Xu hướng phát triển của Du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xúc tiến của Công ty cổ phần du lịch Hợp Nhất (Trang 36)

5. Kết cấu khóa luận

3.1.1Xu hướng phát triển của Du lịch Việt Nam

Du lịch là một ngành hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao nên ngày nay, nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã định hướng du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo “chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phê duyệt ngày 30 tháng 12 năm 2011 đã đặt ra mục tiêu cụ thể là:

-Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 11,5 - 12%/năm.

- Năm 2015: Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch.

- Năm 2020: Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch.

Với mục tiêu đặt ra như vậy, Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra các giải pháp hành động cụ thể cho du lịch Việt Nam nói chung và cho thành phố Hà Nội nói riêng như:

- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tâm linh nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương. Đây là cơ hội phát triển của công ty.

- Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại các điểm đến du lịch như tài nguyên tự nhiên, nhân văn, các đền chùa…

- Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch. Quốc hội đặc biệt chú trọng đến hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch với các hoạt động như:

Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia.

(Nguồn từ website: http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh- 2473-QD-TTg-nam-2011-phe-duyet-Chien-luoc-phat-trien-du-lich-Viet-Nam

-vb133558t17.aspx).

Quyết định được phê duyệt làm cho hoạt động du lịch hiện tại và trong tương lai trở nên vô cùng sôi động. Nhiều địa phương cũng nhiệt tình tham gia phát triển du lịch thông qua tu bổ các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cũng như phối hợp với các ban ngành tổ chức các lễ hội ở địa phương, các sự kiện văn hóa, kinh tế, lịch sử lớn của đất nước.

Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập vào WTO ngày 1/1/2007, thị trường du lịch Việt Nam thực sự được mở cửa và giao lưu hội nhập với các nước có sự phát triển lớn mạnh về du lịch. Đối với dịch vụ du lịch, Việt Nam đã cam kết đối với các phân ngành dịch vụ như đại lí du lịch, DN kinh doanh lữ hành, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống, dịch vụ đặt chỗ. Với việc cam kết như vậy làm cho các DN kinh doanh du lịch Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề.

Thứ nhất, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các DN du lịch tư nhân và các DN du lịch liên doanh hoặc có vốn 100% nước ngoài trong việc nhận khách quốc tế (Inbound) và tại các khách sạn nhà hàng. Các DN du lịch có vốn nước ngoài với khả năng tài chính mạnh mẽ, kỹ năng quản lí chuyên nghiệp, sự am hiểu vượt trội hơn về tâm lí tiêu dùng của khách du lịch nước ngoài so với các nhà cung cấp dịch vụ ở Việt Nam.

Thứ hai, từ những cam kết trên, các DN du lịch trong nước để có thể hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có các cam kết về sứ mệnh linh doanh, cam kết chất lượng, cam kết có chiến lược phát triển phù hợp.

Tuy vậy, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo cơ hội lớn cho hoạt động kinh doanh lữ hành gửi khách từ Việt Nam sang các nước thành viên và kinh doanh du lịch nội địa. “Việt Nam tăng 9 bậc về mức độ cạnh tranh du lịch năm 2011”- Đây là kết quả vừa được đưa ra trong báo cáo đánh giá mức độ cạnh tranh ngành du lịch năm 2011 (Travel & Tourism Competitiveness Report 2011) do Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) thực hiện, là bước tiến dài của du lịch Việt Nam trong qua trình phát triển. Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam tới năm 2020, hoạt động xúc tiến du lịch được Chính phủ đặc biệt chú trọng. Đánh giá về triển vọng hoạt động xúc tiến của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2012, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định “Năm 2012, ngành du lịch Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng về cơ hội quảng bá, khẳng định vị trí và tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến ở trong nước và nước ngoài, các hoạt động về nghiệp vụ vẫn được duy trì theo yêu cầu đặt ra; Tiếp tục đột phá vào vấn đề tăng cường quản lý điểm đến thông qua việc kiểm soát chất lượng dịch vụ và quản lý môi trường du lịch; Và sẽ có các chiến dịch thay đổi khái niệm, nhận thức về du lịch cộng đồng trong xã hội. Đó là phát triển du lịch mang lại nguồn lợi cho cộng đồng, phát triển kinh tế địa phương với khái niệm phát triển du lịch có trách nhiệm hay du lịch bền vững”. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: số tiền dành cho xúc tiến du lịch năm 2011 chỉ còn 35 tỷ đồng, giảm 5 tỷ đồng so với năm 2010. Được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu ngoại tệ gần 5 tỷ USD, nhưng đầu tư cho hoạt động xúc tiến du lịch ngày càng giảm thì du lịch khó phát triển được.

Xu hướng phát triển của Du lịch tâm linh tại Việt Nam

Bàn về các chương trình du lịch tâm linh hành hương, trong những năm gần đây ở Việt Nam, bên cạnh nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, du khách còn có xu hướng chọn những tour du lịch hành hương trong những dịp lễ lớn nhằm hướng về cội nguồn dân tộc, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng.

Việt Nam là đất nước đa tôn giáo, tín ngưỡng với nhiều lễ hội tôn giáo, văn hóa đa dạng và phong phú kéo dài trong suốt cả năm trên khắp 3 miền của đất nước. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình.

Nắm bắt được cơ hội này cùng với sự phát triển ngày càng cao của trình độ dân trí cũng như nhu cầu ngày càng hoàn thiện của con người, Chính phủ và nhà nước quan tâm tới việc hướng du lịch Việt Nam trong việc xây dựng các chương trình thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong việc gắn liền du lịch với tín ngưỡng tôn giáo, khách hàng tiềm năng của du lịch hành hương là các giáo sĩ, giáo dân tín ngưỡng với

những chuyến hành hương tu tập tại những thánh tích Phật Giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài… tại Việt Nam và tại các nước khác trên thế giới. Việc kết hợp giữa du lịch tham quan và yếu tố tâm linh để thiết kế các chương trình du lịch hành hương đang thực sự ngày càng hấp dẫn du khách, làm phong phú hoạt động của ngành du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xúc tiến của Công ty cổ phần du lịch Hợp Nhất (Trang 36)