II Chi phí quản lý
3.1.1. Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam
Với 10 năm phát triển thị trường nhưng theo đánh giá các chuyên gia thì thực tế TTCK Việt Nam mới chỉ có 5 năm phát triển thực sự. Vì là một thị trường vẫn còn non trẻ nên xây dựng thị trường phái sinh đảm bảo yêu cầu an toàn cho các nhà đầu tư cần lộ trình cụ thể.
Bà Tạ Thanh Bình –Vụ phó vụ phát triển thị trường UBCK- cho biết UBCK đã xây dựng lộ trình triển khai để đưa các sản phẩm phái sinh cho TTCK Việt Nam. Theo đó năm 2011-2012 tập trung xây dựng hành lang pháp lý, quy chế thị trường phái sinh và triển khai thực hiện vào 2013-2014.
Đề xuất của UBCK là sẽ thực hiện phái sinh trên chỉ số, có thể là Vnindex 30 hay 50 để đảm bảo các yêu cầu cho một sản phẩm phái sinh là có độ sâu thanh khoản, chuẩn hóa được, khó bị thao túng. Loại sản phẩm phái sinh được ưu tiên trước là hợp đồng tương lai do tính biến động của hợp đồng tương lai thấp hơn, đơn giản hơn hợp đồng quyền chọn.
Mục tiêu của UBCK là chuẩn hóa sản phẩm phái sinh để thực hiện giao dịch trên các sở giao dịch. Mô hình quản lý được UBCK ủng hộ là Tập đoàn SGD (Exchange Holdings) với các sở giao dịch con phía dưới.
Cụ thể, UBCKNN đã đề ra chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020 như sau:
Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm 2020, tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của thị trường chứng khoán
Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư...
Giai đoạn 2011-2013 tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi..., tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn.
Dự kiến năm 2015, quy mô vốn hoá thị trường đạt 65-70% GDP và đến năm 2020 quy mô vốn hoá thị trường đạt 90-100% GDP. Tới năm 2020, giảm số lượng công ty chứng khoán từ trên 100 như hiện nay xuống khoảng 50 công ty (bình quân thị phần mỗi công ty chứng khoán là 4 tỷ USD).