Dự báo về các yếu tố ảnh hưởng tình hình phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm

Một phần của tài liệu Mở cửa dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC) (Trang 71)

NÓI CHUNG VÀ CỦA BIGC NÓI RIÊNG 3.1 Những xu hướng phát triển thị trường bán lẻ thế giớ

3.2Dự báo về các yếu tố ảnh hưởng tình hình phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm

Nam giai đoạn từ nay đến năm 2015

3.2.1. Tổng quan về nền kinh tế:

Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 7 - 8%. Theo đó, đến năm 2015, tổng GDP đạt trên 1.800 tỷ đồng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và khá cao như vậy là điều kiện để các doanh nghiệp bán lẻ có những kế hoạch khả quan để mở rộng thị trường, tăng trưởng đầu tư,

Rào cản gia nhập, rút lui khỏi thị trường và các thuế hàng hóa sẽ đa đang được dỡ bỏ: Ngay từ khi thực hiện quá trình đổi mới kinh tế Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương tự do hóa thương mại. Nhà nước chủ trương cho phép các doanh nghiệp trong nước được tham gia vào thị trường bán lẻ nội địa không kể thành phần kinh tế, nhà sản xuất, hay nhà kinh doanh. Đồng thời quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng được mở rộng. Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam thì các hạn chế đối với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài đã được xóa bỏ hoàn toàn. Qua đó, ta có thể thấy sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới sẽ vô cùng gay gắt khốc liệt.

Mặt khác, cũng theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam thì các hàng rào thế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ bị xóa bỏ dần dần theo một lộ trình. Như vậy, người tiêu dùng sẽ có rất nhiều sự lựa chọn cho các loại mặt hàng mà giá cả rất phải chăng.

3.2.2. Các đối thủ cạnh tranh:

Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang phải đứng trước một sức ép rất lớn. Hiện tại ở Việt Nam đã có một vài tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã xây dựng được thành lập những kênh phân phối cho riêng mình: tập đoàn Bouron với hệ thống siêu thị BigC, tập đoàn Metro Cash & Carry với hệ thống đại siêu thị Metro…Các tập đoàn này liên tục mở rộng các chuỗi siêu thị, trung tâm buôn bán vượt trước kế hoach ban đầu.

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang được coi là thị trường vô cùng hấp dẫn đối với các tập đoàn nước ngoài. Chuyên gia quốc tế xếp Việt Nam đứng thứ 14 về sự hấp dẫn đầu tư đối với thị trường bán lẻ, nhiều tiềm năng và đang có bước phát triển nhanh, theo hướng gia tăng chất lượng và đa dạng hóa hàng hóa, dịch vụ, quy mô của cơ sở kinh doanh. Dự báo, năm 2011, thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục diễn biến sôi động, có thêm nhiều đơn vị tham gia thị trường từ các thành phần kinh tế khác nhau. Sự cạnh tranh cũng sẽ tăng và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, nhất là về giá bán hàng hóa…

3.2.3. Người tiêu dùng:

Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2010-2015 có tốc độ tăng hàng năm 1,25%/năm. Như vậy dân số Việt Nam đạt khoảng 88,446.000 người, trong đó có 30.870.000 người sống ở thành phố. Dân số Việt Nam được dự đoán vẫn được coi là dân số trẻ. Với số người ở độ tuổi 20-55 tuổi vẫn đạt trên 70% dân số đến năm 2011. Như vậy lực lượng tham gia mua sắm trên thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2015 chiếm tới 70% dân số tức khoảng trên 60 triệu người.

Chi tiêu bình quân đầu người: Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.050-1.100 USD theo giá hiện hành. Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người / tháng giai đoạn 2010-2015 sẽ tăng khoảng 11,25% /năm. Theo đó, năm 2010 chi tiêu bình quân đầu người / tháng ở khu vực thành thị đạt 1.054.000 đồng, ở nông thôn là 657.800 đồng. Mức độ chi tiêu tăng cao hơn mức độ tăng trưởng kinh tế là tín hiệu khả quan cho các nhóm hàng cao cấp, thương hiệu tràn vào Việt Nam.

Thói quen tiêu dùng: Ngày càng có nhiều phụ nữ đi làm bởi vậy thời gian thực hiện công việc nộ trợ của họ sẽ ít đi. Thói quen mua hàng siêu thị một lần cho nhu cầu cả tuần sẽ dần được hình thành. Đây cũng chính là cơ hội cho các siêu thị và trung tâm thương mại hình thành.

Một phần của tài liệu Mở cửa dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC) (Trang 71)