Mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ thời gian tới:

Một phần của tài liệu Mở cửa dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC) (Trang 74)

NÓI CHUNG VÀ CỦA BIGC NÓI RIÊNG 3.1 Những xu hướng phát triển thị trường bán lẻ thế giớ

3.4.Mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ thời gian tới:

Phát triển thị trường bán lẻ góp phần thiết thực để thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển thương mại:

- Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh, theo hướng văn minh, hiện đại dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Thúc đẩy, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh các thể. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp tích tụ, sát nhập thành các tập đoàn có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Tạo ra sự phát triển đồng bộ hài hoà giữa thương mại hàng hoá và thương mại đầu tư. Tăng cường, mở rộng không ngừng hợp tác kinh doanh quốc tế. Xây dựng mối liên kết mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong nước để tạo sức mạnh tổng hợp. Trên cơ sở đó, phát huy được vị trí của thương mại trong nước trong phát triển sản xuất, định hướng thị trường, phục vụ được nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân... góp phần tăng trưởng nền kinh tế.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Các chỉ tiêu tăng trưởng:

Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo thành phần kinh tế đến năm 2015: khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế nhà nước và khu vực tinh tế ngoài nhà nước) chiếm khoảng 92%; khu vực kinh tế nước ngoài là 8%. Tỷ lệ này đến năm 2020 tương ứng là 80% và 20%.

Tốc độ tăng bình quân hàng năm (đã loại trừ yếu tố giá) của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến năm 2015 khoảng 12% năm, trong các giai đoạn tiếp theo trên 10% năm. Đến năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 850 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 2000 nghìn tỷ đồng.

Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng hiện đại...) đạt 20%, khoảng 160 nghìn tỷ đồng và năm 2015, đến năm 2020 đạt 40% khoảng 800 nghìn tỷ đồng.

Đóng góp của thương mại trong nước vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của cả nền kinh tế đến 2015 đạt trên 200 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 14,5%) đến năm 2020 đạt 450 nghìn tỷ đồng (chiểm tỷ trọng khoảng 15%).

+ Hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại. Phát triển mạnh các loại hình bán lẻ hiện đại ( trung tâm thương mại, siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kho hàng, trung tâm hội chợ - triển lãm...) nhất là tại các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc. Bên cạnh đó, quy hoạch loại phát triển lại các loại hình bán lẻ truyền thống. Đặc biệt, xây dựng mới, tu sửa lại hệ thống chợ trên toàn quốc để phục vụ nhu cầu của người dân.

Phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thương mại có kiến thức, kỹ năng hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường trong nước và quốc tế.

Đa dạng hoá các loại hình, phương thức kinh doanh thương mại như: sàn giao dịch hàng hoá, sàn giao dịch có kỳ hạn, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử, trung tâm đấu giá...

Phát triển xây dựng các doanh nghiệp, tập đoàn thương mại mạnh có đủ sức cạnh tranh và điều kiện hợp tác hiệu quả với các tập đoàn trên thế giới, có đủ khả năng chi phối thị trường trong nước để đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế vĩ mô.

Minh bạch hoá các chính sách pháp luât; đảm bảo nền thương mại phát triển bền vững; nâng cao khả năng thích ứng của các doanh nghiệp; ổn định các chỉ số giá cả trên thị trường.

Một phần của tài liệu Mở cửa dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC) (Trang 74)