Giải pháp từ phía Chính phủ

Một phần của tài liệu Mở cửa dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC) (Trang 77)

NÓI CHUNG VÀ CỦA BIGC NÓI RIÊNG 3.1 Những xu hướng phát triển thị trường bán lẻ thế giớ

3.5.2Giải pháp từ phía Chính phủ

3.5.2.1 Mở rộng thị trường và kênh phân phối

Từ năm 2009 các doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam. Tức là việc mở cửa là không thể tránh khỏi. Thực tế thì việc các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đem lại rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, người dân được tiếp cận với các hình thức phân phối hiện đại với giá cạnh tranh hơn. Thứ hai, trước sự hoạt động hiệu quả chuyên nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có cơ hội nhìn lại mình và tự đổi mới.

Tuy nhiên, theo dự báo của nhiều chuyên gia nếu chúng ta cho phép các doanh nghiệp nước ngoài lớn như Walmart mở chuỗi 10 siêu thị thì gần hết các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mất đi thị phần. Vậy việc mở cửa là bắt buộc nên muốn các

doanh nghiệp Việt Nam đứng vững thì chúng ta cần có những giải pháp mở cửa khôn khéo:

Thay vì cho 1- 2 doanh nghiệp nước ngoài mở chuỗi siêu thị một cách nhanh chóng thì ta nên cho phép các doanh nghiệp này mở rộng các địa điểm kinh doanh của mình một cách từ từ theo lộ trình quy hoạch của chính phủ . Điều này thứ nhất khiến cho các doanh nghiệp lớn không thể lũng đoạn thị trường thông qua quy mô chuỗi siêu thị của mình.

Thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ bé của Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị tăng tính cạnh tranh thông qua địa điểm chiến lược sẵn có của mình.

Hay bên cạnh việc cho phép mở cửa thị trường chúng ta có thể quy định về quy mô, địa điểm… của các địa điểm kinh doanh mới. Quy định này có thể hạn chế phần nào sức cạnh tranh quá lớn của các doanh nghiệp mạnh nước ngoài. Đồng thời có thể cân bằng thị trường thông qua việc xuất hiện các siêu thị ở vùng sâu vùng xa. Thực tế đã chứng minh ở Trung Quốc. Các siêu thị ở vùng ngoại ô hoạt động rất hiệu quả vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp vừa đem lại lợi ích cho người dân.

Chúng ta có thể tiến hành mở rộng các kênh phân phối mới như: chuỗi siêu thị, trung tâm mua bán tập trung, bán hàng qua mạng…; thông qua nhiều hình thức: liên kết, nhượng quyền…

Đối với các thành phố: chúng ta nên mở rộng hình thức trung tâm mua bán tập trung, các siêu thị sang trọng, bán qua mạng… Do thu nhập cao nên dân thành thị có nhu cầu mua sắm các hàng hoá cao cấp là lớn bởi vậy cần có có trung tâm mua bán cao cấp. Tuy vậy do thời gian hạn chế nên việc mua sắm cần rất tiện lợi như “tất cả trong một” tại các trung tâm mua bán tập trung; mua hàng tại nhà thông qua hệ thống thương mại điện tử.

Đối với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa: do thu nhập người dân thấp, giao thông khó khăn nên tập trung mở rộng các chuỗi siêu thị nhỏ, cửa hàng chuyên dụng tận nơi sinh sống của người dân. Điều này tạo thế cân bằng hài hoà của thị trường tránh trường hợp quá tập trung ở các thành phố lớn.

3.5.2.2 Hoàn thiện khung pháp lý

Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng được khung pháp lý hoàn chỉnh về thị trường bán lẻ:

Xây dựng chi tiết quy hoạch tổng thể phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Thông qua quy hoạch này các doanh nghiệp có thể có chiến lược phát triển phù hợp với sự phát triển của thị trường và quản lý của nhà nước.

Hoàn thiện hơn nữa Luật cạnh tranh để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp tham gia vào hệ thống phân phối bán lẻ.

Xây dựng những quy định cụ thể về số lượng, quy cách, địa điểm… của các trung tâm mua sắm. Đồng thời cũng có những yêu cầu rõ ràng về chất lượng, mẫu mã, xuất xứ … sản phẩm trong các siêu thị, trung tâm mua sắm đê bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Có những quy định đối với hoạt động quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Tránh hiện tượng hiểu lầm cho người tiêu dùng, các hiện tượng quảng cáo so sánh, đả kích đối thủ cạnh tranh.

