hạn 162.560 34% 164.072 34% 187.967 37% 1.512 0,93% 23.895 14,56% I. Tiền và các khoản

tương đương tiền 27.625 17% 42.050 25% 101.636 54% 14.425 52,21% 59.586 141,7%

II. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 2.500 1,5% - - 1.000 0,5% 2.500 100% (1000) (100%)

III. Các khoản phải thu

dài hạn 82.698 51% 86.152 52% 49.037 26% 3.454 4,2% (37.115) (43,08%) IV. Hàng tồn kho 48.887 30% 34.509 21% 34.848 18,5% (14.378) (29,41%) 339 0.98% V. Tài sản ngắn hạn khác 849 0,5% 1.360 2% 1.446 1% 511 60,19% 86 6,3% B Tài sản dài hạn 313.847 66% 321.742 66% 319.131 63% 7.895 2,5% (2.611) (0,8%) I. Tài sản cố định 58.068 18,5% 53.034 17% 50.996 16% (5.034) (0,87%) (2.038) (0.38)%

IV Các khoản đầu tư tài

V. Tài sản dài hạn khác 4.818 1,5% 3.864 1% 4.303 1% (954) (19,8%) 439 11,36% Tổng tài sản 476.407 100% 485.814 100% 507.098 100% 9.407 1,97% 21.284 4,38% A. Nợ phải trả 118.252 25% 120.074 25% 177.716 35% 1.822 1,54% 57.642 48,005% I. Nợ ngắn hạn 117.942 99,7% 119.740 99,7% 177.716 100% 1.798 1,52% (57.976) (48,42%) II. Nợ dài hạn 310 0,3% 334 0,3% - 24 7,74% 334 100% B Vốn chủ sở hữu 358.155 75% 365.739 75% 329.382 65% 7.584 2,12% 36.357 9,94% I. Vốn chủ sở hữu 357.265 99,8% 364.967 99,8% 328.211 99,6% 7.702 2,16% (36.656) (10,04%) II Nguồn kinh phí và quỹ khác 889 0,2% 771 0,2% 1.160 0,4% (118) (13,27%) 389 50,45% Tổng nguồn vốn 476.407 100% 485.814 100% 507.098 100% 9.407 1,97% 21.284 4,38%

Qua bảng cân đối kế toán 3 năm 2010,2011,2012 ta có thể thấy tổng tài sản và nguồn vốn đều tăng đều trong các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 9.407 tương ứng với mức tăng 1,97% so với năm 2010. Sang năm 2012 tăng 21.284 tương ứng với mức tăng 4,38% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ, công ty đang có chiến lược phát triển đúng đắn và bền vững, khằng định được vị thế của mình trong thị trường thiết bị điện.

Ta có thể nhận thấy tài sản dài hạn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty. Tuy nhiên theo các năm tài sản dài hạn tăng giảm không đồng đều. Cụ thể năm 2011 tăng 7.895triệu đồng mức tăng 7,2% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 lại giảm 2.611 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 0,8%.

Tài sản ngắn hạn tăng theo từng năm. Cụ thể năm 2011 tăng 1.592 triệu đồng tương ứng với mức tăng 0,13% so với năm 2011. Bước sang năm 2012 tăng 23.895 triệu đồng với mức tăng 14,56%.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn của công ty cổ phần Spp Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w