II Chi phí quản lý
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ liên quan
3.3.2.1. Tăng hàng hóa cho thị trường
Thị trường chứng khoán cần phải phát triển một cách đồng bộ cả cung và cầu. Lấy ví dụ ngay trong năm 2006, việc chênh lệch lớn giữa cung và cầu đầu tư dẫn đến việc lượng vốn vào TTCK quá nhiều gây ra “bong bóng tài chính”. Không chỉ có các nhà đầu tư cá nhân trong nước mang tâm lý phong trào,chủ yếu đầu tư ngắn hạn mà còn có cả luồng vốn của các ngân hàng. Tuy lượng vốn đổ vào TTCK rất
lớn nhưng các công ty lớn trong nước được cổ phần hoá và lên sàn giao dịch chưa nhiều, chất lượng công bố thông tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tính minh bạch và bình đẳng. Vì vậy, thiết nghĩ Chính phủ cần thực hiện một số hoạt động như: tăng cung thông qua đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu ra thị trường; cho phép thực hiện các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro cho NĐT
Việc tăng cung cho thị trường chứng khoán cần đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Có như vậy mới có thể củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, từ đó thu hút được lượng lớn tiền nhàn rỗi vào phát triển kinh tế.
3.3.2.2. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của công ty chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng
Mặc dù Quốc hội XII vừa sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2006 song cũng không thể tránh khỏi những chỗ thiếu sót được. Vì vậy, trong giai đoạn 2011-2015, kiến nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động của CTCK và TTCK, giúp thị trường hoạt động trôi chảy và minh bạch. Luật Chứng khoán hiện tại vẫn chưa cho phép các CTCK thực hiện nghiệp vụ Options chứng khoán. Hi vọng trong thời gian tới, Chính phủ mà đại diện là Bộ Tài chính sẽ cho phép các CTCK được thực hiện nghiệp vụ này.