Xây dựng tiêu chuẩn và hướng dẫn phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh thương mại làm cơ sở là quyết định đầu tư của doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý Nhà nước và định hướng cho người tiêu dùng lựa chọn nơi mua sắm.

Xây dựng quy chế về tổ chức và quản lý hệ thống phân phối đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù (như xăng dầu, khí đốt, xi măng, sắt thép, phân bón, dược phẩm, chất nổ, rượu, thuốc lá...), bảo đảm nguyên tắc Nhà nước có khả năng kiểm soát và sử dụng các công cụ gián tiếp để tác động kịp thời vào thị trường thông qua các doanh nghiệp đầu nguồn.

Có những hướng dẫn cụ thể đối với các doanh nghiệp về việc thực thi các cam kết mở cửa thị trường bán lẻ.

Ngoài ra, tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện các luật liên quan: Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Giao dịch điện tử…

3.5.2.3 Những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Chính sách đất đai: Như đã phân tích ở chương 2 thì điều các doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang rất cần chính là đất đai. Theo các chuyên gia phân tích thì trước khi các doanh nghiệp nước ngoài tràn vào Việt Nam thì một giải pháp khôn ngoan đó là các doanh nghiệp trong nước cần nhanh chóng chiếm lấy những vị trí mặt bằng chiến lược. Để làm được điều đó thì Nhà nước có thể hỗ trợ bằng nhiều cách: nếu nhiều doanh nghiệp cùng thuê một chỗ có thể ưu tiên các doanh nghiệp bán lẻ hơn, hỗ trợ trong việc giải phóng mặt bằng, ưu tiên các doanh nghiệp bán lẻ ở những vị trí đẹp…

Chích sách phát triển nguồn nhân lực: Để đáp ứng được nhu cầu về nhân lực của mình thì việc doanh nghiệp tự đào tạo lấy gần như là một điều không thể. Bởi, thứ nhất nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành bán lẻ đang rất lớn. Thứ hai, các doanh nghiệp nội địa khó khăn nhiều mặt không thể bỏ ra chi phí lớn để đào tạo. Để giải quyết vấn đề này Nhà nước và doanh nghiệp cần bắt tay với nhau. Doanh nghiệp phân tích rõ nhu cầu của mình. Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cùng với doanh nghiệp đào tạo. Nếu doanh nghiệp cùng Nhà nước đào tạo vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp vừa đảm bảo người học có việc ngay.

Chính sách khuyến khích phát triển các loại hình thương mại hiện đại: Khu mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung; trung tâm logistics, tổng kho buôn buôn; trung tâm thương mại siêu thị; siêu thị ảo, chợ ảo; sàn giao dịch hàng hoá; hỗ trợ và phát triển cơ sở hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử.

Chính sách tạo thuận lợi cho sự phát triển đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp với quy mô, số lượng và phương thức hoạt động khác nhau. Sự cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp này sẽ là động lực cho sự phát triển của thị trường.

Khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại và vận hành những mô hình thương mại hiện đại ở những trung tâm công nghiệp, đô thị mới mở phù hợp với chính sách và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước, chính sách phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ...

Chính sách hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp xúc với các nguồn thông tin tin cậy, chính xác. Tăng cường năng lực cung cấp thông tin dự báo về thị trường trong nước, dự báo về biến động giá cả hàng hoá trong nước và quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp và thương nhân có được nguồn thông tin phục vụ kinh doanh hiệu quả, giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin có liên quan đến hệ thống thương mại quốc tế. Ngoài ra, tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo về lĩnh vực bán lẻ để các chuyên gia và thương nhân bán lẻ có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển hoạt động bán lẻ trên thị trường. Đồng thời, các hội nghị, hội thảo này cũng giúp các cơ quan lãnh đạo có thể biết được vướng mắc, mong muốn của các doanh nghiệp bán lẻ để từ đó có thể đưa ra được những chính sách phù hợp.

Chích sách hỗ trợ khác: vốn, xử lý tài sản, thuế thu nhập…Tuy nhiên tránh các hỗ trợ trái với nguyên tắc của WTO Nhà nước có thể hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thông qua rất nhiều hình thức gián tiếp như: giãn thời gian nộp thuế, chấp nhận hình thức tín chấp… Đối với các doanh nghiệp Nhà nước cho phép chủ động chuyển đổi, hoán đổi các tài sản ( cửa hàng, bến bãi…) không còn phù hợp hay hoạt động kém hiệu quả.

