Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xúc tiến của Công ty cổ phần du lịch Hợp Nhất (Trang 46)

5. Kết cấu khóa luận

3.3Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng

3.3.1.Đối với nhà nước và Bộ Văn hoá-Thể thao-Du lịch

Trên cơ sở phân tích bối cảnh và định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn tới, đầu tiên tôi xin kiến nghị với Nhà nước và Bộ Văn hoá-Thể thao- Du lịch nên tiến hành một số hoạt động mang tầm chiến lược qua các chính sách dài hạn hoặc cấp bách cũng như dự liệu những tác động của các chính sách đó khi được áp dụng. Chính sách đưa ra phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của đất nước về du lịch tâm linh; bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Sau đây là một số kiến nghị cụ thể:

a/ Chính sách dài hạn

- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam;áp dụng CNTT, đơn giản hóa thủ tục xuất, nhập cảnh; khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch tại DN tư nhân; khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù, sản phẩm/dịch vụ mang tính chiến lược (casino); hình thành quỹ thời gian nghỉ ngơi khuyến khích du lịch; tăng cường du lịch tâm linh hướng thiện, chú trọng du lịch cao cấp.

- Nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kiểm định, công nhận chất lượng; phát triển, tôn vinh thương hiệu, thúc đẩy nhượng quyền thương hiệu.

- Tạo cơ chế liên kết giữa đại diện nhà nước với khu vực tư nhân theo mô hình tham gia, đại diện, góp vốn, chuyển giao, BOT, BT; quỹ phát triển/quỹ xúc tiến du lịch; chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện chương trình phát triển (xúc tiến, quảng bá,

phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực).

- Khuyến khích các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương; khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm xã hội và môi trường.

b/ Chính sách cấp bách

- Đầu tư tập trung cho các khu du lịch trọng điểm quốc gia có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng…

- Hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng, thương hiệu quốc gia, sản phẩm đặc trưng; liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái và những tài nguyên du lịch nổi bật.

- Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”; xây dựng nếp sống văn minh du lịch.

- Khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ; thu hút chuyên gia, nhân tài, nghệ nhân trong và ngoài nước phục vụ cho đào tạo du lịch.

- Chính sách về xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam trên các kênh phân phối trong và ngoài nước.

Trên cơ sở các chủ trương và chính sách trên, Sở VHTTDL Hà Nội nên ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách của Nhà nước và Bộ Văn hoá- Thể thao-Du lịch thực tế trên địa bàn Hà Nội, có các hình thức khen thưởng hoặc xử phạt nghiêm minh đối với các đơn vị kinh doanh vi phạm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xúc tiến của Công ty cổ phần du lịch Hợp Nhất (Trang 46)