Sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh, công ty cần tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ và VCĐ thông qua những chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ. Từ đó, công ty có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh lại quy mô, cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khai thác các tiềm năng sẵn có và khắc phục được những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng VCĐ.
3.2.2.1. Giải pháp cải thiện chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ:
- Cần lựa chọn phương pháp trích khấu hao hợp lý: hiện công ty đang tiến hành trích khấu hao đường thẳng cho tất cả các loại TSCĐ của công ty. Điều này là chưa hợp lý vì có những loại TSCĐ có thời gian làm việc lớn và cường độ làm việc cao. Với những TSCĐ này nếu áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc bảo dưỡng, nâng cấp, thay thế chúng. Do đó, đối với những loại TSCĐ này thì nên áp sụng phương pháp khấu hao nhanh.
- Lập kế hoạch khấu hao, quản lý và sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định để doanh nghiệp lựa chọn các quyết định đầu tư đổi mới tài sản cố định trong tương lai. Thông qua kế hoạch trích khấu hao, doanh nghiệp có thể thấy được nhu cầu tăng, giảm VCĐ trong năm kế hoạch, thấy được khả năng tài chính để đáp ứng các nhu cầu đó.
+ với TSCĐ được mua sắm từ nguồn VCSH (doanh nghiệp được chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao tích lũy kế thu được) thì khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, công ty có thể sử dụng linh hoạt số tiền này để phục vụ các yêu cầu kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.
+ đối với TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn đi vay, về nguyên tắc công ty phải sử dụng số tiền trích khấu hao thu được để trả vốn vay. Tuy nhiên, khi chưa đến kì trả nợ, công ty có thể tạm thời sử dụng vào mục đích kinh doanh khác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty.
- Đánh giá đúng giá trị TSCĐ để trích đủ, trích đúng chi phí khấu hao, không để mất vốn, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình, chú trọng đổi mới trang thiết bị, thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa, thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro trong kinh doanh.
- Công ty cần có kế hoạnh theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ để đảm bảo tài sản hoạt động, được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Trong quá trình sử dụng, công ty phải quản lý chặt chẽ, không làm mất tài sản cố định, thực hiện đúng quy chế sử dụng,bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không làm TSCĐ hư hỏng trước thời gian quy định. Mặt khác cần tận dụng tối đa công suất thiết kế và tuân thủ đúng quy trình công nghệ. Để đạt được yêu cầu này, công ty cần bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực, trình độ tay nghề người lao động. ngoài ra để nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ, công ty phải tổ chức tốt quá trình sản xuất, nghĩa là phải đảm bảo 3 nguyên tắc cân đối, nhịp nhàng và lên tục.
3.2.2.2. Giải pháp cải thiện chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ:
để nâng cao năng lực sản xuất hơn là các hoạt động đầu tư tài chính vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
- Đầu tư và sử dụng những dây chuyền mới và hiện đại về công nghệ, tạo điều kiện để công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, rút ngắn thời gian, tiết kiệm kinh phí, hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trong các hoạt động đầu tư dài hạn, công ty cần thực hiện đúng quy chế quản lý đầu tư và xây dựng khâu chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư. Điều này giúp công ty tránh được việc đầu tư kém hiệu quả bởi quyết định đầu tư dài hạn là quyết định có tính chiến lược. Nó làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian dài, chi phối quy mô kinh doanh, trình độ trang bị kĩ thuật, công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm lại, các giải pháp cải thiện chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ đều hướng tới một mục đích chung là bảo toàn và phát triển VCĐ. Đảm bảo luôn duy trì một lượng vốn tiền tệ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn, công ty có thể thu hồi hoặn mở rộng vốn mà mình đã bỏ ra ban đầu để mua sắm tài sản cố định tính theo thời gian hiện tại.