KẾT LUẬN

Như vậy, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho thị trường bán lẻ Việt Nam: tiếp nhận nguồn vốn lớn, kinh nghiệm quản lý, cơ sở hạ tầng phát triển…

Chương 1 có vai trò đưa ra những lý luận chung và cơ bản nhất về thị trường bán lẻ và giới thiệu về công ty TNHH thương mại quốc tế và dịch vụ siêu thị BigC Thăng Long. Trong chương 1 đã trình bày rất rõ: khái niệm về thị trường bán lẻ; phân loại ra các loại hình bán lẻ trên thị trường; phân tích vị trí, vai trò, chức năng của thị trường bán lẻ đối với nền kinh tế quốc dân; giới thiệu về siêu thị BigC Thăng Long. Đồng thời, chương này cũng nêu những nhân tố chính tác động tới sự tồn tại và phát triển của thị trường bán lẻ. Đây chính là những cơ sở lý luận được sử dụng xuyên suốt trong các chương còn lại. Ngoài ra, chương 1 cũng đưa ra những cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường bán lẻ. Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ nhận được gì, sẽ mất gì khi gia nhập WTO và những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế cần đáp ứng của thị trường bán lẻ Việt nam cũng được giới thiệu. Bên cạnh đó, chương 1 đề cập tới những kinh nghiệm về phát triển, quản lý thị trường bán lẻ của một số nước như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc. Đây là những kinh nghiệm rất quý báu mà Việt Nam rất nên xem xét, vận dụng, học tập để phát triển thị trường bán lẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 2 đã phản ánh được bức tranh toàn cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam, chiến lược giữ vững thị trường bán lẻ của BigC. Đồng thời, chương này cũng đánh giá lại những thành công, hạn chế của thị trường bán lẻ Việt Nam đã đạt được và phân tích những nguyên nhân nào gây nên những thành công, hạn chế đó. Thị trường bán lẻ Việt Nam (đặc biệt giai đoạn sau năm 2000) đã có một sự phát triển nhanh chóng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng hàng năm cao hơn mức tăng trưởng của nền kinh tế. Số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng có nhiều tiến triển. Sự góp mặt ngày càng nhiều hơn của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã góp phần khiến đó thị trường bán lẻ Việt Nam sôi động hơn rất nhiều. Thêm vào đó, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng xuất hiện một số hình

thức phân phối mới: thương mại điện tử, sàn giao dịch hàng hoá... Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều yếu kém. Dịch vụ, hàng hoá bán lẻ tại các vùng sâu, vùng xa chưa cung cấp tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn thiếu sức cạnh tranh...

Giải thích cho những vấn đề đó có nhiều nguyên nhân. Cơ sở hạ tầng cải tạo, nâng cấp, làm mới chậm so với yêu cầu của phát triển nền kinh tế. Chính sách pháp luật của nhà nước tuy có nhiều cải tiến nhưng còn nhiều vướng mắc chưa thực sự hỗ trợ được các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã cố gắng rất nhiều để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình song gặp phải nhiều vấn đề bất khả kháng về vốn, nguồn nhân lực.

Như vậy có rất nhiều xu hướng phát triển thị trường bán lẻ trong thời gian sắp tới: xu hướng phát triển thương mại điện tử, các dịch vụ chăm sóc khách hàng, hình thành các tập đoàn bán lẻ lớn, nhượng quyền thương hiệu. Thị trường bán lẻ Việt Nam nên phát triển theo những xu hướng này. Nhưng Việt Nam nên tập trung, định hướng, hỗ trợ phát triển thị trường bán lẻ theo những xu hướng nào thì cần xem xét kỹ tình hình thực tế và đánh giá, dự báo tốt những yếu tố ảnh hưởng tới thị trường bán lẻ trong thời gian tới. Và chương 3 cũng đưa ra một số dự báo về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường bán lẻ như: yếu tố phát triển kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài, tâm lý người tiêu dùng. Các dự báo đều cho thấy tín hiệu lạc quan cho thị trường bán lẻ. Tuy nhiên, Chính phủ và các doanh nghiệp bán lẻ không thể bỏ qua nguy cơ lũng đoạn thị trường của các tập đoàn bán lẻ hùng mạnh nước ngoài.

Với mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ theo hướng hiện đại, tạo ra được môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bán lẻ, đề tài đã vạch ra một số giải pháp. Các giải pháp này đều xuất phát từ nhiều phía: Chính phủ; BigC, doanh nghiệp..Từ những giải pháp này hy vọng góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Mở cửa dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC) (Trang 77)